Nội dung của quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 29 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung của quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh

1.1.3.1. Quản lý lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tại Điều 36, Mục 1, Chương 5 của quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015, quy định rõ việc xây dựng, điều chỉnh và giao kế hoạch thu BHXH hàng năm.

Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cả tháng 9 với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm.

Đối với cơ quan BHXH:

+ BHXH tỉnh: Lập 2 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người sử dụng lao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 2 bản “ Dự toán thu BHXH” năm sau , gửi BHXH Việt Nam 1 bản trước ngày 20/07 hàng năm.

Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh trước ngày 20/01 hàng năm.

+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập, giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.

Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, BHXH các cấp sẽ định lượng khối lượng công việc sẽ làm trong thời gian tới. Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quy định chưa. Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng

năm tiến hành công tác quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn.

1.1.3.2. Quản lý quá trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội

Theo quyết định số: 959/QĐ-BHXH, về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT quy định rõ về quản lý thu đối với BHXH, BHYT bao gồm các nội dung: Quản lý đối tượng thu; Quản lý tiền thu; Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT,BHTN; Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN; Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN. Cụ thể từng nội dung như sau:

- Quản lý đối tượng thu

+ BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm:

Điều tra, lập danh sách các đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Định kỳ báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành luật về BHXH của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. Các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH: Không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập biên bản, truy thu BHXH cho người lao động.

+ Người lao động

Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH theo HĐLĐ giao kết đầu tiên.

Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương.

+ Người sử dụng lao động

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.... các cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo HĐLĐ.

- Quản lý tiền thu

Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia để xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH đối với người tham gia và đơn vị theo phương thức đóng của đơn vị, người tham gia.

+ Hình thức đóng: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Tiền mặt: Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan BHXH thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

+ Mức đóng BHXH

Người lao động phải đóng BHXH: 8% (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất) Người sử dụng lao động phải đóng BHXH: 18% ( trong đó 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 1% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất).

- Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ

Phân loại nợ: Nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài, nợ khó đòi.

Với việc phân chia các loại nợ BHXH như trên, cơ quan bảo hiểm đề ra các phương án giải quyết để đôn đóc các doanh nghiệp đóng BHXH đảm bảo

theo đúng quy định của nhà nước: đôn đốc nhắc nhở, gửi văn bản, nêu các trường hợp nợ khó đòi và nguy cơ khó thu hồi thì chuyển các khoản nợ này cho phòng khai thác và thu nợ. Phòng khai thác và thu nợ có chức năng đưa ra các biện pháp cứng rắn để bắt buộc doanh nghiệp phải trả nợ BHXH, đảm bảo lợi ích cho người lao động

- Tính lãi chậm đóng

Khi đơn vị đóng BHXH bắt buộc chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc chưa đóng.

- Truy thu BHXH

Có nhiều lý do mà thời điểm đóng BHXH nhưng doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động như: đến hạn tăng lương nhưng chưa có đợt xét nâng lương hoặc ký hợp đồng làm việc nhưng chưa đóng BHXH do vướng mắc thủ tục hành chính.

Các trường hợp truy thu BHXH: Đơn vị không đăng ký đóng BHXH cho người lao động, người lao động truy đóng BHXH sau khi về nước, các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thầm quyền.

1.1.3.3. Thanh tra, kiểm tra đóng BHXH đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Kiểm tra:

+ Hàng năm BHXH tỉnh, BHXH huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH đối với các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn.

+ Nội dung kiểm tra: Tình hình đóng BHXH , số lao động, tiền lương, chuyển tiền đóng BHXH; hồ sơ đăng ký tham gia đóng BHXH của đơn vị, người lao động. Hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, truy thu BHXH.

+ Kế hoạch kiểm tra:

hiện kiểm tra thấp nhất đạt 25% số đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng trên địa bàn.

Kiểm tra đột xuất: Căn cứ tình hình đóng BHXH; truy đóng BHXH; số lượng đơn vị, doanh nghiệp, số người thuộc diện tham gia BHXH; số đơn vị, số người tham gia BHXH, tiền lương đóng BHXH để lập kế hoạch và tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra:

+ Từ ngày 01/01/2016, hằng năm BHXH tỉnh, BHXH huyện tổ chức thanh tra đóng BHXH trên địa bàn.

+ Đối tượng thanh tra:

Đơn vị đã được cơ quan BHXH kiểm tra phát hiện vi phạm pháp luật về BHXH nhưng chưa khắc phục trong thời gian quy định.

Đơn vị chưa được kiểm tra nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHXH.

+ Nội dung, kế hoạch, phương pháp thanh tra: được thực hiện theo văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh yên bái (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)