Kiểm tra-đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

1.2.1 .Quản lý

1.2.5 Kiểm tra-đánh giá

Kiểm tra đánh giá có vai trị rất quan trọng không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà cả trong quá trình. Đánh giá ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của mỗi giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn cả một quá trình giáo dục. Kiểm tra - đánh giá là một q trình được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức kỹ năng, kỹ sảo, trình độ phát triển tư duy sự chuyển biến thái độ của người học trong quá trình dạy học.

Kiểm tra- đánh giá là sự so sánh đối chiếu trình độ kiến thức kỹ năng thái độ đã được hình thành ở người học với những yêu cầu xác định của mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Mục tiêu dạy học là cơ sở cho việc xác định nội dung, xây dựng chương trình dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đồng thời mục tiêu dạy học chi phối toàn bộ quá trình KTĐG kết quả học tập của người học. Từ việc xác định mục đích kiểm tra- đánh giá đến lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, yêu cầu kiểm tra- đánh giá.

Từ một phương diện khác có thể xem KTĐG là hoạt động nhằm rút ra những phán đoán về giá trị đạt được và những quyết định cần thiết trên cơ sở thông tin và số liệu thu thập được.

Như vậy kiểm tra- đánh giá là một hoạt động mà thực chất là quá trình đo lường cho nên việc xác định trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh đạt được không tiến hành theo phép đo mà bằng thang điểm hay bậc thang xếp hạng. Đó là hai mặt của một quá trình, kiểm tra là thu thập thông tin số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được. Đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng nguyên nhân của kết quả đó. Đánh giá gắn liền với kiểm tra, nằm trong chu trình của quá trình dạy học. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích:

Thứ nhất là, làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ của học sinh, từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)