Năng lực và phát triển năng lực người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

1.2.1 .Quản lý

1.2.7. Năng lực và phát triển năng lực người học

1.2.7.1. Năng lực

Năng lực có nhiều quan niệm cách hiểu khác nhau về năng lực tùy theo hướng tiếp cận , lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Chẳng hạn như năng lực được cho là khả năng được hình thành và phát triển cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí tuệ hoặc nghề nghiệp. “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thuần thục và chắc chắn một hay một dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ tính nhạy cảm trí tuệ, tính cách của cá nhân” hay “ Năng lực thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kỹ năng cần thiết, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”. Nhìn chung khái niệm năng lực đề cập đến khả năng thực tế của con người được thể hiện trong những dạng hoạt động khác nhau đảm bảo hoạt động ấy được thực hiện, kết quả thực hiện hoạt động ở mức độ cao thấp khác nhau phản ánh mức độ phát triển năng lực của con người. Năng lực không phải là bẩm sinh mà được hình thành và phát triển qua giáo dục đào tạo và huấn luyện.

Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, xuất phát từ mục tiêu đào tạo và yêu cầu xã hội đối với sản phẩm đào tạo; xét trong mối quan hệ giưa yêu cầu về kết quả học tập mong đợi trong quá trình đào tạo so với khả năng của người học, theo chúng tôi khái niệm năng lực được hiểu như sau:

Năng lực là tổ hợp hành động thực tế của cá nhân, phản ánh việc thực hiện các công việc khác nhau theo những nội dung nhiệm vụ đối tượng cụ thể trong những tình huống, điều kiện cho trước nhằm đảm bảo hoạt động đạt kết quả [dẫn theo 21].

Về cầu trúc, năng lực là tổ hợp được cầu thành một cách đặc biệt từ đặc điểm tâm- sinh lý của cá nhân và môi trường xã hội với các thành tố cơ bản có mối quan hệ với nhau trong đó bao gồm: (1) tri thức (kiến thức và khả năng nhận thức); (2) hệ kỹ năng kỹ sảo (thể hiện trong nhận thức, trong hành động thực tế và trong ứng xử xã hội); (3) hệ thống thái độ biểu cảm (thể hiện trong mối quan hệ với bản thân với môi trường sống tự nhiên và với con người) và (4) tổng hợp ba thành tố trên [dẫn theo 21].

1.2.7.1. Quan điểm phát triển năng lực của người học

Trong phạm vi nghiên cứu này, sự phát triển năng lực (PTNL) học sinh được hiểu là kết quả của quá trình đào tạo được thể hiện trên ba phương diện, bề rộng chiều sâu của tri thức khoa học được tích lũy tương ứng với khả năng phân tích tư duy phê phán, khả năng tổng hợp tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức và kỹ năng tương ứng trong việc xử lý tình huống, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, thực tiễn và sự trưởng thành về mặt thái độ, tự nhận thức, ý thức đạo đức và nhân cách xã hội.

Về phân loại sự phát triển năng lực có hai nhóm năng lực cần quan tâm: Năng lực chung: là những năng lực cơ bản thiết yếu cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực ngơn ngữ và tính tốn, năng lực giao tiếp, năng lực vận động…Các năng lực hình thành phát triển dựa trên các tiền đề sinh học, trong quá trình giáo dục và đào tạo trải nghiệm trong cuộc sống của con người. Con người có đến 30 năng lực quan trọng trong đó nhấn mạnh đến 8 năng lực chung then chốt.

Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, chuyên biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường hoạt động đặc trưng; mức độ phát triển loại năng lực này bên cạnh dựa trên năng lực chung thì chúng cịn có mối liên hệ đặc biệt đến tính tích cực trong q trình rèn luyện cũng như các tố chất, năng khiếu riêng của mỗi người.

Nhóm năng lực này có mối quan hệ biện chứng với nhau, năng lực chung. Đóng vai trị như là nền tảng quan trọng cho sự PTNL chuyên biệt và ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên biệt góp phần củng cố năng lực chung, làm cho năng lực chung nhờ đó mà trở nên nhạy bén và phát triển co chiều sâu hơn. Trong đó nhóm năng lực then chốt và nhóm năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu của quá trình dạy học đồng thời cũng là đối tượng của KTĐG kết qủa học tập theo định hướng PTNL nói riêng.

Những cách phân loại trên chỉ là tương đối bởi vì bản thân năng lực và sự phát triển các loại năng lực nêu trên co mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau chúng vừa là tiền đề vừa là hệ quả của nhau cũng như mức độ đạt đến sự phát triển các loại năng lực của học sinh còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau trong và ngồi mơi trường giáo dục. Vì thế cần xem xét mục tiêu dạy học và đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh trong tính tổng thể của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)