Các hình thức, phương pháp kiểm tra-đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 41)

1.2.1 .Quản lý

1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra-đánh giá

1.3.4. Các hình thức, phương pháp kiểm tra-đánh giá

Song hành với việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa cấp THCS, kiểm tra - đánh giá, xếp loại đối với học sinh trung học cơ sở cũng được bắt đầu thay đổi từ năm 2002. Sau nhiều lần điều chỉnh đến năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 58/2011/TT - BGDĐT, ngày 12/12/2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Theo Thông tư này khi đánh giá, xếp loại HS có 2 lĩnh vực:

Đánh giá hạnh kiểm của học sinh: Phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về

thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ mơi trường. Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu sau khi kết thúc học kỳ, năm học. Không căn cứ vào kết quả học tập nhưng có xem xét đến kết quả học tập khi xếp hạnh kiểm [3].

Đánh giá, xếp loại học lực: Căn cứ đánh giá học lực của học sinh là hồn thành chương trình các mơn học trong kế hoạch giáo dục của cấp THCS, kết quả đạt được của các bài kiểm tra. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém [3] .

Trong quá trình kiểm tra - đánh giá bao gồm các hình thức:

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra

viết và kiểm tra thực hành. Các loại bài kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ (gồm kiểm tra viết từ 1 tiết lý thuyết và thực hành trở lên), kiểm tra học kỳ [3].

Hình thức đánh giá: Kiểm tra và cho điểm các bài kiểm tra, tính điểm

năm học. Việc đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh được thực hiện sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh được dựa trên cơ sở: Mục tiêu giáo dục của cấp học, chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học, điều lệ nhà trường, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

1.3.4.1. Kiểm tra vấn đáp

Kiểm tra vấn đáp là cách đánh giá phổ biến trong dạy học, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi ngắn và trực tiếp để học sinh trả lời. Căn cứ vào câu trả lời, giáo viên sẽ biết được mức độ hiểu bài nắm được kiến thức của học sinh, ở cấp trung học cơ sở phương pháp này thể hiện thơng qua hình thức kiểm tra miệng và được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trong một tiết học. Phương pháp này sẽ giúp cho giáo viên đánh giá được sự chuẩn bị cho bài học mới, mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh để từ đó giáo viên có sự điều chỉnh ngay về phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học sao cho phù hợp.

* Ưu điểm của hình thức kiểm tra vấn đáp

- Linh hoạt cơ động nên có thể dùng để đánh giá kiến thức đã được học và những kiến thức mới của học sinh.

- Có thể kiểm tra khả năng tư duy và mức độ ghi nhớ của học sinh. - Thơng qua hình thức vấn đáp, giáo viên có điều kiện trao đổi trực tiếp với từng học sinh, kích thích tư duy của họ từ đó có sự chuẩn đốn chính xác hơn đối với từng đối tượng người học.

- Hạn chế được tình trạng quay cóp khơng trung thực trong kiểm tra – đánh giá

* Hạn chế của kiểm tra vấn đáp

- Phương pháp đánh giá này mang tính chất chủ quan của giáo viên bởi cách đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá tức thời.

- Không thể đặt một câu hỏi cho các học sinh khác nhau nên khó so sánh giữa các học sinh khác nhau.

- Thời gian kiểm tra kéo dài (tốn thời gian) nhất là đối với lớp học có số học sinh đông.

- Kết quả kiểm tra chưa thực sự chính xác đối với đối với những học sinh bị hạn chế ở khả năng ngơn ngữ nói.

1.3.4.2. Kiểm tra viết

Hình thức kiểm tra viết là hình thức kiểm tra đánh giá khá phổ biến và lâu dài từ xưa đến nay. Hình thức này có thể sử dụng đồng thời cho nhiều học sinh trong cùng một thời điểm. Kiểm tra viết thường dùng để để đánh giá chất lượng đầu vào, trong quá trình học tập và đầu ra của học sinh. Phương pháp kiểm tra viết chia thành hai loại trắc nghiệm tự luận (thường gọi là tự luận) và trắc nghiệm khách quan (thường gọi là trắc nghiệm). Ở nước ta phương pháp tự luận thường được sử dụng phổ biến hơn trắc nghiệm tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục hiện nay thì việc nghiên cứu đưa vào sử dụng rộng rãi phương pháp trắc nghiệm khách quan đang là vấn đề được quan tâm.

Trắc nghiệm tự luận: Là dạng bài thi, kiểm tra trong đó học sinh tự

viết câu câu hỏi ra giấy bằng việc kết hợp giữa các năng lực cảm thụ của bản thân với giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo…Dựa vào các câu trả lời của học sinh trên bài thi, kiểm tra, giáo viên cho điểm hoặc hoặc xác định mức độ kết quả bài thi dưới hai dạng như sau:

- Dạng thứ nhất bao gồm các câu hởi mở, trong đó học sinh được quyền diễn đạt tự do ý tưởng và kiến thức của mình.

- Dạng thứ hai là bài kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận giới hạn về phạm vi kiến thức đó thường là những câu hỏi cụ thể, chi tiết mà người ta có thể khoanh vùng được câu hỏi của học sinh.

Ưu điểm của trắc nghiệm tự luận:

- Đo lường được các mục tiêu đã xác định, mất ít thời gian dễ dạng trong khâu chuẩn bị.

- Đánh giá được thái độ kiến thức của học sinh.

- Tạo cơ hội cho học sinh phát huy hết khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo và bày tỏ được cảm úc của bản thân.

Hạn chế của trắc nghiệm tự luận:

- Khó đánh giá được tồn diện mức độ nắm kiến thức của học sinh mà chỉ

có thể tập trung vào một số phần chính. Vì vậy dễ dẫn đến tình trạng học tủ học đối phó.

- Tốn nhiều thời gian trong khâu chấm bài.

- Bởi ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan từ phía người chấm nên khó đảm bảo tính khách quan trong đánh giá. Do đó đòi hỏi rất cao ở kỹ năng của người chấm bài.

Trắc nghiệm khách quan (thường gọi là trắc nghiệm): là hình thức kiểm tra sử dụng bài trắc nghiệm khách quan làm công cụ để đánh giá kết quả hocjn tập của học sinh theo mục tiêu đã định trước. Bài trắc nghiệm khách quan thường là bài kiểm tra gồm 4 phương án trả lời.

Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan:

- Đề thi, kiểm tra có thể bao quát hết kiến thức trong tồn bộ chương trình mơn học. Từ đó có thể thẩm định mức độ hồn thành các nhiệm vụ học tập của người học.

- Người soạn thảo bài thi trắc nghiệm có quyền tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt câu hỏi.

- Đảm bảo tính khách quan hơn trong khâu chấm bài bởi ít bị phụ thuộc vào trạng thái chủ quan của người chấm.

- Với việc áp dụng kỹ thuật trong khâu chấm bài sẽ đánh giá được số lượng lớn học sinh với tốc độ nhanh và chính xác cao.

Hạn chế của trắc nghiệm khách quan:

- Nhiều khi rơi vào hiện tượng thí sinh đốn mị đáp án.

- Khó đánh giá chiều sâu trong nhận thức của học sinh, đặc biệt là đối với những tri thức đòi hỏi mang tính sáng tạo và khả năng sử dụng ngơn ngữ.

- Đội ngũ soạn thảo bài thi trắc nghiệm địi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm, do vậy tốn kém thời gian và kinh phí trong xây dựng bài thi trắc nghiệm.

- Câu hỏi lựa chọn: là câu hỏi trong đó có phần gốc và phần trả lời các phương án cho sẵn, trong đó có một phương án theo đúng theo nội dung của phần dẫn, còn các phương án khác có tác dụng gây nhiễu. Trong một câu hỏi lựa chọn tốt nhất có từ 4 đến 5 phương án lựa chọn.

- Câu hỏi đúng - sai: là loại câu hỏi khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề nào đó. Học sinh phải đọc kỹ và suy nghĩ sau đó nhận định lời khẳng định hay phủ định là đúng hoặc sai.

- Câu hỏi ghép đôi: là câu hỏi có hai phần, phần dẫn và phần trả lời. Phần dẫn thường ở bên trái, là câu mệnh đề nêu thuật ngữ, nội dung, định nghĩa… Phần trả lời các câu hỏi bên trái bao giờ cũng gồm các câu, các mệnh đề … mà nếu được ghép đúng vào vào mệnh đề bên trái sẽ thành một phương án đúng một ý hoàn chỉnh. Nhiệm vụ của học sinh là ghép mệnh đề có câu trả lời vào mệnh đề tương ứng tgrong phần dẫn. Để tăng độ khó cho câu trắc nghiệm, số câu ở phần trả lời thường nhiều hơn số câu phần dẫn.

- Câu hỏi điền khuyết: là loại câu hỏi trong đó có một câu hay một đoạn có nhiều chỗ trống, nhiệm vụ của học sinh là phải bổ sung một từ, một cụm từ số liệu hay ký hiệu cịn thiếu để hồn thành câu hay đoạn văn đó.

- Câu trả lời ngắn gọn: là câu hỏi trong đó các câu trả lời mang tính xác định cao, thường trả lời bằng nội dung rất ngắn. Người ta có thể ghi nhanh kết quả ra giấy hoặc trên máy tính.

Trên thực tế có thể kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận.Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận là hai phương tiện dùng để khảo sát thành quả học tập hữu hiệu và đều cần thiết. Chúng ta không thể loại trừ hay quá thiên về một trong hai phương pháp trên mà nên kết hợp chúng trong từng trường hợp cụ thể để nhằm dạt đến mục tiêu giảng dạy. Vì cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đều có thể sử dụng để:

- Đo lường mọi thành quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo lường được.

- Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý. - Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán.

- Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp.

- Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.

Các phương pháp kiểm tra đánh giá

- Phương pháp quan sát; - Phương pháp vấn đáp;

- Phương pháp trắc nghiệm tự luận; - Phương pháp trắc nghiệm khách quan.

Sơ đồ 1.1. Các phương pháp kiểm tra- đánh giá

Luận đề và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập của học sinh. Thật ra, việc dùng danh từ “khách quan” để phân biệt hai loại kiểm tra nói trên cũng khơng hẳn đúng lắm, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủ quan” và trắc nghiệm khách quan không phải là hoàn toàn “khách quan”. Cả hai đều bổ túc cho nhau, tuỳ theo nhu cầu, mục tiêu khảo sát, vì loại kiểm tra, đánh giá nào cũng có những ưu khuyết điểm riêng của nó (Sơ đồ 1.1 Các phương pháp trắc nghiệm).

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ

QUAN SÁT VIẾT VẤN ĐÁP

(Phân loại tương tự như KT viết)

TRẮC NGHIỆM TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TỰ LUẬN

(Obfective tests) (Essay tests)

Tự luận tự do Tự luận theo cấu trúc

Sơ đồ trên đã thể hiện với hình thức tự luận, điều quan trọng là phải xác định được hệ thống chuẩn đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng của học sinh. Việc xác định tiêu chuẩn đánh giá là vấn đề rất phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên, việc kiểm tra với những đề thi tự luận thường bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là khơng phản ánh được tồn bộ nội dung, chương trình, dễ gây tâm lý học tủ, dạy tủ và khi chấm bài giáo viên cịn nặng tính chủ quan.

Vì thế, để nâng cao tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá nên sử dụng trắc nghiệm khách quan. Nhìn chung nếu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống trắc nghiệm thì chừng mực nhất định có thể khắc phục những hạn chế của hình thức kiểm tra tự luận.

Trong xu thế phát triển của khoa học giáo dục nói chung, lý luận dạy học nói riêng, vấn đề kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các loại hình nhà trường cần được nghiên cứu thực hiện nghiêm túc, trước hết là cần đổi mới và hồn thiện các hình thức và cách thức kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)