Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngkiểm tra-đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

1.2.1 .Quản lý

1.4. Quản lý hoạt độngkiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngkiểm tra-đánh

giá kết quả học tập của học sinh THCS

Ngoài các nội dung quản lý được quy định, trong quá trình quản lý, chỉ đạo hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS các chủ thể quản lý cần phải tính tốn, xem xét, nghiên cứu đến các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm đạt kết quả mong muốn.

1.4.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh

Yếu tố nhận thức được xác định là một yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tới tồn bộ hoạt động KTĐG và công tác quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá. Nếu những giáo viên, học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động KTĐG, nhận thức đầy đủ về quy chế thi, kiểm tra sẽ giúp họ có những hành động đúng, ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí là có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, người quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Đối với các nhà cán bộ quản lí

Nhà trường thực hiện quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có nghĩa là nhà trường đã chấp nhận cung cấp cho người học thông tin khách quan, khoa học giúp họ đánh giá điều chỉnh phương pháp học tập của cá nhân. Điều đó đồng nghĩa với việc coi người học là đối tượng phục vụ chính của nhà trường. Thách thức đầu tiên và lớn nhất đối với các nhà quản lí, những người phải thay đổi từ phong cách đến phục vụ. những thách thức này có thể bao gồm từ khâu chuẩn bị đến điều hành cả bộ máy theo phong cách mới. Chính bởi vậy mà nhận thức của các nhà quản lý có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nếu nhận thức không đúng sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, ngược lại nếu họ có nhận thức đúng đắn sẽ giúp họ đưa ra những tác động tích cực, những quyết định đúng đắn.

- Đối với giáo viên

Giáo viên là người thường xuyên tiếp xúc với học sinh, thông qua giáo viên, học sinh cảm nhận được thay đổi của hoạt động kiểm tra đánh giá. Thách thức có thể trở thành cơ hội hay khơng chính là sự chấp nhận đổi mới của đội ngũ giáo viên. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định thành công của quá trình dạy học.

- Đối với xã hội, cha mẹ học sinh

Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh về KTĐG cũng có tác động nhất định. Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của xã hội, của cha mẹ học sinh đã và đang gây sức ép rất lớn cho giáo dục nói chung và hoạt động KTĐG nói riêng. Thậm chí tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thi cử gây nên những nhức nhối trong giáo dục. Tuy nhiên thay đổi tâm lý của xã hội, của cha mẹ học sinh không phải là không thực hiện được, muốn thay đổi nó cần phải có những định hướng, những cải cách của nhà nước về giáo dục.

Do vậy, trong quá trình quản lý hoạt động KTĐG giá cần phải giúp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức đúng vai trò của KTĐG và có kiến thức nhất định về KTĐG giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về KTĐG nói chung, quy chế thi, kiểm tra, nghiệp vụ soạn đề kiểm tra nói riêng...

1.4.3.2. Kỹ năng sử dụng phương pháp kiểm tra - đánh giá của giáo viên

Sử dụng phương pháp kiểm tra - đánh giá có vai trị hết sức quan trọng tới kết quả học tập của học sinh. Nên trong quản lý hoạt động KTĐG giá cần chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau (viết, vấn đáp, trắc

nghiệm khách quan,…), thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên để có thể sửa

lỗi, điều chỉnh, bổ sung những sai sót về kiến thức cho học sinh kịp thời.

Các phương pháp kiểm tra - đánh giá đang được sử dụng phổ biến trong các trường THCS hiện nay chủ yếu giới hạn trong các bài thi trên giấy dưới hai hình thức quen thuộc là tự luận, trắc nghiệm khách quan. Cả hai hình thức này đều phù hợp để chứng minh việc nắm vững kiến thức, riêng đối với hình thức tự luận cho phép học sinh chứng tỏ kỹ năng lý luận, diễn đạt bằng ngơn ngữ và trình bày kiến thức theo một cấu trúc hợp lý.

Bên cạnh những phương pháp đã biết, có thể kể một vài phương pháp KTĐG mới có tính thực tiễn cao như đánh giá qua đề án, hoặc đánh giá kỹ năng thực hành thơng qua các tình huống mơ phỏng (ví dụ như kiểm tra kỹ

năng nói trong mơn ngoại ngữ thơng qua tình huống tham dự phỏng vấn trong khi xin việc).

1.4.3.3. Kỹ năng quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá

Bên cạnh sự am hiểu về hoạt động KTĐG thì việc nhà quản lý phải trang bị cho mình kỹ năng quản lý hoạt động này là cần thiết, kỹ năng quản lý thuần thục sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động KTĐG trở lên trơi chảy. Có thể đề cập tới một số kỹ năng cơ bản sau: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực

hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm tra - đánh giá. 1.4.3.4. Về hệ thống sách giáo khoa, tài liệu học tập

Biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ góp phần phát huy cao độ tính tích cực của học sinh. Học sinh sẽ phải biết lựa chọn cho mình cách học tối ưu nhất trong điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên để học sinh thực sự phát huy được tính tự chủ nhà trường phải có hệ thống sách giáo khoa, tài liệu học tập đầy đủ. Các cuốn sách giáo khoa, tài liệu học tập cần phải biên soạn như thế nào để tăng tính tự học của học sinh nhằm thích ứng với những đổi mới trong kiểm tra - đánh giá.

1.4.3.5. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra - đánh giá

Cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ sẽ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức kiểm tra - đánh giá. Đặc biệt cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tốt, đội ngũ giáo viên, nhân viên thành thạo tin học thì hoạt động kiểm tra - đánh giá sẽ gặt hái nhiều thành cơng. Ngồi ra, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn khiến cho việc tổ chức, triển khai gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là nguyên nhân, là rào cản cho tiến trình đổi mới cũng như duy trì hoạt động kiểm tra - đánh giá.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn đã tiến hành nghiên cứu vị trí, vai trị chức năng, nguyên tắc, quy trình và hình thức kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh. Đồng thời đề cập đến các khái niệm, cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: kiểm tra, đánh giá và quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh...

Phần lý luận về kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả ở chương 1 từ những lý luận cơ bản trên đây là cơ sở, là nền tảng để:

Nghiên cứu phân tích thực trạng vấn đề KTĐG kết quả học tập của học sinh và là căn cứ khoa học để đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PH

CẨM PHẢ, TNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)