Đánh giá chung, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 79)

1.2.1 .Quản lý

2.5. Đánh giá chung, nguyên nhân

2.5.1. Đánh giá chung

2.5.1.1. Điểm mạnh về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đại đa số cán bộ quản lý các tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh nhận thức được vai trị của cơng tác kiểm tra đánh giá đối với quá trình dạy và học.

- Cơng tác kiểm tra đánh giá có sự chỉ đạo tương đối thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các tổ, nhóm chun mơn và giáo viên trong trường.

- Có ngân hàng đề kiểm tra của một số bộ mơn, hàng năm có bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của bộ môn và của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá.

Nhìn chung về giáo dục thành phố Cẩm Phả trong những năm qua đã có sự chuyển mình cơ bản từ sự nhận thức đúng đắn của các cấp quản lý giáo dục và sự nhận thấy cái lợi do giáo dục mang lại của người dân trên địa bàn. Giáo dục đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong sự nghiệp CNH- HĐH phát triển đó đảm bảo về cả chất và lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu đào tạo của các cấp học, bậc học.

2.5.1.2. Hạn chế về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của học sinh

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trên ngành giáo dục thành phố Cẩm Phả cịn khơng ít khó khăn và hạn chế trong cơng tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần khắc phục đó là:

- Việc ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ vẫn cịn có sự sai sót, yêu cầu còn cao, đề và hướng dẫn chấm chưa đồng nhất dẫn đến việc các trường chấm không thống nhất với nhau,làm cho kết quả của học sinh của mỗi trường là khác nhau.

- Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường còn thiếu và chưa khoa học, việc thực hiện kế hoạch chưa nghiêm túc.

Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường còn chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc và yêu cầu của kiểm tra đánh giá, như:

- Kiểm tra đánh giá chưa xác định rõ mục đích đánh giá, chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.

- Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá chưa phù hợp, thiếu hiệu quả. Còn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.

- Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường còn thiếu và chưa khoa học, việc thực hiện kế hoạch chưa nghiêm túc. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường còn chưa tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc và yêu cầu của kiểm tra đánh giá, như:

- Kiểm tra đánh giá chưa xác định rõ mục đích đánh giá, chưa có mục tiêu và tiêu chí thống nhất.

- Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá chưa phù hợp, thiếu hiệu quả Còn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra đánh giá. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường thiếu tính khoa học:

- Thiếu bộ phận chuyên trách về hoạt động kiểm tra đánh giá. - Chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình kiểm tra đánh giá.

- Một số cán bộ quản lý các tổ chuyên mơn chưa có chun mơn về quản lý giáo dục.

Giáo viên chưa kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiệu quả: - Giáo viên chưa hiểu sâu sắc về các phương pháp kiểm tra đánh giá, chưa nắm được kỹ thuật soạn câu hỏi kiểm tra.

- Chưa biết kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Chưa biết cách sử dụng kiểm tra đánh giá để tạo động lực, khuyến khích động viên học sinh trong học tập.

Học sinh chưa hiểu được mục đích, vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

- Nhiều học sinh chưa hiểu rõ vai trò của kiểm tra đánh giá và lợi ích của hoạt động này mang lại là gì.

- Một số học sinh chưa nghiêm túc khi kiểm tra đánh giá.

- Học sinh chưa biết dựa vào kiết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình học tập của mình.

Tóm lại, với những vấn đề trên đã và đang tồn tại song hành ở giáo dục thành phố Cẩm Phả vấn đề này đặt ra bài toán cho các nhà quản lý giáo dục ở đây là làm thư thế nào, biện pháp ra sao để nâng chất lượng thực chất của ngành ngày một đáp ứng với đòi hỏi của xã hội và đảm bảo đúng yêu cầu của việc nâng cao chất lượng học sinh trong bối cảnh không thi tốt nghiệp như hiện nay.

2.5.2. Ngun nhân

Các ngun nhân chính tác động đến cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu là:

- Cán bộ quản lý một số tổ chuyên môn chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Việc tổ chức thi, kiểm tra đánh giá đơi lúc cịng lúng túng, chưa hợp lý một số giáo viên chưa nắm chắc quy chế, chưa nêu cao trách nhiệm, còn giản đơn trong việc thực hiện quy trình, quy định. Khi coi thi vẫn còn hiệ tượng giáo viên coi thi lơi lỏng thiếu sự theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hành vi sai phạm của học sinh, không nhắc nhở kịp thời hoặc không kiên quyết xử lý đối với học sinh vi phạm quy chế.

- Sự phối kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, việc ra đề thi, kiểm tra chưa phù hợp còn nhiều hạn chế bất cập. Đề thi còn nặng về

yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức chua mang tính tổng hợp cao, chưa buộc học sinh phải có sự suy luận, sáng tạo trong cách giải quyết nhiều đề thi, chưa mang tính phân loại học sinh.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Nhà trường chưa đồng bộ và thiếu khoa học.

- Một số giáo viên do năng lực cịn hạn chế, trình độ nắm bắt nội dung kiến thức các bộ môn chưa toàn diện dẫn đến việc chấm điểm, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa thật chuẩn xác. Do đó trong q trình chấm thi. Kiểm tra chưa nêu cao trách nhiệm còn giản đơn, chủ quan, thiếu sự chuẩn bị về đáp án, biểu điểm, không tập trung chú ý lắng nghe trong quá trình thống nhất khi chấm chung bài dẫn đến kết quả thi khơng chính xác theo đáp án, biểu điểm.

- Công tác thanh, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá còn chưa được chú trọng, thiếu đi sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời của các cấp lãnh đạo trong trường.

- Việc chấm thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số giáo viên còn chưa giữa vững tính nguyên tắc, việc cho điểm đánh giá kết quả cịn nương nhẹ, đơi khi cịn nặng về tình cảm hoặc về hồn cảnh gia đình của học sinh dẫn đến “nâng điểm” cho học sinh.

Có thể nói, các nguyên nhân được rút ra trên đây chỉ là những nguyên nhân chủ yếu, các nguyên nhân đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dẫn đến việc đánh giá thiếu khách quan, công bằng và chính xác về kết quả học tập của học sinh. Từ các nguyên nhân đó đã làm sáng tỏ thực trạng chất lượng kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả. Việc quản lí và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã có kết quả song giữa lực học của học sinh và kết quả điểm số chưa được như mong muốn. Chất lượng các bài kiểm tra: miệng, 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kỳ chưa cao, chất lượng chuyên môn của nhà trường tăng lên không đáng kể, hoạt động sư phạm chưa được đẩy mạnh. Tất cả những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của toàn ngành, do vậy ngành giáo dục thành phố Cẩm Phả cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới và nâng cao

chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cách đưa ra các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường trong những năm tới.

Tiểu kết chương 2

Qua việc nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngồi tính hướng đích chung cịn có sự sáng tạo riêng của từng trường. Cùng với sự chỉ đạo chung của ngành cịn có sự giúp đỡ nhiều mặt của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố chất lượng học sinh đã có những cải thiện đáng kể. Thực trạng biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của các trường THCS thành phố Cẩm Phả trên các phương diện nhận thức và thực hiện chúng tơi có thể kết luận như sau:

Kết quả nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố Cẩm Phả đã vừa làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận đã trình bày ở Chương 1, đồng thời là căn cứ để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng và quản lí chất lượng dạy học nói chung. Đó chính là lí do làm tiền đề cho các biện pháp mà tác giả luận văn đưa ra trong Chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Như đã trình bày ở Chương 1, kiểm tra đánh giá (KTĐG) đã được nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà giáo dục nghiên cứu để tìm những phương pháp, hình thức KTĐG và cách thức thực hiện hữu hiệu nhất nhằm không chỉ đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của người học mà còn giúp cải thiện kết quả học tập của người học. Theo các nghiên cứu, KTĐG cần phải thay đổi với xu hướng chuyển từ việc quan tâm đánh giá đầu ra đến quan tâm đánh giá q trình, từ đánh giá ngồi sang đánh giá ngoài và tự đánh giá, từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sang cơng khai tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, từ đánh giá riêng lẻ sang đánh giá các kỹ năng tổng hợp và kỹ năng vận dụng kiến thức, từ đánh giá dựa trên ít thơng tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đa dạng.

Để đạt được mục đích đặt ra đối với KTĐG trong giáo dục nhất thiết phải có hoạt động quản lý. Quản lý cũng là một khoa học và phải đảm bảo bốn chức năng chính là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực KTĐG kết quả học tập của học sinh để quản lý tốt hoạt động này đòi hỏi người quản lý phải đồng thời nắm vững kỹ năng quản lý và kỹ năng KTĐG.

Do đó, những biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khoa học tức là các biện pháp này phải là sự vận dụng sáng tạo những lý luận cơ bản về KTĐG và về quản lý, đồng thời các lý luận đó là cơ sở để luận giải tính hợp lý của các biện pháp. Đáp ứng được nguyên tắc này, KTĐG sẽ đạt được các yêu cầu đặt ra đó là đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của học sinh và giúp học sinh cải thiện quá trình học tập của mình.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn

Như đã phân tích ở Chương 2, hoạt động KTĐG hiện nay tuy đã có một số đổi mới theo hướng tích cực song vẫn cịn tồn tại một số bất cập từ khâu xác định mục tiêu học tập, ra đề, coi thi, chấm thi, quản lý điểm. Những bất cập này làm cho KTĐG không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Luận văn cũng đã đề cập đến một số bất cập trong quản lý KTĐG, đó là sự nhận thức chưa đầy đủ của các đối tượng liên quan đến KTĐG bao gồm giáo viên (GV) cán bộ quản lí (CBQL), học sinh (HS); trình độ nghiệp vụ của GV và CBQL chưa cao là do kinh nghiệm, chính sách đối với cán bộ, GV chưa hợp lý và quy định đối với công tác KTĐG chưa phù hợp và chưa đầy đủ; công tác chỉ đạo, thanh kiểm tra của nhà trường chưa hiệu quả.

Tìm hiểu đúng bệnh và phát hiện đúng căn nguyên của bệnh là cơ sở để điều trị bệnh. Đối với quản lý KTĐG cũng vậy. Thực trạng đã phân tích ở chương 2 là cơ sở vững chắc để luận văn đề xuất các biện pháp quản lý và ngược lại các biện pháp này phải tập trung vào việc khắc phục các bất cập đó.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến nhau, tác động và quy định lẫn nhau. Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi xem xét đối tượng như một hệ thống tồn vẹn, phát triển, có cấu trúc và tương tác với nhau. Nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống đã sinh ra chất lượng toàn vẹn của hệ thống.

Trong phạm vi của luận văn, các biện pháp quản lý KTĐG kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm Phả phải gắn kết với nhau thành một hệ thống biện pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau, khi triển khai đồng bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi chất lượng dạy và học một cách toàn diện. Năng lực của đội ngũ sẽ được nâng cao khi bản thân họ nhận thức đúng đắn về KTĐG; Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KTĐG thì GV, CBQL mới có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Cơ chế, chính sách hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên đội ngũ phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện

Hoạt động kiểm tra đánh giá là một hệ toàn vẹn. Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống. Điều này đòi hỏi phải tơn trọng tính đồng bộ tồn diện của hoạt động kiểm tra- đánh giá cũng như một hoạt động quản lý.

Việc nâng cao biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính tồn diện của các biện pháp địi hỏi phải đảm bảo tính hài hịa các mối quan hệ của các bên có liên quan đến cơng tác như: sự nhận thức, trách nhiệm cảu lãnh đạo giáo viên đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh liên quan để so sánh đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh và trong q trình thực hiện.

3.1.5. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa và khả thi

Quản lý KTĐG cần tạo ra một mơ hình KTĐG trong đó đạt được tất cả các tiêu chuẩn, mục tiêu đặt ra: KTĐG thật sự chính xác, khách quan, công bằng và đặc biệt quan tâm đến người được đánh giá (học sinh) làm sao để tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh. Có thể nói, đây là biện pháp khó khăn nhất và cần nhiều thời gian nhất. Để đảm bảo đạt được điều này, luận văn sẽ đề xuất một số biện pháp được xem như các biện pháp thành phần cần thực hiện trước. Khi bắt đầu với một biện pháp nào đó cần tính đến điều kiện hiện tại của nhà trường, của khối các trường THCS để đảm bảo tính khả thi của biện pháp đó. Biện pháp tiếp theo lại bắt đầu từ những điều kiện mới tốt hơn có được từ kết quả thực hiện các biện pháp trước. Như vậy, kế thừa những gì sẵn có và kế thừa những gì tạo ra từ việc triển khai các biện pháp trước đó thì tính khả thi của các biện pháp được đảm bảo.

Các biện pháp đưa ra phải được tuân thủ các nguyên tắc, quy trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)