Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 75)

1.2.1 .Quản lý

2.4. Thực trạng quản lí hoạt độngkiểm tra-đánh giá kết quả học tập

2.4.1. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh

Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá cho các môn học là giúp cho Ban Giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh tồn trường có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá toàn năm học làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, trong những năm qua công việc này của các trường THCS thành phố Cẩm Phả còn tồn tại một số bất cập. Mặc dù, Ban Giám Hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng môn học khá chi tiết dựa trên phân phối chương trình của tất cả các mơn học từ lớp 6 đến lớp 9. Các môn đều xây dựng các đề kiểm tra sau khi đã thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn và nộp về cho ban giám hiệu sau tuần thứ 2 của tháng 9. Nhưng kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi lại không hợp lý, khơng có kế hoạch dài hơi, việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện còn lúng túng, đơi khi cịn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch của thành phố, Sở đặc biệt là các đợt kiểm tra cuối mỗi học kỳ.

Việc chấm trả bài của học sinh là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Nhưng kế hoạch chấm trả bài cho học sinh còn chưa phù hợp, có khi quá gấp do thời gian thi muộn so với thời gian phải báo cáo kết quả lên phòng Giáo dục, ngược lại thời gian chấm trả bài sẽ dài nếu việc nộp kết quả thống kê lên phòng Giáo dục và Đào tạo chưa cần gấp. Điều này dẫn đến chất lượng chấm bài của giáo viên đơi lúc chưa đảm bảo, thiếu đi sự chính xác cao, dẫn đến hiện tượng học sinh phải kiến nghị phúc tra lại bài thi, kiểm tra. Cũng có khi việc chấm bài của giáo viên cho học sinh nếu hiệu trưởng không quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu cơng bằng, thiếu trung thực khơng chính xác dẫn đến chất lượng “thực mà ảo”. Vì vậy việc quản lý chấm bài kiểm tra của giáo viên cần phải có sự quan tâm sâu sát với thực tế của người hiệu trưởng, trong vấn đề này để đảm bảo cho sự cơng bằng, chính xác trong kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh THCS.

Trong công tác quản lý nhà trường người hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm toàn bộ mọi lĩnh vực liên quan, song quan trọng nhất vẫn là chất lượng học sinh, do đó khi phân cơng, giám sát việc chấm bài của học sinh mà hiệu

trưởng phó mặc cho phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng các tổ chỉ đạo làm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không đúng với trách nhiệm quản lý của hiệu trưởng.

Hoạt động kiểm tra đánh giá do Ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch và quản lý, nhưng việc thực hiện kiểm tra lại do các nhóm chun mơn kết hợp thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng mục tiêu, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, thống nhất giữa các môn. Đối với cơng tác kiểm tra đánh giá thì tiêu chí đánh giá có vai trị đặc biệt quan trọng. Đó là chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định đúng mức độ kết quả của đối tượng cần đánh giá. Nhiều giáo viên tự ra tiêu chí đánh giá riêng cho cá nhân mình đặc biệt trong các bài kiểm tra miệng và 15 phút. Do đó, cơng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)