Tổng hợp đánh giá tính cần thiết khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 126)

Tính cần thiết Tính khả thi Chênh lệch thứ bậc

TT Các biện pháp quản lý

Thứ bậc Thứ bậc D1 D2

1 Nâng cao nhận thức đối với công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh…

1 1 0 0

2 Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn học

4 4 0 0

3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

2 2 0 0

4 Xây dựng đội ngũ chuyên

trách cho các kỳ kiểm tra 5 6 1 1

5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt độngkiểm tra - đánh giá đối với kết quả học tập của học sinh

3 3 0 0

6 Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị và các điều kiện phục vụ hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

6 5 1 1

Qua bảng tổng hợp ta thấy với sự tương quan mức độ nhận thức thứ bậc gần như tương đồng giữa mức độ cần thiết và tính khả thi thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là mức độ phù hợp và hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh tại các trường THCS thành phố Cẩm Phả hoàn toàn phù hợp và thống nhất với nhau tỷ lệ chênh lệch không đáng kể.

Số liệu bảng trên cho thấy công tác đổi mới công tác kiểm tra đánh giá tại các trường THCS thành phố Cẩm Phả trong thời gian tiếp theo là rất cần thiết, với các biện pháp nêu trên được đưa ra khảo sát, kết quả cho thấy gần 96% đều cho kết quả rất khả thi, khả thi, rất cần thiết và cần thiết.

Biện pháp thứ nhất: "Nâng cao nhận thức đối với công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.”. Đây là kim

chỉ nam cho việc hành động đúng, biện pháp này có tính cần thiết và tính khả thi cao, bởi lẽ dễ thực hiện và triển khai, chỉ cần nhà trường có kế hoạch là triển khai được.

- Mức cần thiết: 94,2% cho là rất cần thiết, 4,9% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 93,5% cho là rất khả thi, 5,6 % cho là khả thi.

Biện pháp thứ hai: "Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các môn học”

" Đây là nhóm các biện pháp có tính khả thi cao, là một trong những trọng tâm cần thực hiện ở tất cả các môn và phải thực hiện đúng, thực hiện tốt trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Mức cần thiết: 87.6% cho là rất cần thiết, 8.6% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 87.6% cho là rất khả thi, 9.6% cho là khả thi.

Biện pháp thứ ba:"Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực”. Đây là biện pháp được đại đa số giáo viên trong tồn trường nhận xét là rất cần thiết và có tính khả thi cao, biện pháp này đã giảm được rất nhiều thời gian đối với giáo viên trong việc tính điểm và thơng báo kết quả cho phụ huynh học sinh phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Mức cần thiết: 91.4% cho là rất cần thiết, 7.7% cho là cần thiết. - Tính khả thi : 92,5% cho là rất khả thi, 6.6% cho là khả thi.

Biện pháp thứ tư: "Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kỳ kiểm tra đánh giá". Biện pháp này là một bước đột phá, đi đầu của Nhà trường đối

với các trường THCS của thành phố Cẩm Phả. Cán bộ, Giáo viên của các trường THCS đánh giá rất cao biện pháp này, họ cho rằng có Tổ khảo thí mà giáo viên và học sinh thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy trình của cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Mức cần thiết: 77.1% cho là rất cần thiết, 15.2% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 76.2% cho là rất khả thi, 16.1% cho là khả thi.

Biện pháp thứ năm: "Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh". Biện pháp này được giáo viên

tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này. Nếu như BGH có chỉ đạo sát sao thì hiệu quả của biện pháp này còn cao hơn rất nhiều.

- Mức cần thiết: 90.5% cho là rất cần thiết,7.7% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 90.5% cho là rất khả thi,7.7% cho là khả thi.

Biện pháp thứ sáu:"Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị và các điều kiện phục vụ hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ". Đây

là điều kiện quan trọng giúp hoạt động KTĐG được tiến hành hiệu quả Biện pháp này được giáo viên đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu không đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất trang thiết bị và điều kiện để KTĐG thì quá trình của hoạt động này không thu được kết quả mong muốn.

- Mức cần thiết: 76.2% cho là rất cần thiết,16,1% cho là cần thiết. - Tính khả thi: 80% cho là rất khả thi,14.5% cho là khả thi.

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu lý luận và căn cứ vào vai trò tầm quan trọng của hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh, thực trạng công tác quản lý hoạt động kiểm tra-đánh giá để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh trong các trường THCS hiện nay. Quá trình đề xuất đã đảm bảo tính thực tiễn, tính hệ thống, tính tồn diện của các biện pháp. Qua kết quả lấy ý kiến khảo sát của các chuyên gia là quản lý giáo dục, chuyên viên phòng giáo dục cho thấy 6 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh có sự cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với với tình hình phát triển của địa phương. Việc thực hiện đồng bộ thường xuyên các biện pháp trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục tại các trường THCS thành phố Cẩm Phả nói chung.

Tuy vậy các biện pháp mới chỉ được khẳng định qua khảo sát nên khi triển khai cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những cải tiến thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra một cách cấp bách, trong đó khơng thể thiếu được đổi mới kiểm tra, đánh giá. Bởi vì đổi mới kiểm tra, đánh giá chính là động lực để đổi mới phương pháp dạy học.

Từ những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đề tài, qua phân tích thực trạng công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với thực tiễn nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận văn này, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

Tổng kết một số cơ sở lý luận về KTĐG và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nội dung chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý và quản lý công tác KTĐG kết quả học tập, các khái niệm về kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập. Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá dưới góc nhìn của nhà quản lý. Đây là chương làm nổi bật các ưu điểm và khuyết điểm của hình thức, phương pháp KTĐG, nói rõ bản chất của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học, từ đó làm cơ sở làm rõ thực trạng về công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn trong công tác KTĐG tại các trường trên địa bàn thành phố.

Luận văn đã khảo sát và mô tả tổng thể về thực trạng công tác KTĐG tại các trường, từ đó rút ra được những mặt mạnh và mặt yếu và đề xuất các biện pháp khắc phục. Như vậy, mục đích nghiên cứu đã hồn thành. Tác giả luận văn đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính khả thi là:

- Nâng cao nhận thức đối với công tác quản lý hoạt động KTĐG giá kết quả học tập của học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

- Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kì kiểm tra - đánh giá. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh.Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện phục vụ hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh.

Các biện pháp đều nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá KQHT của học sinh. Kết quả khảo sát đã cho thấy mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên cần được thực hiện nghiêm túc và khoa học hơn để đạt được mục đích đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và kỹ năng kiểm tra đánh giá để phù hợp với yêu cầu thực tiễn: Cần có hướng dẫn mở để các trường THCS tự xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá phù hợp với đặc thù của các vùng miền.

Tiếp tục chỉ đạo sát sao việc thực hiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục của cơ sở giáo dục trên cả nước.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hoạt động đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp KTĐG nói riêng.

Tiếp tục xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên THCS tiếp cận với các chương trình KTĐG và kiểm định chất lượng. Có chuyên đề bồi dưỡng kĩ thuật xây dựng ma trận đề, viết câu hỏi cho giáo viên các bộ mơn, đặc biệt là các Ban khảo thí. Có quy chế cụ thể cho Ban khảo thí các nhà trường làm việc có hiệu quả.

2.3. Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả

Yêu cầu các trường THCS gửi các đề kiểm tra vào phần mềm ngân hàng chung của tồn thành phố qua đó nắm bắt được kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra của giáo viên các nhà trường.

Có các chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới KTĐG.

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các trường trung học cơ sở. Nên có các hình thức đánh giá thi đua của các trường THCS sao cho hợp lý.

2.4. Đối với các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Ban giám hiệu các nhà trường quan tâm thường xuyên công tác KTĐG kết quả học tập. Có kế hoạch bồi dưỡng công tác KTĐG ngay từ đầu năm học để phát triển đội ngũ từ các tổ chun mơn, nhóm chun mơn, giáo viên và học sinh trong toàn trường.

Khuyến khích giáo viên có những biện pháp hiệu quả và thiết thực trong công tác KTĐG với tinh thần tạo động lực cho học sinh trong học tập và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Triển khai những chuyên đề cụ thể về đổi mới KTĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả về công tác KTĐG. Cử cán bộ quản lý đến các trường THCS trên địa bàn thành phố hoặc đi tham quan học tập các mơ hình kiểm tra- đánh giá ở các trường ngoài thành phố để học tập kinh nghiệm của những trường bạn.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác KTĐG cho cán bộ, giáo viên; Động viên, khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra- đánh giá và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực, chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể, các Hội thảo về phương pháp học tập trong đó có hoạt động KTĐG; Phổ biến đến học sinh và phụ huynh học sinh đầy đủ các quy định trong quy chế KTĐG; Hướng dẫn học sinh tự học, tự KTĐG; Khuyến khích học sinh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong thi cử.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo, Bùi Tiến Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và

quản lí giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, chuyên đề đào tạo quản lý giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định sô 83/2008/QĐ–BGDĐT ngày

31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định và quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phô thông, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 42/2012/TT–BGDĐT) ngày 23/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ

sở giáo dục phố thơng, Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản 1ý nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Cơ sở khoa học quản lý,

Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm-Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Chính (2008), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Chính (2010), “Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuả học sinh trung học”, Tạp chí Giáo dục thời đại, tr. 8-9. 12. Nguyễn Đức Chính, Đinh Thị Kim Thoa (2005), Kiểm tra đánh giá theo

mục tiêu, tập bài giảng lưu hành nội bộ - khoa Sư phạm, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về đổi mới căn bản tồn diện

giáo dục và đào tạo Việt Nam, Hà Nội.

15. Phạm Xuân Hùng (2014), “Kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, tr. 8-9, Hà Nội tháng 5/2014.

16. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong giáo dục, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - đánh giá trong dạy - học đại học, Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 126)