1.2.1 .Quản lý
3.2. Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra-đánh giá kết quả học tập
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đối với công tác quản lý hoạt
Nâng cao nhận thức năng lực đối với công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá.
Tạo động cơ tích cực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng cao đối với yêu cầu đổi mới.
Hiện nay nhiều giáo viên học sinh chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Giáo viên biết sử dụng và kết hợp các phương pháp kiểm tra - đánh giá một cách hiệu quả, còn với học sinh các em chưa thấy được vai trò cùa kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động của mình. Cán bộ quản lý còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về công tác kiểm tra - đánh giá
Mục đích: Quản lý hoạt động KTĐG muốn thành cơng và đạt hiệu quả trước hết người quản lý phải nhận thức đúng sâu sắc, đầy đủ về vấn đề này. Vì thế việc nâng cao nhận thức để mọi người tham gia trong đó cán bộ quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác KTĐG kết quả học tập học sinh toàn trường. Cán bộ trực tiếp truyền đạt các chỉ đạo của cấp trên đến giáo viên học sinh , chỉ đạo giáo viên học sinh thực hiện tốt công tác KTĐG đồng thời cùng là người thực hiện xây dựng quy trình KTĐG một cách khoa học phù hợp với điều kiện tình hình nhà trường như: Lập kế hoạch KTĐG kịp thời khoa học, thực hiện KTĐG nghiêm túc, kịp thời điều chỉnh hoạt động KTĐG cho phù hợp đối tượng được KTĐG.
Cách thức tiến hành: Tham dự các buổi tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức.Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả về công tác kiểm tra, đánh giá.
Cử cán bộ quản lý đến các trường THCS trên địa bàn thành phố hoặc đi tham quan học tập các mơ hình kiểm tra, đánh giá ở các trường ngoài thành phố để học tập kinh nghiệm của những trường bạn.
3.2.1.2. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về công tác kiểm tra - đánh giá
Mục đích: Giáo viên không chỉ biết dạy cái gì,dạy thế nào, mà họ còn phải biết cách KTĐG kết quả học tập của học sinh. Muốn thế phải được tập
huấn, bồi dưỡng, phải tự trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ KTĐG để có thể tiến hành KTĐG một cách hiệu quả.
Cách thức tiến hành: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác kiểm tra, đánh giá cho giáo viên vì giáo viên chính là người trực tiếp tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do vậy họ phải nhận thức đúng đắn sâu sắc và vai trò, nguyên tắc chức năng và quy trình KTĐG;
Tập huấn cho giáo viên kỹ thuật xây dựng câu hỏi kiểm tra, xây dựng ngân hàng câu hỏi cho việc kiểm tra thường xuyên kiểm tra định kỳ, năng lực soạn đề kiểm tra là một trở ngại lớn trong giai đoạn hiện nay cần phải được bồi dưỡng thường xuyên để thấy được điểm mạnh điểm yếu điều chỉnh để học hỏi cách xây dựng câu hỏi kiểm tra đúng kỹ thuật phù hợp tiêu chí đánh giá, biết cách kết hợp các công cụ kiểm tra đánh giá cho hiệu quả.
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên nhằm phát hiện và điều chỉnh những sai sót thiếu cơng bằng khách quan của giáo viên trong công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, KTĐG kết quả học tập chính xác để phù hợp với mục tiêu và tiêu chí KTĐG ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy chế. Đồng thời Động viên, khuyến khích các giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực, chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về công tác kiểm tra đánh giá từ học sinh. Bên cạnh đó giáo viên điều chỉnh hoạt động của mình tự học hỏi đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích học sinh tụ giác điều chỉnh hoạt động học tập của mình, nâng cao kiến thức cho bản thân.
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức cho học sinh về công tác kiểm tra - đánh giá
Mục đích: Để công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh hiệu quả, ngoài nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên thì việc nâng cao nhận thức cho học sinh người tiếp nhận KTĐG là rất quan trọng cần thiết. Nếu lực lượng này khơng nhận thức đúng về vai trị KTĐG sẽ là một trở ngại lớn cho các nhà quản lý.
Cách thức thực hiện: Nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể, các Hội thảo về phương pháp học tập trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá, tổ chức các chuyên đề dưới nhiều hình thức phong phú khác nhau như: tiết mẫu, diễn đàn, câu lạc bộ, tọa đàm. giao lưu…giúp học sinh hiểu tầm quan trọng của KTĐG;
Phổ biến đến học sinh và cha mẹ học sinh đầy đủ các quy định trong quy chế kiểm tra, đánh giá; Công khai kế hoạch, nội dung kiểm tra của các môn học để ngay từ đầu học kỳ hoặc năm học để học sinh chủ động cho kế hoạch học tập; Hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra, đánh giá để học sinh phát triển khả năng tựu học theo mục tiêu môn học đặc biệt là khả năng tự học;
Khuyến khích học sinh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong thi cử quán triệt nhắc nhở học sinh nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ KTĐG đồng thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm quy chế KTĐG.
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các mơn học
Mục đích:
Cơng việc này là giúp cho Ban Giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh tồn trường có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá toàn năm học làm làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Từ đó giúp giáo viên các bộ môn xây dựng kế hoạch và quy trình KTĐG cho bộ mơn mình giảng dạy một cách khoa học hợp lý.
Việc thực hiện kế hoạch chính là cơ sở để các nhà quản lý kiểm tra đánh giá tính nghiêm túc của giáo viên đối với hoạt động KTĐG. Khi giáo viên bộ mơn thức hiện quy trình KTĐG kết quả học tập của học sinh một cách khoa học thì cơng tác quản lý quy trình kiểm tra sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn
Cách thức thực hiện: Việc xây dựng kế hoạch KTĐG và quy trình KTĐG các mơn học cần có sự tham gia từ Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ GV vì đây là hoạt động thường xuyên cần triển khai các nội dung cụ thể:
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các môn học
Muốn giúp Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá được tồn diện và cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao, thì việc đầu tiên là phải xây dựng được một kế hoạch từ
tổng thể đến chi tiết, cụ thể: Kế hoạch tổ chức khảo sát - Kế hoạch xây dựng ngân hàng câu hỏi - Kế hoạch tổ chức thực hiên - Kế hoạch chấm trả bài kiểm tra - Kế hoạch xử lý kết quả thi kiểm tra - Kế hoạch thanh tra giám sát.
Dựa vào phân phối chương trình mơn học, Ban Giám hiệu kết hợp với các tổ nhóm chun mơn và trên cơ sở kết quả khảo sát đầu năm học để xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho từng môn học trên khối lớp. Tiếp đó giáo viên bộ mơn xây dựng kế hoạch kiểm tra cho từng lớp mình dạy và trình lên Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn xét duyệt. Khi đã được xét duyệt chính thức thì đó sẽ là văn bản pháp lý để giáo viên thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá môn học mình dạy cho mỗi lớp học trong năm học đó.
Xây dựng kế hoạch cho tổ nhóm chun mơn soạn câu hỏi kiểm tra và duyệt với Hiệu phó chun mơn trước khi thực hiện kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra dựa trên các tiêu chí cơ bản sau: Phân phối chương trình của mơn học đó, chương trình cơ bản, nâng cao, đối tượng học sinh của mỗi lớp, số lần kiểm tra tối thiểu và chỉ tiêu chất lượng văn hố của mơn học đó.
Để cơng tác kiểm tra đánh giá thực hiện hiệu quả các chức năng của nó, trong đó chú trọng việc khuyến khích, động viên học sinh tiến bộ trong học tập, thì việc xây dựng này vơ cùng quan trọng, với các lớp có sức học khá thì kế hoạch kiểm tra tuân thủ tuyệt đối theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục là được, tuy nhiên đối với các lớp yếu hơn thì kế hoạch bắt buộc phải điều chỉnh, về cơ bản các bước xây dựng kế hoạch kiểm ra đánh giá bao gồm :
- Xác định mục tiêu cần đạt của mỗi môn học ứng với từng đơn vị nội dung được dạy học trong một đơn vị thời gian.
- Tổng hợp mục tiêu cần đạt cho cả môn học ứng với các đơn vị thời gian. - Dự kiến kế hoạch kiểm trađánh giá các mục tiêu đó vào những thời điểm phù hợp.
Bảng 3.1. Kế hoạch kiểm tra đánh giá
Môn học : ....................................... Lớp: ..................
Thời gian
3.2.2.2. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn
Trên thực tế giáo dục chất lượng là sự tuân theo các tiêu chuẩn đề ra và đạt được các mục tiêu đề ra đánh giá chất lượng là nhất thiết phải có mục tiêu kiểm tra đánh giá và chuẩn kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được tiến hành theo một hệ thống chuẩn và các bước chặt chẽ thống nhất để thực hiện các mục tiêu đề ra. Hệ thống các bước tiến hành và các chuẩn đó chính là quy trình “Quy trình là các bước phải tuân thủ theo khi tiến hành một cơng việc nào đó”. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tn theo khi tiến hành một cơng việc nào đó”. Quy trình là một hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cuối mỗi bước đều phải có tiêu chí đánh giá khi đạt được tiêu chí bước đó mới chuyển sang bước tiếp theo. Do vậy, việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá và thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá theo quy trình là yếu tố quyết định chất lượng kiểm tra đánh giá.
Quy trình kiểm tra đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục đích của việc kiểm tra đánh giá; - Bước 2: Lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá;
- Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung trong đó;
- Bước 4: Viết câu hỏi kiểm tra đánh giá; - Bước 5: Tổ hợp thành đề kiểm tra; - Bước 6: Phân tích câu hỏi kiểm tra; - Bước 7: Tổ chức in đề kiểm tra đánh giá; - Bước 8: Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chấm bài;
- Bước 9: Ghi điểm, nhận xét bài làm của từng học sinh; - Bước 10: Trả bài và nhận xét.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ quá trình dạy học. Như chương 2 đã trình bày phương pháp và
hình thức kiểm tra đánh giá tại nhà trường hiện nay vẫn đơn giản, chưa kết hợp hiệu quả các hình thức đánh giá, chủ yếu sử dụng hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận và chưa có sự thống nhất cao về nội dung cũng như cách thức tiến hành, điều này khó thúc đẩy được việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và kiểm tra đánh giá các môn học trong nhà trường. Dưới đây là các công việc mà các trường THCS thành phố Cẩm Phả cần đổi mới để đảm bảo phương pháp kiểm tra phù hợp và hiệu quả:
Bước 1: Tổ chức, chỉ đạo xác định mục đích đánh giá
Ở cấp THCS, các kỳ kiểm tra đánh giá dưới dạng viết có các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kỳ với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kỳ kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?
Cho học sinh (và phụ huynh):
- Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ.
- Kiểm tra đánh giá phải giúp được học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ (hay tụt lùi) của mình.
- Kiểm tra đánh giá để giúp học sinh rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.
Cho giáo viên:
- Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ.
- Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học của mình (như phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học).
- Rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ kiểm tra đánh giá để tổ chức lần sau tốt hơn. Cho nhà quản lý:
- Giám sát quá trình dạy - học của thầy - trò.
Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá kiểm tra đánh giá phù hợp
Hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng bộ môn và yêu cầu cần đạt được: Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức KTĐG với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Cần xác định hình thức kiểm tra đánh giá cụ thể cho các môn học như sau:
Bảng 3.2. Hình thức kiểm tra đánh giá các mơn học trong chương trình
TT Hình thức KT ĐG khoa học xã hội Các môn Các môn khoa học tự nhiên thực hành Môn học
1 KTĐG thường xuyên Vấn đáp Vấn đáp - Bài tập Thực hành 2 KTĐG bài 15 phút TNKQ+Viết luận Viết - Bài tập Thực hành 3 KTĐG bài 45 phút TNKQ+Viết luận TNTL+ TNKQ Thực hành 4 KTĐG học kỳ Việt luận TNTL + TNKQ Vấn đáp -
Thực hành Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có tác dụng khuyến khích phương pháp học tập đó là tính chủ động, sáng tạo trong học tập, giúp học sinh thể hiện được năng lực của mình.
Sau khi lựa chọn, áp dụng phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá cầm kiểm chứng mức độ hiệu quả của nó để rút kinh nghiệm, thay đổi để phù hợp nhằm đạt mục đích cuối cùng là xác định chính xác kết quả học tập của học sinh.
Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỉ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá
Liệt kê những nội dung cần đánh giá:
- Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và các chuẩn mơn học. Các nhóm chun mơn tổ chức thảo luận các nội dung kiểm tra đánh giá cho các lần kiểm tra, nội dung kiểm tra qua các lần kiểm tra phải tổng quát được toàn bộ các chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ và phù hợp với từng nhóm chun mơn. Một số