1.2.1 .Quản lý
1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra-đánh giá
1.3.1. Vị trí, vai trị, chức năng của kiểm tra-đánh giá trong quá trình dạy học
KTĐG kết qủa học tập theo định hướng PTNL nói riêng.
Những cách phân loại trên chỉ là tương đối bởi vì bản thân năng lực và sự phát triển các loại năng lực nêu trên co mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau chúng vừa là tiền đề vừa là hệ quả của nhau cũng như mức độ đạt đến sự phát triển các loại năng lực của học sinh còn phụ thuộc vào yếu tố khác nhau trong và ngồi mơi trường giáo dục. Vì thế cần xem xét mục tiêu dạy học và đánh giá KQHT theo định hướng PTNL học sinh trong tính tổng thể của nó.
1.3. Một số vấn đề lý luận về kiểm tra - đánh giá
1.3.1. Vị trí, vai trị, chức năng của kiểm tra - đánh giá trong quá trình dạy học dạy học
1.3.1.1. Vị trí của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng và là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy học.
Hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là bộ phận cấu thành trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học, trong hệ thống các nguyên tắc dạy học và thực hiện các nội dung dạy học.
Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là điều kiện đủ để hoàn thành mục tiêu và nâng cao hiệu quả của q trình dạy học.
1.3.1.2. Vai trị của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Nếu xem chất lượng của quá trình dạy học là “trùng khớp với mục tiêu” thì kiểm tra - đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của quy trình đào tạo.
Trong nhà trường hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội
dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến hoạt động kiểm tra đánh kết quả dạy học. Kiểm tra - đánh giá có vai trị rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của KTĐG là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra - đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới KTĐG trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra - đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
Kiểm tra - đánh giá trong q trình dạy - học có vai trị của nổi bật là:
Đối với giáo viên: Giúp giáo viên biết được hiệu quả, chất lượng giảng
dạy. Trên cơ sở đó khơng ngừng nâng cao và hồn thiện mình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy, từ đó điều chỉnh hay phát huy q trình dạy học giúp học sinh hoàn thiện hoạt động học.
Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học. - Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, cịn thiếu sót nào cần bổ khuyết.
- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái qt hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
- Về mặt giáo dục, giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thứcc tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục
những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, giúp đưa ra những quyết định phù hợp trong việc điều
chỉnh, cải tiến chương trình, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy học nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu dạy - học.
1.3.1.3. Chức năng của kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
- Chức năng định hướng:
Xem xét kết quả của kiểm tra - đánh giá cho phép đề xuất định hướng điều chỉnh những sai sót, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy - học với các phần kiến thức đã dạy. Đánh giá giáo dục được tiến hành trên cơ sở của mục tiêu giáo dục. Nó tiến hành phán đoán sự sai lệch giữa hiện trạng thực tế và mục tiêu đề ra trước đó, làm cho khoảng cách này ngày một ngắn hơn. Chính vì vậy kiểm tra - đánh giá là cái đích để người dạy hướng dẫn người học cùng vươn tới, hơn nữa KTĐG giúp đơn vị giáo dục lập kế hoạch dạy - học để cùng hướng tới việc đạt mục tiêu. Kiểm tra - đánh giá giúp cho học sinh, giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy - học. Do vậy, nó có tác dụng định hướng hoạt động học tập tích cực chủ động của học sinh.
- Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực:
Q trình học tập cần thiết phải có sự kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. Qua đó có thể tạo động lực, kích thích tinh thần ham học hỏi và không ngừng vươn lên của người học. Sau mỗi bài kiểm tra, nhờ kết quả đó sẽ giúp học sinh thấy được mức độ nắm bắt kiến thức của bản thân để có hướng phấn đấu cho bài kiểm tra sau. Đối với mỗi đối tượng học sinh sẽ có những tác dụng riêng. Đối với những em học sinh giỏi, KQHT tốt sẽ động viên khích lệ các em hăng say học tập; đối với những em học học yếu, việc KTĐG kết quả học tập sẽ là một minh chứng thôi thúc các em cố gắng vươn lên trong học tập. Như vậy, đã tạo ra mơi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức.
- Chức năng sàng lọc, lựa chọn:
Sàng lọc, lựa chọn không phải chỉ là chức năng riêng có của ngành giáo dục - đào tạo. Trên thực tế, rất nhiều ngành, nghề trong xã hội địi hỏi phải có sự lựa chọn, sàng lọc để tìm cái thích nghi, tào đà phát triển. Đây cũng là một khâu qua trong để phân loại đối tượng, đưa ra biện pháp phù hợp đề kích thích các đối tượng phát triển.
Trong giáo dục học, kết quả của quá trình kiểm tra - đánh giá sẽ giúp phân loại, sàng lọc đối tượng và từ đó sẽ có những chiến lược phù hợp với từng loại đối tượng, giúp đối tượng tiến bộ không ngừng.
- Chức năng cải tiến dự báo:
Đánh giá, dự báo địi hỏi phải có căn cứ khoa học, dựa trên kết quả của quá trình kiểm tra, quá trình đào tạo. Việc đánh giá giúp phát hiện được những vấn đề tồn tại trong cơng tác dạy và học, từ đó tiến hành sử dụng các biện pháp thích hợp để bù đắp những chỗ thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót khơng đáng có. Đó chính là chức năng cải tiến và dự báo của KTĐG. Ví dụ: Nhờ có phân tích và nghiên cứu từng khâu, từng bước trong quản lý giáo dục và kiểm tra - đánh giá tính chính xác, độ thích hợp của các hoạt động giáo dục, chúng ta mới có thể phán đốn hoặc dự báo các vấn đề hoặc các khâu cịn yếu kém trong cơng tác dạy và học. Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để tiến tới việc xác lập mục tiêu cải tiến giáo dục.