Nội dung, mục đích kiểm tra-đánh giá và mục tiêu môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 70)

1.2.1 .Quản lý

2.3. Thực trạng hoạt độngkiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

2.3.3. Nội dung, mục đích kiểm tra-đánh giá và mục tiêu môn học

Nội dung kiểm tra được thể hiện qua các bài kiểm tra hay nói cách khác là đề thi, kiểm tra. Mục tiêu môn học là chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh sẽ nhận được sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi học kỳ hay sau khi hồn thành chương trình học tập, mục tiêu mơn học phải được cụ thể hóa trong bài giảng của giáo viên, trước mỗi bài học giáo viên cần cho học sinh biết được mục tiêu bài học đó, giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Hiện tại các đề thi, kiểm tra của giáo viên trong các trường học còn một số tồn tại hạn chế:

Đề thi chư phù hợp với nội dung và mục tiêu môn học. Với câu hỏi Dành cho giáo viên và học sinh “Giáo viên và học sinh đều nắm rõ mục tiêu

môn học và mục tiêu kiểm tra - đánh giá” thì có những ý kiến khác nhau. Có

tới 62,7% giáo viên nhất trí với nhận định đó, cịn học sinh thì chỉ có 43,7% nắm được mục tiêu mơn học và mục tiêu kiểm tra đánh giá. Cụ thể:

62,70% 43,70% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Giáo viên Học s inh

Tỷ lệ nắm rõ mục tiêu môn học và mục tiêu

đánh giá kiểm tra

Biểu đồ 2.2. Thống kê kết quả thăm dò giáo viên và học sinh về mục tiêu môn học và mục tiêu kiểm tra đánh giá

Biết mục tiêu kiểm tra, đánh giá là yếu tố đầu tiên người giáo viên phải xác định trước khi tiến hành một hoạt động kiểm tra, đánh giá nào đó nhằm đánh giá chất lượng đối với học sinh của từng nhà trường THCS.

Song có lẽ không phải giáo viên nào cũng nắm được mục tiêu môn học trước mỗi bài học, mục đích kiểm tra đánh giá, có thể do giáo viên trẻ mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm. Điều đó thể hiện trong việc soạn giảng của họ, mức độ trong kiểm tra đánh giá của những giáo viên đó đối với học sinh mới chỉ dừng lại ở việc yêu cầu học sinh tái hiện lại những kiến thức các em vừa được học, mà khơng phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh sau mỗi bài học. Cũng vì lí do này mà nhiều học sinh không nắm rõ mục tiêu môn học, thiếu chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các bài kiểm tra, chất lượng giáo dục giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)