Kế hoạch kiểm trađánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

Môn học : ....................................... Lớp: ..................

Thời gian

3.2.2.2. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn

Trên thực tế giáo dục chất lượng là sự tuân theo các tiêu chuẩn đề ra và đạt được các mục tiêu đề ra đánh giá chất lượng là nhất thiết phải có mục tiêu kiểm tra đánh giá và chuẩn kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được tiến hành theo một hệ thống chuẩn và các bước chặt chẽ thống nhất để thực hiện các mục tiêu đề ra. Hệ thống các bước tiến hành và các chuẩn đó chính là quy trình “Quy trình là các bước phải tuân thủ theo khi tiến hành một cơng việc nào đó”. Quy trình là hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tn theo khi tiến hành một cơng việc nào đó”. Quy trình là một hệ thống chặt chẽ bao gồm các bước phải tuân theo và cuối mỗi bước đều phải có tiêu chí đánh giá khi đạt được tiêu chí bước đó mới chuyển sang bước tiếp theo. Do vậy, việc xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá và thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá theo quy trình là yếu tố quyết định chất lượng kiểm tra đánh giá.

Quy trình kiểm tra đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định mục đích của việc kiểm tra đánh giá; - Bước 2: Lựa chọn phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá;

- Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung trong đó;

- Bước 4: Viết câu hỏi kiểm tra đánh giá; - Bước 5: Tổ hợp thành đề kiểm tra; - Bước 6: Phân tích câu hỏi kiểm tra; - Bước 7: Tổ chức in đề kiểm tra đánh giá; - Bước 8: Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chấm bài;

- Bước 9: Ghi điểm, nhận xét bài làm của từng học sinh; - Bước 10: Trả bài và nhận xét.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ quá trình dạy học. Như chương 2 đã trình bày phương pháp và

hình thức kiểm tra đánh giá tại nhà trường hiện nay vẫn đơn giản, chưa kết hợp hiệu quả các hình thức đánh giá, chủ yếu sử dụng hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận và chưa có sự thống nhất cao về nội dung cũng như cách thức tiến hành, điều này khó thúc đẩy được việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và kiểm tra đánh giá các môn học trong nhà trường. Dưới đây là các công việc mà các trường THCS thành phố Cẩm Phả cần đổi mới để đảm bảo phương pháp kiểm tra phù hợp và hiệu quả:

Bước 1: Tổ chức, chỉ đạo xác định mục đích đánh giá

Ở cấp THCS, các kỳ kiểm tra đánh giá dưới dạng viết có các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi học kỳ với các mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích của các kỳ kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra phải trả lời được câu hỏi: Cho ai? Để làm gì?

Cho học sinh (và phụ huynh):

- Kiểm tra đánh giá phải đạt được mục đích động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh học tập và tiến bộ.

- Kiểm tra đánh giá phải giúp được học sinh tự đánh giá được sự tiến bộ (hay tụt lùi) của mình.

- Kiểm tra đánh giá để giúp học sinh rút kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.

Cho giáo viên:

- Theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch hỗ trợ.

- Thu thập các thông tin từ các bài kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học của mình (như phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nội dung dạy học).

- Rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ kiểm tra đánh giá để tổ chức lần sau tốt hơn. Cho nhà quản lý:

- Giám sát quá trình dạy - học của thầy - trò.

Bước 2: Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá kiểm tra đánh giá phù hợp

Hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với hình thức tổ chức dạy học của từng bộ môn và yêu cầu cần đạt được: Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống. Các hình thức kiểm tra đánh giá cần được sử dụng linh hoạt kể cả việc phối hợp các hình thức KTĐG với nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Cần xác định hình thức kiểm tra đánh giá cụ thể cho các môn học như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)