1.2.1 .Quản lý
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Như đã trình bày ở Chương 1, kiểm tra đánh giá (KTĐG) đã được nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà giáo dục nghiên cứu để tìm những phương pháp, hình thức KTĐG và cách thức thực hiện hữu hiệu nhất nhằm không chỉ đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của người học mà còn giúp cải thiện kết quả học tập của người học. Theo các nghiên cứu, KTĐG cần phải thay đổi với xu hướng chuyển từ việc quan tâm đánh giá đầu ra đến quan tâm đánh giá q trình, từ đánh giá ngồi sang đánh giá ngoài và tự đánh giá, từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sang cơng khai tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, từ đánh giá riêng lẻ sang đánh giá các kỹ năng tổng hợp và kỹ năng vận dụng kiến thức, từ đánh giá dựa trên ít thơng tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đa dạng.
Để đạt được mục đích đặt ra đối với KTĐG trong giáo dục nhất thiết phải có hoạt động quản lý. Quản lý cũng là một khoa học và phải đảm bảo bốn chức năng chính là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực KTĐG kết quả học tập của học sinh để quản lý tốt hoạt động này đòi hỏi người quản lý phải đồng thời nắm vững kỹ năng quản lý và kỹ năng KTĐG.
Do đó, những biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính khoa học tức là các biện pháp này phải là sự vận dụng sáng tạo những lý luận cơ bản về KTĐG và về quản lý, đồng thời các lý luận đó là cơ sở để luận giải tính hợp lý của các biện pháp. Đáp ứng được nguyên tắc này, KTĐG sẽ đạt được các yêu cầu đặt ra đó là đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của học sinh và giúp học sinh cải thiện quá trình học tập của mình.