Biện pháp 3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 108)

1.2.1 .Quản lý

3.2. Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra-đánh giá kết quả học tập

3.2.3. Biện pháp 3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.3.1. Mục đích

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

Đánh giá kết qủa học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trị quan trọng trong cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trị quan trọng trong cải thiện kết quả học tập của học sinh; Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống; Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện qua các nội dung sau:

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học nhằm mục đích xếp loại phân hạng sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học.

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển từ trọng tâm đánh giá từ ghi nhớ, hiểu kiến thức … sang đánh giá năng lực vận dụng giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.

- Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như một phương dạy học.

- Kiểm tra những kiến thức, kĩ năng của học sinh ở nhiều các môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội trong đó tập trung vào năng lực thực hiện.

Để tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực cần phải:

Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng, từng lớp, dựa váo những yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh cấp học.

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, giữ đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của gia đình và cộng đồng.

Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

Có cơng cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá tồn diện công bằng trung thực có khả năng phân loại giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Cần xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp có khả năng phát triển tốt năng lực của học sinh. Kết hợp hài hịa giữa hai loại bài tập đó là dạng bài tập mở và đóng, đặc biệt chú ý loại bài tập mở, đó là loại bài tập khơng có lời giải cố định đối với giáo viên và học sinh, có nghĩa là kết quả bài tập là “mở”. Ví dụ như giáo viên đưa ra một chủ đề hoặc một tài liệu, học sinh từ bình luận, thảo luận về đề tài đó. Riêng với bài tập môn Văn học, không yêu cầu học theo mẫu, học sinh tự trình bày ý kiến theo cách hiểu và lập luận của mình.

Bài tập “mở” được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và khơng có một lời giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự tự quyết của người học. Nó được sử dụng trong việc luyện tập hoặc kiểm tra năng lực vận dụng tri thức từ các năng lực khác nhau để giải quyết vấn đề. Tính độc lập và sáng tạo của học sinh được chú trọng trong việc làm bài tập này.

Bài tập “mở” là hình thức bài tập có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh. Bải tập này cần được vận dụng thích hợp để giúp học

sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng thích hợp để giúp học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.

3.2.4. Biện pháp 4. Xây dựng đội ngũ chuyên trách cho các kỳ kiểm tra đánh giá

Để tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục, Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ đã cho phép Bộ GD&ĐT thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Bộ. Hiện nay nhiều cơ sở giáo dục đã hình thành trung tâm Khảo thí, đối với các đơn vị giáo dục nhỏ đã thành lập các tổ Khảo thí chuyên trách về kiểm tra đánh giá. Trung tâm Khảo thí hay Tổ Khảo thí là bộ phận hỗ trợ rất hiệu quả cho KTĐG, bao gồm hỗ trợ về nghiệp vụ và cơ sở vật chất trang thiết bị. Do vậy thành lập tổ khảo thí chuyên trách về KTĐG là thực sự cần thiết.

3.2.4.1.Mục đích

Thành lập Tổ Khảo thí chuyên trách về kiểm tra đánh giá trong trường THCS nhằm mục đích:

- Làm tăng tính chun mơn hóa cho cơng tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giảm tải công việc cho GV và hổ trợ hiệu quả cho công tác quản lý KTĐG.

- Hỗ trợ toàn diện, tích cực cho GV trong quá trình KTĐG: hỗ trợ về nghiệp vụ nhân lực, cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị

- Nghiên cứu và đề xuất triển khai các biện pháp nhằm cải tiến hoạt động KTĐG và quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Việc thành lập Tổ Khảo thí về KTĐG sẽ làm thay đổi mơ hình quản lý KTĐG kết qur học tập của học sinh trong các trường THCS thành phố Cẩm Phả. Các nhiệm vụ chính của Tổ Khảo thí bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến KTĐG trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường đã được phê duyệt

- Phối hợp với các tổ nhóm chun mơn trong trường xây dựng quy trình và cơng cụ đánh giá thống nhất, phù hợp với từng môn học đảm bảo chất lượng, khách quan, chun mơn hóa cao.

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra làm cơ sở để xây dựng đề thi đề kiểm tra.

- Thực hiện các cơng việc mang tính chất nghiệp vụ: lập danh sách thí sinh, in sao đề thi, kiểm tra, coi thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm bài thi, kiểm tra, nhập điểm, công bố điểm, quản lý điểm và cung cấp kết quả KTĐG cho học sinh các lớp.

- Bảo quản các tài liệu liên quan theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị trong trường chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ KTĐG.

- Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ cho Ban giám hiệu về hoạt động KTĐG, kết quả KTĐG, đánh giá chất lượng dạy và học.

- Thường xuyên đề xuất với BGH những biện pháp cải tiến hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Công tác KTĐG trong các nhà trường THCS phải được xem là một nghề chuyên biệt đội ngũ này gồm hai bộ phận:

- Đội ngũ kiêm nhiệm có thể vừa tham gia giảng dạy trong các tổ chuyên môn của trường vừa tham gia với Tổ Khảo thí, bao gồm những giáo viên có trình độ chuyên môn cao, đồng thời được bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG để lam công tác xây dựng hoặc thẩm định ngân hàng câu hỏi thi, đề thi, kiểm tra hoặc chấm thi và làm công tác coi thi, nhập kết quả thi, kiểm tra.

- Đội ngũ chuyên trách làm công tác điều hành, quản lý hồ sơ, sổ sách và tổ chức KTĐG. Những người này được biên chế chuyên trách làm việc theo giờ hành chính.

- Các cán bộ giáo viên trong Tổ Khảo thí cần đủ về số lượng, có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cao và một vấn đề quan trọng là họ phải có phẩm chất đạo đức tốt trung thực, vô tư, trách nhiệm.

- Quy trình KTĐG trong đó GV giữ vai trò quan trọng trong KTĐG cịn tổ Khảo thí giữ vai trị hỗ trợ đối với những cơng việc thuần túy nghiệp vụ cho GV, nhiệm vụ giáo viên bao gồm:

- Đảm nhiệm công tác KTĐG thường xuyên trong q trình giảng dạy mơn học theo quy định trong kế hoạch môn học và gửi kết quả về tổ Khảo thí nhập vào máy tính.

- Tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, thi, coi thi, chấm thi theo phân công của nhà trường hoặc phân công của lãnh đạo phụ trách.

- Thường xuyên cập nhật thông tin phản hồi từ KTĐG để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình và định hướng hoạt động cho học sinh.

3.2.5.Biện pháp 5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá đối với kết quả học tập của học sinh

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng đồng thời cũng là biện pháp quan trọng của quản lý nhằm đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống, kịp thời dự báo và phát hiện các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa chữa. Trong quản lý không thể thiếu kiểm tra nếu bng lỏng khâu này thì hiệu quả quản lý sẽ rất hạn chế. Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu, còn thanh tra, kiểm tra xác định tổ chức hoạt động có phù hợp với mục tiêu về kế hoạch không. Công tác KTĐG bao gồm nhiều khâu như chuẩn bị về cơ sở vật chất, ra đề, tổ chức coi thi, chấm thi, quản lý điểm thi. Mỗi một khâu trong đó khơng được thực hiện nghiêm túc sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá kết quả học tập của học sinh và tạo ra sự không công bằng đối với học sinh.

Trên thực tế, qua khảo sát cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động KTĐG ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả thường chỉ tập trung vào khâu coi thi và chấm thi, còn các khâu khác cũng rất quan trọng nhưng cũng rất dễ phát sinh tiêu cực (ra đề, sao in đề, quản lý đề, quản lý điểm, …) thì ít được thanh tra kiểm tra. Hiện tượng lộ đề, làm sai lệch điểm do khách quan hay chủ quan không phải khơng có. Từ lý luận và thực tiễn đang diễn ra tại các trường THCS Cẩm Phả cho thấy tăng cường thanh tra, kiểm tra là việc làm thiết thực khơng thể coi nhẹ.

3.2.5.1.Mục đích

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá trong các trường THCS nhằm hai mục đích sau:

- Cảnh báo sớm những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra giúp bộ phận quản lý và giáo viên có phương án điều chỉnh, kịp thời hạn chế những sai sót, tiêu cực.

- Phát hiện kịp thời những sai sót, tiêu cực trong KTĐG để ngăn chặn và xử lý kịp thời đảm bảo cơng tác KTĐG khách quan, cơng bằng và chính xác.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Từ mục đích đã xác định ở trên, công tác thanh tra, kiểm tra của các trường THCS thành phố Cẩm Phả cần tiến hành như sau:

Công tác thanh tra: Xem xét toàn bộ quy trình KTĐG cũng như kế

hoạch và sự chuẩn bị cho việc thực hiện quy trình đó để cảnh báo những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra và kiến nghị điều chỉnh; Tránh thanh tra hình thức, cần xác định những nơi, những việc quan trọng, những việc làm chưa tốt, những cơng việc dễ sai sót làm ảnh hưởng đến kỳ thi để tập trung thanh tra. Công tác này do bộ phận thanh tra của Nhà trường đảm nhiệm theo sự phân công của Hiệu trưởng. Hiện nay, theo khảo sát, công tác thanh tra thường tập trung vào các khâu tổ chức kỳ thi và nhập điểm. Trong khi đó, tiêu cực lại nảy sinh ở nhiều khâu của KTĐG. Vì vậy, tại thời điểm này, công tác thanh tra của đơn vị đối với công tác KTĐG phải được thực hiện thường xuyên và tập trung vào những khâu tổ chức dễ này sinh tiêu cực. Ngoài việc tổ chức coi thi, chấm thi, bộ phận thanh tra cần quan tâm đến việc photo đề, quản lý điểm. Trong công tác thanh tra cần chú ý một số điểm sau:

- Trước hết, công tác thanh tra phải coi trọng nhiệm vụ cảnh báo để giúp phòng tránh những bất trắc có thể xảy ra, chứ khơng nên coi thanh tra là phải phát hiện ra những sai sót để trừng phạt hay kỷ luật người vi phạm. Nếu để sai sót, tiêu cực xảy ra, người làm công tác thanh tra phải nhận thấy trách nhiệm của mình chưa hồn thành. Để làm việc này, công tác thanh tra phải được tiến hành sớm trước khi diễn ra kỳ thi, kiểm tra. Nhiệm vụ của bộ phận thanh tra là xem xét toàn bộ quy trình KTĐG cũng như kế hoạch và sự chuẩn bị cho việc thực hiện quy trình đó để cảnh báo những sai sót, tiêu cực có thể xảy ra và kiến nghị điều chỉnh. Chẳng hạn, với phương pháp tự luận mà bố trí quá nhiều thí sinh trong một phịng thi hoặc bố trí một giám thị coi thi cho một

phịng thi thì khó đảm bảo coi thi nghiêm túc; xem xét điều kiện đảm bảo cho việc quản đề, nhận đề,… Những phát hiện và kiến nghị để cho hoạt động KTĐG được khách quan, chính xác, nghiêm túc thuộc phần trách nhiệm của công tác thanh tra.

- Cần tránh thanh tra hình thức, cần xác định những nơi, những việc quan trọng, những việc làm chưa tốt, những cơng việc dễ sai sót làm ảnh hưởng đến kỳ thi để tập trung thanh tra chứ không nên dàn trải đều khắp sẽ dẫn đến hời hợt, không hiệu quả. Trong mỗi kỳ thi, nhà trường cũng như bộ phận thanh tra cần căn cứ trên thực tế và tình hình của kỳ thi trước để xác định trọng tâm thanh tra. Tuy nhiên, chỉ cần sự có mặt của thanh tra cũng đã có tác dụng làm cho giáo viên, học sinh nghiêm túc hơn cho nên có những chỗ không xác định là trọng tâm, nhưng không hẳn là bỏ qua mà cũng cần dành sự quan tâm đúng mức.

- Phải xử lý nghiêm theo quy định và khen thưởng thoả đáng với những ai vi phạm hay thành tích theo những phát hiện, kiến nghị của thanh tra. Kỷ luật và khen thưởng khơng thoả đáng đều có ảnh hưởng tiêu cực. Trên thực tế, Nhà trường đã không xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm quy chế, do đó những vi phạm vẫn tiếp diễn và những người làm tốt thấy bất cơng; Cịn khen thưởng không thoả đáng làm giảm tính tích cực của giáo viên, học sinh. Vì vậy, cần khen thưởng, kỷ luật thật thoả đáng và kịp thời để giáo viên, học sinh có được những bài học và kinh nghiệm trong các công việc tiếp theo.

Công tác kiểm tra : Được thực hiện thường xuyên liên tục trong tất cả

các khâu, tất cả các công việc. Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý điều hành nhắc nhở, uốn nắn nhân viên của mình để tránh những sai sót có thể xảy ra, kịp thời điều chỉnh những việc làm sai đảm bảo các cơng việc được hồn thành đúng tiến độ và quy định. Cũng giống như công tác thanh tra, kiểm tra tránh hình thức, phải xử lý kỷ luật hay khen thưởng thỏa đáng và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 108)