VAI TRỊ CỦA CHỮ VIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM

Một phần của tài liệu đồng âm và đa nghĩa trong tiêng việt (Trang 38 - 44)

VÀ HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA

Như lí luận ngơn ngữ học đại cương (NNHĐC) đã chỉ rõ: đối tượng cụ thể của ngơn ngữ học là “cái sản phẩm xã hội được lưu trữ trong ĩc mỗi người” hay “ngơn ngữ thuộc về hệ thống bên trong, độc lập với chữ viết” và “ngơn ngữ và chữ viết là 02 hệ thống dấu hiệu khác nhau” và “lí do tồn tại duy nhất của chữ viết là để biểu hiện ngơn ngữ”. Song cũng chính lí luận NNHĐC cũng từng khẳng định: “trong mỗi tập thể ngơn ngữ, cái sản phẩm này (ngơn ngữ) lại khác, thành ra những cái chúng ta cĩ được là những ngơn ngữ khác nhau” và “…Chúng ta thường chỉ biết các ngơn ngữ qua chữ viết […] đặc biệt là đối với những ngơn ngữ phương xa và những ngơn ngữ đã mất đi […] cho nên, tuy chữ viết tự bản thân nĩ vốn xa lạ đối với hệ thống bên trong, vẫn khơng thể nào khơng đếm xỉa đến nĩ vốn là biện pháp luơn luơn được dùng để biểu thị ngơn ngữ, cần phải biết cơng dụng của nĩ, những nhược điểm của nĩ và những mối nguy hiểm do nĩ gây ra.” Saussure [113, tr.67-68].

Cũng trong Giáo trình ngơn ngữ học đại cương (tr.69), Saussure từng khẳng định: “đối tượng của NNH khơng phải là sự kết hợp giữa cái từ được viết ra với cái từ được nĩi ra, chỉ cái sau này mới là đối tượng của NNH. Song những từ viết (chữ viết) luơn xen lẫn một cách khít khao với những từ nĩi (ngữ âm, âm thanh) mà nĩ là hình ảnh…” hay “ngơn ngữ cĩ một truyền thống phát âm độc lập với chữ viết và lại cố định hơn nữa…”.

Ơng đồng thời chỉ rõ 03 nguyên nhân khiến cho chữ viết cĩ ưu thế hơn đối với ngơn ngữ là: (1)

trước hết, hình ảnh chữ viết của từ đập vào trí ta như một vật cố định và vững chắc, thích hợp hơn là âm thanh đối với việc duy trì tính thống nhất của ngơn ngữ qua thời gian. Mặc dầu mối liên hệ này rất hời hợt và tạo ra một sự thống nhất thuần túy giả tạo, nĩ vẫn dễ thấy hơn nhiều, so với mối liên hệ tự nhiên, mối liên hệ duy nhất chân chính của âm thanh, (2) ở phần lớn chúng ta, các ấn tượng thị giác vẫn rõ và bền hơn các ấn tượng thính giác, cho nên người ta thường bám vào loại trên hơn. Hình tượng chữ viết rốt cục lấn át âm thanh, (3) ngơn ngữ văn học càng làm tăng thêm cái ưu thế khơng đáng được hưởng của chữ viết. Nĩ cĩ những pho từ điển, những bộ ngữ pháp của nĩ; người ta giảng dạy ở nhà trường cũng theo sách và bằng sách; ngơn ngữ cĩ một quy phạm chi phối; mà cái quy phạm này cũng là một hệ thống luật lệ bằng chữ viết, tuân theo một cách dùng nghiêm ngặt là chính tả, và thế là chữ viết đã cĩ được một tầm quan trọng hàng đầu. Rốt cục người ta quên mất rằng mình học nĩi rồi mới học viết, và mối quan hệ tự nhiên bị đảo ngược lại. Cuối cùng, mỗi khi cĩ sự mâu thuẫn giữa ngơn ngữ và chính tả, thì bao giờ cuộc tranh chấp cũng khĩ giải quyết đối với bất cứ ai khơng phải là nhà ngơn ngữ học lại khơng cĩ tiếng nĩi ở đây, cho nên hình thức chữ viết hầu như tất nhiên phải thắng thế, bởi lẽ bất cứ giải pháp nào dựa vào nĩ cũng vẫn dễ hơn; do đĩ chữ viết tự gán cho mình một tầm quan trọng mà nĩ khơng đáng cĩ.

Saussure đồng thời cũng chỉ ra rằng: “chỉ cĩ 2 loại chữ viết là loại biểu ý (văn tự của người Trung Quốc) và loại chữ viết ngữ âm học” và “từ viết cĩ xu hướng thay thế cho từ nĩi trong trí ĩc ta; điều đĩ đúng với cả 2 loại chữ viết, nhưng trong loại đầu (loại chữ viết biểu ý) xu hướng này mạnh hơn. Đối với người Trung Quốc, chữ biểu ý và từ nĩi đều là những dấu hiệu của ý niệm như nhau; đối với họ, chữ viết là một ngơn ngữ thứ hai, và trong khi nĩi chuyện, nếu gặp 2 từ nĩi phát âm như nhau (ĐÂ), đơi lúc họ phải nhờ đến chữ viết để giải thích ý nghĩ của mình. Nhưng sự thay thế này, vì nĩ cĩ thể là tuyệt đối, khơng cĩ những hậu quả phiền hà như trong chữ viết của ta (chữ viết ngữ âm học), những từ Trung Quốc thuộc nhiều phương ngữ khác nhau nhưng tương ứng với một ý thì đều cĩ thể cùng được biểu hiện bằng một chữ”.

Cũng trong Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, sau khi chỉ ra ưu thế của chữ viết so với khẩu ngữ, Saussure đã giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình ở loại văn tự ngữ âm học và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng khơng ăn khớp giữa cách viết và cách phát âm. Theo ơng, cĩ những nguyên nhân chính sau (1) do ngơn ngữ biến hĩa khơng ngừng trong khi chữ viết cĩ xu thế đứng yên, (2) do sự vay mượn hệ thống chữ cái của một dân tộc khác dẫn đến sự khơng tương thích…, (3) do sự chi phối của từ nguyên học. Và những hậu quả của nĩ là: (1) chữ viết che mất bộ mặt thật của ngơn

ngữ, (2) chữ viết ngày càng ít biểu hiện cái mà nĩ phải biểu hiện và cái xu hướng muốn lấy nĩ (chữ

viết) làm cơ sở lại càng mạnh thêm dẫn tới đảo ngược mối quan hệ chính đáng và hiện thực giữa chữ viết và ngơn ngữ, (3) nĩ tác động đến ngơn ngữ và làm cho ngơn ngữ thay đổi (trong những ngơn ngữ văn học) thậm chí là tạo ra những quái thai của chính tả.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX đã cĩ rất nhiều ý kiến khen, chê của các nhà khoa học về chữ Quốc ngữ như: Nguyễn Bạt Tụy [142]; nhĩm Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm [70]; Cao Xuân Hạo [52]…. Trong những ý kiến này đáng lưu ý là quan điểm của Cao Xuân Hạo [52, tr.157, 160-161]. Theo Cao Xuân Hạo, nhược điểm của chữ Quốc ngữ chính là ở chỗ “nĩ cĩ tính chất thuần túy ghi âm và hồn tồn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nĩ phải đảm đương, và nhược điểm ấy bộc lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong các trường hợp các từ ĐÂ vốn cĩ rất nhiều trong TV [….] Bỏ chữ Hán và chữ Nơm là một tai họa khơng cịn hốn cải được nữa nhưng người ta cịn cĩ thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một mơn bắt buộc ở trường phổ thơng. Người Việt sẽ khơng thể giỏi TV nếu khơng thấu đáo nghĩa của các từ Hán Việt, vốn chiếm tỷ lệ hơn 70% trong vốn từ TV” (tr.160-161) và “trên bình diện ngơn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ khơng phải là một cách viết thích hợp với TV” (tr.157).

Theo chúng tơi, những luận điểm trên cĩ một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu HTĐÂ, HTĐN trong TV và THHĐ. Chúng tơi cho rằng, khơng thể phủ nhận hồn tồn vai trị của chữ viết trong việc nhận diện, phân loại các ĐVĐÂ trong THHĐ và một bộ phận khơng nhỏ từ ĐÂ của TV (ĐÂ Hán Việt). Hơn thế nữa, chữ viết cịn là một tiêu chí quan trọng bên cạnh các tiêu chí

âm, nghĩa tạo thành một bộ tiêu chí quan trọng (hình – âm – nghĩa) trong việc phân biệt các ĐVĐÂ của THHĐ và các yếu tố cấu tạo từ (YT CTT) kiểu như: đại trong các kết hợp đại ác (大恶), đại biểu (代表) thời đại (时代)… trong TV hiện đại. Các yếu tố này hiện nay, do việc thay đổi văn tự (từ văn tự biểu ý sang văn tự ngữ âm) đã che mờ những sự khác biệt về văn tự và ý nghĩa vốn tồn tại thật trong những ĐV Hán Việt này của TV – một bộ phận mà theo ước tính là chiếm gần 70% vốn từ TV và hiện vẫn cĩ rất nhiều yếu tố cĩ sức sản sinh từ vựng mạnh và cĩ một vị trí xứng đáng trong tâm thức của người Việt.

Chúng tơi, mặc dầu cũng ý thức được những đặc điểm phong phú đa dạng và phức tạp của HTĐÂ trong TV song do nhiệm vụ chính đã được xác định nên chọn cho mình một quan điểm là: các ĐVĐÂ trong TV đồng thời cũng là những ĐV đồng tự dạng trong mọi dạng thức biểu hiện của ĐV ấy.

1.4. KHÁI NIỆM ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA

1.4.1. Theo Keith Brown [206, tr.72] thì: ĐÂ (homonyms) là những từ/mục từ (lexemes) khác nhau nhưng chia sẻ cùng một hình thức giống nhau” và “các từ ĐÂ (homophones ) cần phải được phát âm giống nhau” trong khi “các từ đồng tự (homographs) cĩ chung hình thức viết giống nhau”.

ĐN (polysemy) cĩ nguồn gốc từ những quá trình và quan hệ ngữ nghĩa – ngữ dụng trong đĩ các nghĩa của từ được mở rộng hoặc chuyển đổi thành một mục từ vựng (lexical item) cĩ nhiều nét nghĩa phân biệt.”

Ở Việt Nam, chỉ cĩ một số ít cơng trình cĩ đưa ra khái niệm ĐÂ nĩi chung và khái niệm từ ĐÂ

nĩi riêng, chẳng hạn: Trà Ngân Lê Ngọc Vượng [94, tr.29] quan niệm: “ĐÂ nghĩa là đọc giống nhau…, ĐÂ tất phải khác nghĩa”. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [70, tr.18-19] cho rằng: “tiếng ĐÂ là những tiếng viết giống nhau và đọc đồng một âm như nhau nhưng cái nghĩa thì khác mà khơng cĩ liên lạc gì với nhau cả”. Hữu Quỳnh [110, tr.49] quan niệm: “từ ĐÂ là những từ khác nhau nhưng cĩ vỏ âm thanh giống nhau”. Đỗ Hữu Châu [19, tr.228] cho rằng: “những ĐVĐÂ là những ĐV giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa”. Tập thể tác giả Hồng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang [57, tr.164-165] cho rằng: “HTĐÂ trong TV là HT đồng nhất về mặt biểu hiện (trùng về âm thanh), khác nhau về bình diện được biểu hiện (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp)”. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan [36, tr.89] thì cho rằng: “từ ĐÂ là những từ cĩ cùng vỏ âm thanh nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau”. Bùi Minh Tốn [133, tr.61] quan niệm: “từ ĐÂ là những từ cĩ hình thức âm thanh hồn tồn giống nhau nhưng lại khác hẳn nhau về ý nghĩa và cĩ thể khác nhau cả về các phương diện khác như bản chất ngữ pháp, chức năng trong giao tiếp, sắc thái phong cách”.

Khảo sát các quan niệm trong giới Việt ngữ học chúng tơi nhận thấy, về cơ bản cĩ thể phân thành 03 quan niệm: (1) nhĩm xác định từ ĐÂ bằng 3 tiêu chí (giống nhau về văn tự, giống nhau về âm thanh, khác nhau về nghĩa). Đại diện cho nhĩm này là nhĩm Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, (2) nhĩm xác định từ ĐÂ bằng các tiêu chí như (giống nhau về hình thức âm thanh, khác nhau về nghĩa và cĩ thể khác cả về các phương diện ngữ pháp), (3) những tác giả cịn lại đều chủ trương xác định từ ĐÂ dựa trên 2 tiêu chí cơ bản là (giống nhau về âm thanh và khác nhau về ý nghĩa). Điều chưa được hợp lý ở những tác giả này là cách diễn đạt cái gọi là “vỏ âm thanh” và “hình thức ngữ âm” ở đây rất mơ hồ, dễ gây ra sự ngộ nhận những khái niệm này đơn thuần chỉ là chữ viết. Theo chúng tơi, nên thay 02 khái niệm này bằng khái niệm hình thức biểu hiện hay chỉ rõ nội hàm và ngoại diên của 02 khái niệm này thì sẽ phù hợp hơn.

Các tác giả khơng hiển ngơn khái niệm ĐÂ về cơ bản đều chủ trương 02 tiêu chí: âm giống,

nghĩa khác. Theo chúng tơi, HTĐÂ là những HT đồng nhất về mặt biểu hiện và khác nhau về bình diện được biểu hiện. Và từ ĐÂ trong TV là những từ giống nhau về âm thanh, khác nhau về nghĩa và hiện khơng cĩ quan hệ gì với nhau. Cũng như Lê Quang Thiêm, chúng tơi cho rằng: hình thức từ đối với nhiều ngơn ngữ hiện đại biểu hiện cả ở mặt âm thanh và chữ viết nhưng khi nĩi về sự giống nhau hay đồng nhất về hình thức thì trước hết và quan trọng nhất là về âm thanh, song mặt khác, đối với một số ngơn ngữ (tiếng Hán…) thì giống nhau về văn tự cũng là quan trọng mặc dù khơng hồn tồn chính xác song cũng cần lưu tâm vì đĩ là biểu hiện kèm theo. Trên thực tế, trong một số ngơn ngữ như TV thì thậm chí loại văn tự hiện dùng (chữ Quốc ngữ) vẫn là một loại văn tự cịn nhiều bất cập trong việc phản ánh cách phát âm của người Việt. Điều này cũng đã được phản ánh nhiều trong các cơng trình ngữ âm học TV như: Đồn Thiện Thuật [127], Cao Xuân Hạo [52]…. Song, cĩ lẽ quan điểm cĩ lợi cho quá trình dạy và học TV hơn cả là nên coi những ĐVĐÂ trong TV là những ĐV giống nhau về âm đọc, khác nhau về nghĩa, trùng nhau về chữ viết và hiện khơng cĩ quan hệ gì về nghĩa.

Ở Việt Nam, khi xác định khái niệm ĐN, các nhà Việt ngữ học thường dựa trên 02 tiêu chí: “SL nghĩa, nét nghĩa” và “quan hệ giữa các nghĩa” trong một ĐVĐN. Thơng thường, một từ cĩ từ 02 nghĩa trở lên và giữa 02 nghĩa ấy vẫn cịn tồn tại một mối quan hệ nào đĩ (thường là quan hệ phái sinh) thì được coi là một ĐVĐN. LA cũng cĩ quan niệm như vậy. Các ĐVĐN thường được các nhà Việt ngữ học chia thành: ĐNBV, ĐN BN, ĐNBT….Trong các HT này thì HT ĐNBN (các ý nghĩa của một ĐVĐN cịn bao hàm những nét nghĩa nhỏ hơn) luơn được quan tâm chú ý nhiều. Chẳng hạn, phân tích các từ: bấp bênh, bấc, bắp chuối ta thấy:

Bấp bênh (t). 1 Dễ mất thăng bằng, dễ nghêng lệch vì khơng cĩ chỗ tựa vững chắc. Tấm ván kê bấp bênh. 2 Dễ thay đổi thất thường vì khơng cĩ cơ sở vững chắc. Cuộc sống bấp bênh. 3 Dễ nghiêng ngả, dễ dao động. Lập trường bấp bênh. // Láy: bấp ba bấp bênh (ý mức độ nghiêng). (TĐTV tr.49).

Tính từ bấp bênh được coi là một từ ĐNBV đơn thuần (gồm 03 nghĩa, giữa các ý nghĩa cĩ quan hệ phái sinh theo kiểu sR1R -> sR2R -> sR3R, trong mỗi ý nghĩa đều khơng bao hàm những nét nghĩa nhỏ hơn).

Bấc (d). 1 Cây thân mọc thành cụm ở ven đầm hồ, thân cĩ lõi xốp và nhẹ. Nhẹ như bấc. 2 Lõi của cây bấc hoặc đoạn vải, sợi dùng làm vật dẫn dầu để thắp đèn. 3 Lõi xốp và nhẹ của một số cây. Bấc sậy. Mía bấc

(mía bị xốp ruột). (TĐTV tr.48).

Khác với tính từ bấp bênh, danh từ bấc lại là một từ ĐNBV, ĐNBN khơng hồn tồn. (danh từ

bấc cĩ 03 nghĩa, giữa các ý nghĩa cĩ quan hệ phái sinh theo kiểu sR1R -> sR2R -> sR3R, các ý nghĩa của từ

bấc chỉ 03 đối tượng khác nhau trong hiện thực khách quan (HTKQ) là: “cây thân mọc thành cụm ở ven đầm hồ ”, “lõi của cây bấc hoặc đoạn vải ”, “lõi xốp và nhẹ của một số cây ”. Trong đĩ, các nghĩa thứ 1 và thứ 2 của danh từ bấc cịn bao hàm các nét nghĩa nhỏ hơn là: “cĩ lõi xốp và nhẹ”, “dùng làm vật dẫn dầu để thắp đèn”.

Bắp chuối (d). 1 Phần hình bắp của cụm hoa chuối cịn lại sau khi đã sinh buồng chuối, cĩ thể dùng làm rau ăn. 2 Trạng thái bị sưng tấy ở các cơ chân tay, trơng giống hình cái bắp chuối. (TĐTV tr.46)

Khác với tính từ bấp bênh và danh từ bấc, danh từ bắp chuối lại là một từ vừa ĐNBV vừa ĐNBN hồn tồn. 02 nghĩa của từ này cĩ quan hệ phái sinh theo kiểu sR1R -> sR2 Rvà chỉ 02 đối tượng khác nhau trong HTKQ là: “phần hình bắp của cụm hoa chuối cịn lại sau khi đã sinh buồng chuối ” và “trạng thái bị sưng tấy ở các cơ chân tay ”. Ngồi ra, trong 02 nghĩa của danh từ bắp chuối cịn bao hàm những nét nghĩa nhỏ hơn là: “cĩ thể dùng làm rau ăn”và “trơng giống hình cái bắp chuối ”.

Ở Trung Quốc, đáng chú ý là các quan điểm sau: (1) quan điểm kiên trì 02 tiêu chí: ngữ âm tương đồng và ý nghĩa hồn tồn khác biệt là từ ĐÂ. Đại diện cho quan điểm này là: Tơn Thường Tự [200], Lưu Thúc Tân [187], tập thể tác giả khoa văn học và ngơn ngữ học Trung Quốc [155], Cao Văn Đạt, Vương Lập Ứng [162], Chu Anh Quý [185]…. Một số tác giả khác như Hà Ái Nhân [183], Chu Tổ Mạc [177] trong Hán ngữ từ vựng giảng thoại, Vương Cần, Võ Chiếm Khơn [159],

Phù Phĩ Thanh [189]… tuy cũng chủ trương 02 tiêu chí trên song họ cụ thể hĩa tiêu chí “ngữ âm tương đồng” thành kết cấu âm tiết và thanh điệu tương đồng hay cĩ thanh, vận, điệu tương đồng, (2)

một số tác giả khác như Trương Vĩnh Ngơn [182] thì ngồi 02 tiêu chí “âm giống, nghĩa khác” cịn đưa ra tiêu chí “giống nhau về chữ viết”.

Đối với những từ đồng âm đồng hình (ĐÂĐH), đặc biệt là đối với các ĐV ĐÂĐH song tiết, các nhà Hán ngữ học cịn đề cập tới 03 tiêu chuẩn là: cĩ trọng âm giống nhau, khơng cịn quan hệ dẫn xuất về nghĩa và các PT CTT khác nhau.

Về khái niệm “ĐN”, các nhà ngơn ngữ học Trung Quốc đều xây dựng khái niệm “ĐN” dựa

Một phần của tài liệu đồng âm và đa nghĩa trong tiêng việt (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)