Dự báo chi phí NVL từng quý giai đoạn 2014 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam (Trang 68 - 173)

“Nguồn: Nguồn phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Từ đồ thị 1.8 ta thấy các điểm dữ liệu dự báo chi phí theo mùa dao động tăng lên trong khoảng từ 94 đến 134 với trung bình là 114. Trên đồ thị các dữ liệu thực tế có xu hướng tăng, giảm dao động xung quanh số trung bình dự báo, điểm dữ liệu thực

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 S e a s o n a lly -A d jus te d V a lue Time Period

Giá trị điều chỉnh theo mùa

Dự báo điều chỉnh theo mùa

tế cuối cùng đang tăng so với xu hướng giảm của các thời kỳ trước, dựa vào chu kỳ dao động thực tế thể hiện trên đồ thị ta thấy sau thời gian giảm đều sẽ có một giai đoạn đồ thị đi lên đều. Từ đó cho thấy các điểm dữ liệu thực tế cho kỳ kinh doanh kế tiếp sẽ tiếp tục tăng và giữ trên trung bình, sẽ dao động tiệm cận quanh điểm cuối cùng là 130, như vậy trong năm 2019 mức chi phí NVL có thể sẽ tiếp tục tăng. Như vậy có thể thấy dựa theo sự phân tích, dự báo gắn với yếu tố mùa vụ thì cơng ty chưa có một phương pháp quản trị khâu mua hàng đáp ứng yêu cầu, nhu cầu theo dự báo thường xun khơng chính xác, ảnh hưởng tới cơng tác kiểm sốt chi phí và lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

Việc tăng chi phí ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty, nguyên nhân tăng lên một phần là do số lượng hàng hóa sản xuất để tiêu thụ được tăng lên qua từng năm dẫn tới phải tiến hành thu mua nhiều NVL đáp ứng cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên cũng có thể đánh giá một phần trong những nguyên nhân này là do công ty chưa đạt hiệu quả cao trong khâu quản trị thu mua NVL. Hiện nay, việc thu mua này được công ty tiến hành với nhiều đối tác ở nhiều thị trường khác nhau. Ta có số liệu chi phí thu mua NVL trên từng thị trường thể hiện trên bảng 1.8 như sau:

Bảng 1.8: Tổng hợp tình hình thu mua NVL theo thị trường cung cấp của Công ty giai đoạn 2014 – 2018. ĐVT: Tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng ASEAN 261,785 51,25 224,888 39,71 170,.579 40,76 204,557 39,53 230,219 44,42 NORTHEAST ASIA 235,649 46,13 214,070 37,86 193,884 46,33 255,436 49,37 231,659 44,69 EUROPE 6,147 1,2 7,923 1,4 10,273 2,45 11,072 2,14 12,340 2,38 NORTH AMERICA 3,491 0,68 112,888 19,96 13,279 3,17 9,.827 1,90 14,504 2,80 DOMESTIC LOCAL PART 3,717 0,73 6,058 1,07 30,483 7,28 36,537 7,06 29.609 5,71 Tổng 510,788 100 565,463 100 418,499 100 517.428 100 518,330 100

“Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Từ số liệu trên bảng 1.8 về chi phí thu mua NVL, ta sử dụng 5 biểu đồ từ 1.9 đến 1.13 để biểu thị cơ cấu chi phí theo thị trường cung cấp của công ty như sau:

Biểu đồ 1.9: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng thị trường năm 2014

“Nguồn: phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Từ các số liệu tại Bảng 1.8, Biểu đồ 1.9 ta thấy trong năm 2014 Công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường Asean chiếm tỷ trọng 51,25%, thị trường Northeast Asia chiếm tỷ trọng là 46,13% trong tổng số thị trường cung cấp NVL cho công ty. Như vậy năm 2014 Công ty nhập khẩu chủ yếu các NVL từ khu vực Đông Nam Á và khu vực Đông Bắc Á. Đây là những nơi mà thực tế có chi phí tương đối thấp so với các khu vực khác trên thế giới. Hơn nữa đây là những nơi mà ngoài NVL rẻ hơn thì chi phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác cũng có xu hướng rẻ hơn so với các thị trường châu âu, châu mỹ. Tuy nhiên nhìn vào bảng nguồn gốc thu mua NVL của cơng ty ta thấy rằng các NVL chính để sản xuất sản phẩm của cơng ty khơng có nguồn gốc từ các nhà cung cấp Việt Nam. Từ đây cho thấy thứ nhất các sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử trong nước không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của công ty, thứ hai công ty chưa tin tưởng để đặt ra các tiêu chí về sản phẩm đầu vào của mình cho các doanh nghiệp nội địa cung cấp. Điều này là một trong những bất

1.2%

51.25%

0.68% 46.13%

0.73%

Cơ cấu chi phí năm 2014

EUROPE ASEAN

NORTH AMERICA NORTHEAST ASIA DOMESTIC LOCAL PART

từ nước ngồi nên chi phí thu mua NVL sẽ tăng lên rất cao so với việc nếu thu mua được các NVL trong nước đáp ứng tiêu chuẩn cần và đủ tạo nên sản phẩm của Công ty.

Biểu đồ 1.10: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng thị trường năm 2015

“Nguồn: phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Sang năm 2015, việc thu mua NVL của Cơng ty vẫn giữ ngun chính sách nhập khẩu 100% từ các thị trường khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở thị trường ASEAN và thị trường Northeast Asia, đây là những thị trường được cho là tiềm năng của công ty với những ưu việt về giá cả, về tiêu chuẩn chất lượng và về chi phí vận chuyển so với các thị trường còn lại. Tuy nhiên lúc này khu vực Bắc Mỹ cũng được công ty lựa chọn nhiều nhà cung cấp NVL hơn so với năm trước, chi phí NVL mua từ thị trường Bắc Mỹ tăng từ 0,68% trong năm 2014 lên 19,96% trong năm 2015. Đây là nơi công nghệ tương đối phát triển, điều này cho thấy tiêu chí về chất lượng sản phẩm cũng được cơng ty đặt lên tương đối cao, các NVL chính đầu vào tạo sản phẩm phải được kiểm duyệt và đáp ứng những kỹ thuật cao để giúp công ty tạo nên những sản phẩm

39.71%

37.86% 1.4%

19.96% 1.07%

Cơ cấu chi phí năm 2015

ASEAN

NORTHEAST ASIA EUROPE NORTH AMERICA DOMESTIC LOCAL PART

Biểu đồ 1.11: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng thị trường năm 2016

“Nguồn: phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Từ biểu đồ 1.11 ta thấy trong năm 2016 công ty tiếp tục chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường Northeast Asia là 193,88 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 46,33%; thị trường Asean là 170,58 tỷ động chiếm tỷ trọng 40,76% trong tổng số thị trường cung cấp NVL cho công ty; thị trường còn lại một tỷ trọng nhỏ là nhập khẩu từ các khu vực khác như Europe 2,45%, Domestic local part 7,28% và North America 3,17%. 40.76% 46.33% 2.45% 3.17% 7.28%

Cơ cấu chi phí năm 2016

ASEAN

NORTHEAST ASIA EUROPE NORTH AMERICA DOMESTIC LOCAL PART

Biểu đồ 1.12: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng thị trường năm 2017

“Nguồn phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Tiếp tục khai thác thế mạnh của thị trường Châu Á về chỉ tiêu giá cả sản phẩm rẻ hơn so với khu vực khác, năm 2017 công ty tiếp tục nhập khẩu NVL từ thị trường Asean là 204,56 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,53% tổng kim ngạch nhập khẩu NVL từ các thị trường và Northeast Asia là 255,44 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,37%. Còn lại là một số thị trường khác như Europe 2,14%, Domestic local part 7,06% và North America 1,9%. Có thể thấy tổng chi phí mua hàng trong năm nay đã tăng lên so với năm 2016, đối với cùng một nhà cung ứng sản phẩm, cùng một thị trường như nhau nhưng chi phí tăng lên là do số lượng NVL năm 2017 mua vào nhiều hơn năm trước để phục vụ sản xuất, đồng thời có thể đánh giá tới những yếu tố khác như sự leo thang của giá cả hàng hóa, dịch vụ kèm theo, dẫn tới tổng chi phí tăng lên.

39.53%

49.37% 2.14%

1.90% 7.06%

Cơ cấu chi phí năm 2017

ASEAN

NORTHEAST ASIA EUROPE NORTH AMERICA DOMESTIC LOCAL PART

Biểu đồ 1.13: Biểu hiện cơ cấu chi phí thu mua NVL theo từng thị trường năm 2018

“Nguồn: phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Khơng khác các năm trước là bao nhiêu, năm 2018 công ty vẫn giữ thị trường chủ chốt để cung cấp NVL là thị trường Đơng Nam Á và Đơng Bắc Á. Có thể thấy cơng ty đã nghiên cứu tương đối kỹ các thị trường và lợi thế so sánh giữa các thị trường trong việc cung cấp NVL. Bởi vì trước hết tính về giá thành của NVL tương đối rẻ hơn so với các khu vực khác, chi phí vận chuyển về kho hàng của cơng ty sẽ tiết kiệm hơn do hai khu vực này về mặt địa lý ở gần Việt Nam hơn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa hơn. Ngồi ra phân tích kỹ về việc lựa chọn thị trường cung cấp ta còn thấy rằng, mặc dù các khu vực Đông Nam Á về giá thành sẽ rẻ hơn nhiều so với khu vực Đơng Bắc Á nhưng cơng ty vẫn có tỷ trọng mua NVL từ thị trường Đông Bắc Á nhiều hơn, nguyên nhân là do Đông Bắc Á là bao gồm những đất nước tiên tiến hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… vì vậy có thể nói mặc dù giá có cao hơn Đơng Nam Á nhưng chất lượng các NVL về thiết bị điện

44.42% 44.69%

2.38%

2.80% 5.71%

Cơ cấu chi phí năm 2018

ASEAN

NORTHEAST ASIA EUROPE NORTH AMERICA DOMESTIC LOCAL PART

tử tại những nước Đông Bắc Á được công ty đánh giá cao hơn. Điều này cho thấy ngoài việc giá thành hạ, chất lượng của đầu vào sản phẩm cũng được công ty cũng rất chú trọng tới

Trên cơ sở số liệu về doanh thu và chi phí trong giai đoạn 2014 – 2018, ta có thể đưa ra được hiệu suất sử dụng chi phí tại cơng ty tại bảng 1.9 như sau:

Bảng 1.9: Hiệu suất sử dụng chi phí của cơng ty giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

HS sử dụng

chi phí 1,45 1,58 2,39 1,82 1,95

“Nguồn: phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Từ bảng 1.9 ta thấy hiệu suất sử dụng chi phí của cơng ty tương đối cao và ổn định trung bình đạt 1,84. Chỉ tiêu này cho ta thấy mỗi năm cứ 1 đồng chi phí bỏ ra, cơng ty có thể thu về được trung bình 1,84 đồng doanh thu, đạt cao nhất vào năm 2016 khi mà bỏ ra một đồng chi phí cơng ty có thể thu về 2,39 đồng doanh thu, các năm tiếp theo cũng đạt tỷ lệ cao xấp xỉ 2 đồng, tuy nhiên giai đoạn 2014-2015 khi mà chính sách kinh doanh chưa thực sự hiệu quả thì việc thu về dược 1,5 đồng doanh thu một năm có thể nói là một trong những thành cơng của Công ty. Như vậy về cơ bản, để tối đa hóa lợi nhuận, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, cơng ty cần có những chính sách tốt hơn nữa trong khâu thu mua NVL để đảm bảo tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu vào đáp ứng nhu cầu phục vụ công nghệ sản xuất sản phẩm thiết bị cao của mình. Ngồi ra cũng cần có những chính sách trong khâu tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo doanh thu hàng năm có tốc độ tăng trưởng mạnh, ổn định hơn.

1.3.4. Phân tích lợi nhuận

Một yếu tố có vai trị hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó chính là lợi nhuận, vì lợi nhuận khơng những là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của q trình sản xuất kinh doanh mà cịn phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp chi tiết hơn nó phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trính sản xuất như: nguyên

liệu, lao động, tài sản cố định… Vì vậy, để có thể đánh giá phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ phân tích tình hình lợi nhuận chúng ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng và các nguyên nhân dẫn đến việc tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, nhằm nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn và giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tối đa trong tương lai.

Ở đây ta thực hiện phân tích lợi nhuận thuần của PAVCV. Số liệu về tình hình lợi nhuận thuần của cơng ty giai đoạn 2014 – 2018 đã được thể hiện tại bảng 1.1 ở trên. Từ bảng 1.1 và các số liệu phân tích ở trên ta có thể đưa ra nhận định chung về tình hình lợi nhuận của cơng ty: Trong giai đoạn này cơng ty hoạt động vẫn có hiệu quả, lợi nhuận tương đối ổn định qua từng năm, cụ thể năm 2014 chỉ đạt 231,206 tỷ đồng, sang năm 2015 tăng 42,38% đạt 329,198 tỷ động, đỉnh cao nhất của sự dao động lợi nhuận vào năm 2016 đạt 573,05 tỷ đồng tăng phi mã 74,08%, năm 2017 đạt 423,65 tỷ đồng, năm 2018 đạt 494,16 tỷ đồng. Các năm sau có xu hướng giảm hơn so với năm 2016 nhưng vẫn tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn 2014-2015, Như vậy chỉ tiêu lợi nhuận của công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên xét về các yếu tố tạo nên lợi nhuận ta thấy năm 2018 doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng cao, nhưng chi phí lại gần như giữ nguyên so với năm 2017, đây là một minh chứng cho hiệu quả kinh doanh tốt của công ty năm 2018. Ngược lại năm 2017 lại là một minh chứng cho việc kinh doanh kém hiệu quả do doanh thu sụt giảm trong khi chi phí lại tăng cao, năm 2014-2015 mặc dù doanh thu tăng nhưng vẫn ở mức thấp trong khi chi phí lại quá cao dẫn tới con số lợi nhuận là rất ít so với các năm sau này. Tuy nhiên thực tế luôn cho thấy mọi công ty kinh doanh đều phải đứng trước những thách thức khó khăn chung của nền kinh tế thị trường, sự biến động không ngừng của giá cả sản phẩm, sự thay đổi liên tục của việc công nghệ hiện đại được ứng dụng và tích hợp vào tính năng sản phẩm… thì việc thị hiếu người tiêu dùng được đáp ứng là vơ cùng khó khăn,

vì vậy việc duy trì kinh doanh với mức lợi nhuận tương đối lớn, hiệu quả sử dụng đồng tiền trong kinh doanh gấp đôi so với giá trị ban đầu đã cho thấy phần nào tính hiệu quả của việc điều hành và đội ngũ nhân viên trong tồn cơng ty.

Từ các số liệu đã phân tích ở trên ta có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp của các năm như bảng 1.10 sau:

Bảng 1.10: Tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty giai đoạn 2014-2018

Năm 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ suất

LNG (%) 31,16 36,92 57,79 45,02 48,81

“Nguồn: phịng Tài chính Kế tốn – Cơng ty PAVCV”

Nhìn vào số liệu tại bảng 3.10 ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp các năm của Công ty được chia thành hai giai đoạn rõ rệt, giai đoạn thứ nhất là năm 2014-2015 chỉ tiêu này tăng và tăng cao nhất vào năm 2016, tuy nhiên sang giai đoạn 2017-2018 thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2016 nhưng vẫn đạt cao hơn nhiều so với năm 2014-2015, trung bình tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2014-2018 của công ty đạt 43,94%. Điều này cho thấy trung bình một năm cơng ty cịn lại 43,94% thu nhập sau khi đã trả các khoản chi phí sản xuất. Đây là một con số tương đối ấn tượng so với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn hoặc so với trung bình ngành của nước ta hiện nay. Mặc dù các hoạt động mua NVL đầu vào cũng như việc sản phẩm tiêu thụ chưa đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra, xong với những nỗ lực thúc đẩy sản xuất, và sự phấn đấu của cả chuỗi cung ứng đã mang lại những thành công bước đầu cho Công ty trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam (Trang 68 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)