“Nguồn: Phòng mua hàng – PAVCV”
Cơ bản các bước đánh giá nhà cung cấp như sau:
Bước 1, các nhà cung ứng được thu thập thông tin: Thông tin từ nhà cung ứng được Công ty thu thập các thơng qua các kênh quảng cáo như trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, Catalogue chào hàng của nhà cung ứng, trực tiếp liên hệ tại cơ sở nhà cung ứng hay sự giới thiệu từ các đơn vị khác có liên quan…Bộ phận Productinon Planing thực hiện ghi chép đầy đủ các thông tin về nhà cung cấp theo các chỉ tiêu mà công ty quy định.
Bước 2, nhà cung ứng ban đầu được lập danh sách: Sau khi thu thập thông tin, công ty sẽ tiến hành cập nhật những nhà cung ứng ban đầu vào danh sách.
Bước 3, lập tiêu chí đánh giá: Mỗi lơ hàng, mỗi loại NVL có một tiêu chí đánh giá riêng, phù hợp với từng thời kỳ. Do đó bộ phận làm nhiệm vụ đánh giá phải dựa vào các yếu tố về lịch sử, về xu hướng…để đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đầu ra của PAVCV. Ví dụ như hiện nay sản phẩm ti vi đang được khách hàng ưa chuộng nếu đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn về đô mỏng, độ phân giải, công nghệ dải màu, góc nhìn,…. vì thế khi nhập khẩu NVL màn hình, bo mạch về sản xuất cơng ty đã phải đưa ra các tiêu chí đánh giá nhà cung ứng về thiết kế, về độ sâu, các thông số kỹ thuật của bo mạch…
Bước 4, tiến hành đánh giá nhà cung ứng, dựa trên các tiêu chí đã đặt ra, cùng với các thông tin thu thập được, công ty sẽ tiến hành đánh giá nhà cung cấp.
Bước 5, lựa chọn nhà cung cấp chính thức: Dựa trên kết quả của việc đánh giá nhà cung cấp, tiến hành chọn lựa nhà cung cấp chính thức bằng cách lấy nhà cung cấp được đánh giá cao nhất ở bước 4. Thực tế cho thấy công ty vẫn giữ thị trường chủ chốt để cung cấp NVL là thị trường Đông Nam Á và Đông Bắc Á, trong đó Đơng bắc Á là những nước Hàn Quốc, Nhật Bản,… thường chiếm tỷ lệ cao hơn do đáp ứng tốt hơn về yếu tố chất lượng của NVL.
Công ty sẽ tiến hành đánh giá lại nhà cung ứng có tên trong danh sách nhà cung ứng chính thức mà vẫn đang cung cấp hàng hố và dịch vụ cho công ty trong thời gian một năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám Đốc.
Tiếp theo của việc đánh giá nhà cung ứng là việc lập kế hoạch tổ chức sản xuất, nhằm mục đích sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, đảm bảo dòng sản xuất được thường xuyên, liên tục, ước lượng được nguồn lực trong sản xuất, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất. Tại đây cơng ty thực hiện các lập kế hoạch để bước đầu thấy được sản xuất như thế nào? Sử dụng những nguồn lực gì? Sản xuất với chi phí là bao nhiêu?
Trước tiên bộ phận production planing phải kết hợp với các bộ phận có liên quan tới sản xuất sản phẩm để làm rõ lô thành phẩm mong muốn gồm các chi tiết hợp thành, vật liệu cấu thành, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, số lượng sản phẩm dự định sản xuất… từ đó mới đưa ra kế hoạch sản xuất tốt nhất
1.5.1.2. Hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất xuất
Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, bộ phân Material planning cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
Trên cơ sở các chi tiết vật liệu, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm do bộ phận lập kế hoạch sản xuất đưa tới, bộ phận kế hoạch nguyên vật liệu cần dựa vào các số liệu lịch sử và tình hình của kế hoạch để xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng loại sản phẩm, thời điểm cần giao NVL, thời gian sử dụng NVL trong q trình sản xuất….
Ngồi việc số lượng xác định cần thiết theo sản xuất yêu cầu, bộ phận này còn thực hiện lên kế hoạch mua hàng với các chỉ tiêu về giá cả mua hàng, chi phí cho việc mua lơ hàng.
Theo kết quả phân tích ở trên thì khâu hoạch định NVL phục vụ cho q trình sản xuất của cơng ty trong thời gian qua chưa phát huy hiệu quả cao nhất do việc dự báo thường xuyên chênh lệch dẫn tới chưa có chính sách ổn định quản trị khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng của công ty.
1.5.1.3. Hoạch định cho bán hàng và vận hành sau bán hàng
Đây là nhiệm vụ của khâu quản trị bán hàng trong chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty. Trước tiên bộ phận này thực hiện phân tích mơi trường kinh doanh, đánh giá về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, cơng nghệ, đánh giá về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về mục tiêu của doanh nghiệp, về lực lượng nhân sự bán hàng đang sở hữu… để từ đó có những dự báo bán hàng mang tính chiến lược của cơng ty. Việc hoạch định được công ty triển khai theo từng quý.
Trên cơ sở dự báo bán hàng, cơng ty thực hiện tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Hiện nay công ty đang tập trung sản xuất các mặt hàng ti vi cơng nghệ cao smart tivi, vì vậy cơng ty đang định vị phân khúc khách hàng đa dạng. Với từng phân khúc và mục tiêu khách hàng nhắm đến cho sản phẩm tivi panasonic thì cơng ty đã đưa ra một mức giá trung bình với các mức giá sản phẩm của Sony, SamSung, LG…dao động
từ 5 đến dưới 100 triệu, đây là một mức dao động rộng phù hợp cho nhiều đối tượng có nhu cầu và phân khúc theo 3 khu vực địa lý chính là Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.
Ngồi chính sách giá cả, thời gian gần đây cơng ty cịn đẩy mạnh chính sách hỗ trợ sau bán hàng như bảo hành sản phẩm, thực hiện giải đáp các khiếu nại hoặc hỗ trợ sử dụng sản phẩm…
Trên thực tế thì khâu hoạch định bán hàng và sau bán hàng của công ty đang thực hiện tương đối tốt, thường xuyên đưa ra chính xác những dự báo giúp cơng ty có được kế hoạch phù hợp, đưa ra các chính sách phù hợp trong quản trị bán hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.5.2. Logistics, phân phối và vận tải
1.5.2.1. Lựa chọn các phương thức vận tải và đánh giá nhà cung cấp vận chuyển chuyển
Cũng giống như lựa chọn nhà cung ứng NVL, khi thực hiện đặt hàng công ty cũng phải tiến hành đánh giá về phương thức và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Dựa trên kế hoạch mua nguyên liệu, kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất và điều kiện thực tế đặt hàng công ty tiến hành lựa chọn phương thức vận tải phù hợp để hàng hóa đến nơi đúng thời điểm, với đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận ban đầu nhưng với chi phí thấp nhất?
Sau khi đã lựa chọn và phân tích được phương thức vận tải, công ty tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển dựa trên một số tiêu chí như độ uy tín chuyên nghiệp và giá cả dịch vụ. Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển trong chuỗi cung ứng phải đảm bảo thuận tiện trong việc phân phối và vận chuyển NVL, hàng hóa.
Thực hiện cơng tác quản trị về nội dung này, công ty đã thực hiện tính tốn khoảng cách địa lý, điều kiện tự nhiên, tốc độ vận chuyển và mức độ về điều kiện bảo vệ hàng hóa để tiến hành lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp. Hiện nay công ty đang sử dụng ba loại hình vận chuyển phổ biến đó là vận chuyển bằng đường biển, đường khơng đối với quốc tế và vận chuyển bằng đường bộ trong nước. Đối với việc
lựa chọn nhà cung cấp, sau khi thực hiện chào hàng dịch vụ vận chuyển, công ty thu thập thông tin của các nhà cung cấp dich vụ từ đó đánh giá nhà vận chuyển dựa trên các tiêu chí để chọn ra nhà vận chuyển phù hợp nhất.
1.5.2.2. Quản trị việc vận chuyển cung ứng nguyên vật liệu cũng như phân phối sản phẩm đảm bảo đúng thời gian và địa điểm phân phối sản phẩm đảm bảo đúng thời gian và địa điểm
Trên cơ sở lựa chọn được phương thức sản xuất và lựa chọn được nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển, công ty sẽ tiến hành vận chuyển NVL từ kho NVL về nhà máy sản xuất và vận chuyển thành phẩm từ kho thành phẩm đi phân phối theo đúng địa điểm, thời gian như kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Từ kế hoạch sản xuất kinh doanh từng giai đoạn, dựa trên mức tồn kho NVL, bộ phận quản lý kho sẽ xuất NVL theo đúng thông báo NVL trong kỳ sản xuất. Đây được coi là vận chuyển trong. Việc vận chuyển này thường chịu ảnh hưởng không nhiều từ các nhân tố tác động bởi vì kho NVL thường được bố trí tập trung khơng xa khu vực nhà máy hoặc nếu có thì việc vận chuyển cũng chủ yếu nằm trong phạm vi rộng, khơng kèm theo việc thanh tốn tài chính, ở khâu này chỉ có 2 vấn đề cần quản trị là quản trị luồng thông tin và quản trị nguồn NVL di chuyển. Thông tin sẽ đi từ bộ phận kế hoạch tới bộ phận quản lý kho, bộ phận vận chuyển và bộ phận sản xuất; NVL sẽ đi từ kho NVL tới nhà máy sản xuất.
Sau khi sản xuất hồn thành thì sẽ thực hiện quản trị về việc vận chuyển thành phẩm từ kho thành phẩm tới địa điểm phân phối. Đây được gọi là vận chuyển ngồi. Cơng ty có nhiều địa điểm phân phối hàng hóa, vì vậy luồng thơng tin sẽ được chuyển từ trong công ty tới bộ phận vận chuyển và tới các điểm phân phối. Từ đây bộ phận vận chuyển sẽ thực hiện vận chuyển theo đúng số lượng, chủng loại hàng hóa tới đúng địa điểm phân phối theo thời gian đã định
1.5.2.3. Kiểm soát khấu hao NVL thực tồn để báo cáo thanh khoản trước và sau thông quan và sau thông quan
Công ty thực hiện khâu kiểm sốt này nhằm mục đích tiết kiệm chi phí lưu kho, tránh tổn thất về hàng hóa và NVL và kiểm sốt được lượng tồn kho. Để thực hiện kiểm sốt tại khâu này, cơng ty thực hiện tổng hợp chứng từ nhập kho, tổng hợp
các chứng từ xuất kho, đối chiếu với thẻ kho của từng loại NVL để nắm được những loại NVL nào còn tồn, thời gian tồn, tình trạng NVL có thể tiếp tục sử dụng vào kỳ kinh doanh tiếp theo hay không…
Việc thực hiện kiểm sốt này được cơng ty thực hiện thường xun sau kết thúc một dự án sản xuất hoặc tối đa 6 tháng trong năm tài chính.
1.5.2.4. Tính tốn cân đối xuất nhập đáp ứng tiêu chuẩn xin CO cung cấp cho các thị trường xuất khẩu
Để đáp ứng tiêu chuẩn xin CO cung cấp sản phẩm tivi cho các thị trường xuất khẩu, công ty phải tiến hành cân đối về tỷ lệ phần trăm của giá trị, tức là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị nguyên liệu không rõ xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra; tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 30%.
Trên cơ sở những sản phẩm xuất kho thành phẩm phục vụ xuất khẩu, công ty thực hiện tổng hợp giá trị thành phẩm dựa trên việc tổng hợp tất cả các chi phí có liên quan tới việc sản xuất sản phẩm. Đồng thời từ cấu tạo chi tiết sản phẩm sản xuất ra, công ty tiến hành phân loại những NVL khơng có xuất xứ tại quốc gia xin CO, đối chiếu với các hóa đơn đã nhập hàng để xác định giá trị nhập khẩu đối với những loại NVL này, từ đó xác định tỷ lệ xin CO.
Để tránh trường hợp không xin được CO do vượt tỷ lệ, công ty phải thực hiện xác định trước tỷ lệ khi tiến hành nhập khẩu NVL dựa trên các giá NVL, chi phí mua NVL từ các nhà cung cấp đã chọn, Nếu công tác mua NVL không hiệu quả sẽ làm cho tỷ lệ này gặp rủi ro.
1.5.3. Quản trị hàng tồn kho và thành phẩm
Như đã trình bày ở trên, mỗi chuỗi cung ứng điển hình gồm có nhà cung ứng và nhà sản xuất, những người có nhiệm vụ dịch chuyển nguyên vật liệu vào thành phẩm và các trung tâm phân phối, các nhà kho mà qua đó sản phẩm hồn thành sẽ được phân phối đến cho khách hàng. Tồn kho trong chuỗi cung ứng tồn tại dưới các hình thức như tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất (WIP), tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho này cần có cơ chế quản trị riêng.
1.5.3.1. Kiểm kê, đánh giá và hoạch định với độ chính xác cao nhất các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Thực hiện kiểm kê, phân tích và phân loại nguyên vật liệu theo giá trị đóng góp vào doanh thu và phân theo mức độ ổn định, khả năng dễ hay khó dự báo nhu cầu sử dụng. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp quản lý tồn kho cho từng loại nguyên vật liệu.
Công ty thực hiện kiểm kê, thống kê đầy đủ về mặt số lượng các loại NVL đã xuất kho đưa vào sản xuất trong kỳ; theo nguyên tắc FI – FO ( first in – first out) nhập trước sẽ xuất trước, xác định các tỷ lệ về hoàn thành kế hoạch cung cấp NVL, thời gian đảm bảo NVL cho sản xuất, xác định chỉ tiêu khối lượng NVL đã xuất dùng trong kỳ, chỉ tiêu giá trị NVL sử dụng trong kỳ và các chỉ tiêu về việc tiêu hao NVL để có đưa ra các hoạch định chính xác về NVL xuất phục vụ sản xuất ở các kỳ tiếp theo.
1.5.3.2. Kiểm soát, đánh giá và sắp xếp thành phẩm sẵn sàng cung cấp ra thị trường thị trường
Đây là công đoạn mà cơng ty tiến hành sắp xếp hàng hóa dịch vụ theo từng chủng loại, kiểm soát đánh giá để xác định những sản phẩm bị lỗi, bị hư hỏng trong sản xuất để đưa vào sửa chữa không đưa đi tiêu thụ. Đối với những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đưa ra thị trường tiêu thụ, công ty tiến hành sắp xếp theo từng kiện hàng, từng chủng loại theo từng phương thức bảo quản hàng hóa, và hồ sơ của từng mặt hàng để thuận tiện cho khâu xuất kho thành phẩm.
Công ty cần căn cứ vào những chứng từ sản xuất sản phẩm, phương pháp xuất kho hàng hóa để xác định cách sắp xếp thành phẩm theo đúng yêu cầu của công ty. Mục tiêu của việc sắp xếp này nhằm giúp kho hàng sạch sẽ, gòn gàng, thuận tiện cho bảo quản, lưu trữ, tìm kiếm và thuận tiện cho việc bốc dỡ trong quá trình xuất kho.
Sau khi đề xuất mơ hình và đưa ra phương pháp nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu quả khâu mua hàng trong quản trị chuỗi cung ứng sản xuất tivi của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, tác giả tiếp tục phân tích sâu hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 5 năm tài chính gần nhất để có một cái nhìn rõ rét hơn về tồn bộ quản trị chuỗi cung ứng sản sản xuất tivi của cơng ty đặc biệt khâu mua hàng từ đó dựa vào những kết quả nghiên cứu đề xuất ở chương 2 kết hợp thực trạng tại cơ sở tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÁC ĐỊNH MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng và quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng trong chuỗi cung ứng
2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Khái niệm về chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX. Khi đó, chuỗi cung ứng là đơn lẻ, nhưng khi người ta kết hợp cả việc cung ứng vật tư, kĩ