4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.2. Mơ hình nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng
2.2.1. Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – gọi tắt là
Nam – gọi tắt là Công ty Vinamilk
Theo báo cáo từ Cơng ty chứng khốn Bản Việt đăng tải vào năm 2010 thì một trong những chuỗi cung ứng thành công về mặt quản trị ở Việt Nam phải kể đến thành công của chuỗi cung ứng các sản phẩm sữa từ công ty Vinamilk. Từ thực tiễn thành cơng của cơng ty này ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm như:
“Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng khơng cịn là một chức năng mang tính hoạt động của cơng ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Trong trường hợp của Vinamilk, công ty đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Vinamilk muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng”.
“Đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng: Vinamilk mạnh dạn đầu tư tái cấu trúc hệ thống thông tin vốn là “xương sườn” của chuỗi cung ứng. Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin làm cho việc sản xuất và phân
phối nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đảm bảo cho thông tin đến nhanh nhất, đúng nhất, rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất, phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất, kinh doanh”.
“Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng: Thật sự khó khăn để quản lý hơn hàng trăm nhà sản xuất cung cấp sản phẩm tại Châu Á và hơn 19.000 nhà bán lẻ phân phối sản phẩm trên toàn cầu. Để nối liền giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, Vinamilk đã xác định sự công tác là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của chuỗi cung ứng. Điều này được thể hiện rõ trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp”.
“Xây dựng chương trình “liên tục kinh doanh” nhằm quản lý rủi ro từ hoạt động “thuê ngoài”: Theo các chuyên gia, hoạt động th ngồi có thể tiết kiệm chi phí, tuy nhiên những rủi ro đi kèm cần phải được quản trị tốt. Rõ ràng nhất là việc mất đi một nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng có thể đem đến những ảnh hưởng không tốt đối với những nhà sản xuất hay là khách hàng, vốn là những mắt xích trong chuỗi”.
“Thực hiện tốt quản lý, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội”. Vinamilk muốn đưa ra định hướng chiến lược là một trong những doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới. “Tập trung vào sản xuất mở rộng phát triển ngành giải khát có lợi cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống phân phối bằng cách mở thêm điểm bán lẻ, tăng độ bao phủ điểm phân phối; về thị phần ln giữ vị trí dẫn đầu, nâng cao thị trường mở rộng thị phần nước giải khát có lợi cho sức khỏe; mở rộng nhà máy nhằm tăng nâng suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị phần nước giải khát có lợi cho sức khỏe; mở rộng nhà máy nhằm tăng năng suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của thị trường, tối đa hóa và tối ưu hóa cơng suất của nhà máy hiện hữu, đầu tư xây dựng nhà máy mới với công nghệ hiện đại nhất thế giới nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đảm bảo thiết bị sản xuất tại Vinamilk luôn là hiện đại và tiên tiến bậc nhất thế giới; đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa, tăng tối đa các trang trại bò sữa hiện có, tìm kiếm và phát triển thêm các trạng trại bò sữa trong và ngòai nước”.