“ Nguồn: TS. Đinh Bá Hùng Anh, 2017 ”
1. Mức phục vụ: Quy định số lượng hàng hóa có sẵn trong kho, hệ thống vận tải
và vị trí – kênh phân phối ( hoặc nhà kho) Kết thúc Điều khoản hợp đồng Xác định mơ hình đặt hàng ➢ Riêng lẻ ➢ Tổng hợp ➢ Từng phần ➢ Giá ➢ Lượng đặt hàng
➢ Thời gian giao hàng Bắt đầu Xác định mức phục vụ ➢ Tồn kho ➢ Địa điểm ➢ Vận tải Bước 1 Bước 2 Bước 3
2. Mơ hình đặt hàng: Quy định số lượng, thời điểm đặt hàng ; lượng tồn kho an
toàn, thời gian cũng như địa điểm giao hàng. Doanh nghiệp dựa vào chi phí đặt hàng và tồn trữ để lựa chọn mơ hình đặt hàng
3. Điều khoản hợp đồng: Quy định các điều khoản hợp đồng cung ứng bao gồm
giá, lượng đặt hàng, thời gian giao hàng, điều khoản đổi trả hàng thừa cũng như các điều khoản phụ khác
Một doanh nghiệp để có thể quản trị mua hàng được tốt thì cần phải dự báo nhu cầu và lên kế hoạch chuẩn xác. Những quyết định về quản lý chuỗi cung ứng dựa trên những dự báo nhằm xác định sản phẩm nào thị trường sẽ có nhu cầu, số lượng sản phẩm là bao nhiêu và khi nào nhu cầu đó sẽ xuất hiện. Dự báo nhu cầu trở thành cơ sở cho các công ty lập kế hoạch cho các hoạt động nội bộ và hợp tác với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tất cả các dự báo đều phải tính tốn bốn nhân tố chính kết hợp với nhau để xác định diễn biến của thị trường bao gồm: nguồn cung; nhu cầu; đặc điểm của sản phẩm và môi trường cạnh tranh. Ngày nay việc dự báo nhu cầu dựa trên đơn đặt hàng nhận được thay vì dữ liệu nhu cầu người dùng cuối cùng vốn trở nên ngày càng thiếu chính xác khi nó di chuyển lên chuỗi cung ứng. Các công ty từ bỏ sự tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng có thể bị mất liên lạc với nhu cầu thị trường thực tế, nếu như họ xem vai trị của mình chỉ đơn giản là thực hiện các đơn đặt hàng với khách hàng trực tiếp. Khi sử dụng dữ liệu đơn hàng này làm dự báo nhu cầu của mình, họ càng làm méo mó hơn nữa hình ảnh của nhu cầu và đẩy nhu cầu này thành những đơn đặt hàng cho các nhà cung cấp của họ. Cuối cùng, tất cả các dự báo khơng bao giờ là chính xác hồn tồn. Khơng có những dự báo hồn hảo và các doanh nghiệp cần phải đưa ra mức sai lệch dự kiến đối với mọi dự báo của mình. Xác định được mức độ sai lệch dự kiến là điều rất quan trọng vì một doanh nghiệp phải có kế hoạch dự phịng để ứng phó với những kết quả sai lệch đó.
2.1.2. Mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
2.1.2.1. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng ở trên dẫn đến vài điểm then chốt, trước hết “quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung
ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trị trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ các các cửa hàng. Do vậy mục tiêu chung của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của tồn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm cần phải được tối thiểu hóa”
Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của tồn chuỗi. Ngồi ra cần tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho và các cửa hàng trong chuỗi cung ứng, nó khơng chỉ bao gồm những hoạt động ở nhiều cấp độ của công ty, từ cấp độ chiến thuật chiến lược đến cấp độ tác nghiệp, ở mỗi độ cấp nó cịn có những mục tiêu cụ thể hơn đối với việc quản trị chuỗi cung ứng
a. Ở cấp chiến lược (cấp lãnh đạo): Phần lớn nhận được yêu cầu bộ phận cung ứng phải đạt được mục tiêu trong việc từ các nhà lãnh đạo: Đúng tiêu chuẩn chất lượng; đúng nhà cung cấp; đúng số lượng; đúng thời điểm; đúng giá.
b. Ở cấp độ tác nghiệp: Tại đây người ta đặt ra một số mục tiêu trong quản trị chuỗi như: Hoạt động của quản trị chuỗi cung ứng là phải đảm bảo cho hoạt động của công ty được ổn định và liên tục không ngừng. Đây là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của bộ phận quản trị. Bên cạnh đó việc quản trị trong quá trình mua hàng phải đảm bảo mua hàng một cách khôn ngoan, đạt được mức giá cạnh tranh, tức là luôn khôn khéo thỏa mãn tốt nhất về chất lượng và giá cả với giá tương ứng quy luật cung cầu và mức độ liệu trên thị trường hàng hóa đó khan hiếm như thế nào? Trong quản trị hàng tồn kho cần đặt mục tiêu dự trữ ở mức ổn định tối ưu nhằm “đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, nhịp nhàng, tránh tốn kém. Ngoài ra cần phải giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp hiện có; tăng cường hợp tác với các phịng ban khác trong cơng ty. Mục tiêu chính của quản trị cung ứng là đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng. Muốn làm được điều đó thì bộ phận cung ứng phải xác định được chính xác nhu cầu của các bộ phận khác trong công ty.
Vì vậy, bộ phận cung ứng phải có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty, trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung. Bộ phận cung ứng cần tham gia vào các nhóm chức năng chéo, cung cấp kịp thời, chính xác các thơng tin về giá cả, thị trường và các loại vật tư, để yêu cầu các nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu một cách tốt hơn nữa”.
2.1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
a. Vai trò đối với doanh nghiệp
Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao, mà các đối thủ cạnh tranh trong ngành khó có thể bắt kịp và phát triển ngày càng bền vững. Trên thế giới, nhờ hiệu quả của chuỗi cung ứng mang lại mà các tập đoàn lớn đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so với các đối thủ như Apple, Sam Sung, Coca- Cola… Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào?, sản xuất ở đâu?, phân phối ra sao?,… Tối ưu hóa hoạt động quản trị sẽ là một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó góp phần:
Giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí lưu kho: Bất kì một chuỗi cung ứng nào cũng đều có mục đích chủ yếu trong q trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp chính là nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng. “Chính vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng cũng tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc đảm bảo phân phối một cách kịp thời và đầy đủ một loại sản phẩm nào đó tới khách hàng, triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả. Qua khâu này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho”.
“Thực hiện tốt việc quản trị chuỗi cung ứng, đảm bảo được đầu vào và đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra của sản phẩm, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường, đem lại tiến triển về doanh thu. Đảm bảo doanh thu ở mức tốt nhất. Ngoài
ra, quản lý tốt chuỗi cung ứng còn đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics và hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ tươi” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận”.
“Mặt khác, trong quản trị chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm sốt chất lượng đầu ra tốt hơn; hệ thống thơng tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì…để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời”.
“Bên cạnh đó, việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cũng mang lại một số lợi ích khác cho doanh nghiệp như: Tăng lợi nhuận sau thuế; cải thiện vòng cung ứng đơn hàng; giảm lượng hàng tồn kho; giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận…”
“Theo xu hướng tồn cầu hóa, với việc nhiều cơng ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam từng bước gia nhâp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, có thể nói quản trị chuỗi cung ứng vẫn là một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay”.
b. Vai trò đối với nền kinh tế
Yếu tố quản trị chuỗi cung ứng hện nay được các CEO trên thế giới đã và đang đặt lên hàng đầu trong quá trình kinh doanh. Khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, việc chiếm lĩnh thị trường đang bị yếu tố này tác động lớn và chi phối bên cạnh sự tín nhiệm của khách hàng. Chuỗi cung ứng được quản trị tốt khơng những mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp mà nó cịn tác động tích cực tới nền kinh tế một quốc gia. Mức độ hội nhập của nền kinh tế cần phải được tăng cường giúp cho các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp trong nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn trong kinh doanh góp phần hình thành một văn hóa hợp tác tồn diện; dịch vụ khách hàng được nâng cao, đưa vài trò của người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành trung tâm.
Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, một môi trường kinh doanh lành mạnh đang được quản trị chuỗi cung ứng mang đến với triết lý đơi bên cùng có lợi, hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cần được sử dụng tối đa cả về con người lẫn tự nhiên…do vậy hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên
2.1.3. Cấu trúc của quản trị chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp giải pháp đầu vào và ra cho doanh nghiệp. Cấu trúc của quản trị chuỗi cung ứng được thể hiện theo sơ đồ 2.2 sau: