4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.1. Sơ lược về Công ty Panasonic Việt Nam
1.1.2. Quá trình phát triển và triết lý kinh doanh cơ bản của Panasonic toàn cầu Việt Nam
1.1.2.1. Q trình phát triển của Panasonic tồn cầu – Việt Nam
Ở thị trường Việt Nam, Panasonic bắt đầu bước đầu thâm nhập vào giữa năm 1960 , lúc này tại miền Nam Việt Nam là xuất phát điểm với những sản phẩm Tivi và Radio được phát triển sản xuất với quy mô nhỏ trong một công xưởng. Mất tới hơn 10 năm sau chính xác là vào năm 1971, Panasonic xuất hiện với tên gọi nhận dạng thương hiệu cơng ty là Vietnam National hay cịn gọi là NAVINACO.
Năm 1994, đấy là năm mà tại Thành phố Hồ Chí Minh văn phịng đại diện đầu tiên được thành lập. Sau đó thành lập cơng ty liên doanh với tên gọi Panasonic AVC Networks Viet Nam vào năm 1996
Đến đầu năm 2005, tại thành phố Hà Nội một công ty chủ quản tiếp tục được thành lập dưới sự điều hành của Panasonic. Sau đó nhằm mở rộng thị phần, Panasonic đã tiến hành mở ra các chi nhánh ở một số tỉnh thành lân cận trong năm 2013.
Panasonic Việt Nam (PV) là cơng ty mà vốn nước ngồi chiếm giữ 100% đầu tiên nắm vai trị tại Việt Nam là cơng ty chủ quản. Trên hành trình 45 năm cùng người tiêu dùng tại Việt Nam đồng hành , Panasonic chẳng những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà cịn quan trọng hơn đó là được đóng góp bền vững vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước Việt Nam.
Ngày nay, tại Việt Nam tập đồn Panasonic (PVG) có cơ cấu được chia gồm bảy cơng ty, trong đó là:
Cơng ty chủ quản và bộ phân kinh doanh, Công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm,
Năm công ty sản xuất, và trung tâm nghiên cứu và phát triển máy giặt và tủ lạnh
Với mục tiêu đáp ứng hiệu quả và nhanh chóng những nhu cầu của người tiêu dùng trong nước bằng các hoạt động như nghiên cứu để phát triển sản phẩm, sản xuất, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hậu mãi. Và đặc biệt hơn, Panasonic là một trong những doanh nghiệp tiên phong chú trọng tới các hoạt động môi trường, xã hội và giáo dục tại Việt Nam
Tên công ty: Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
Địa chỉ: Lô J1-J2 Khu công nghiệp Thăng Long, Xã Kim Chung, Huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.
Tổng giám đốc: Kazuhiro Matsushita Tổng vốn đầu tư: 243 triệu USD Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty Panasonic Việt Nam
“Nguồn: Phịng hành chính nhân sự – Cơng ty PAVCV” 1.1.2.2. Triết lý kinh doanh
A. Triết lý quản trị
Có thể nói khơng có triết lý kinh doanh là điều rất hiếm có ở các doanh nghiệp Nhật Bản. Triết lý trong sự nghiệp kinh doanh đóng vai trị như sứ mệnh của doanh
Trụ sở chính tại khu vực (Panasonic Asia pacific Pte – Ltd – Singapore) Trụ sở chính (Panasonic Coporation – Japan)
CƠNG TY PANASONIC VIỆT NAM
Sản xuất Trung tâm Kinh doanh Công ty TNHH Panasonic R&D Center Việt Nam - Văn phòng đại diện: Cần Thơ, Đà Nẵng - Chi nhánh: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm bảo hành: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh Cơng ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam Devices Công ty TNHH Panasonic Industrial Devices Việt Nam Công ty TNHH Panasonic Eco Solutions Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
nghiệp và đồng thời là hình ảnh trong ngành và trong xã hội của doanh nghiệp. Ý nghĩa của nó như mang mục tiêu là lời phát biểu có tính xun suốt và định hướng trong cả một thời kỳ phát triển rất dài cho doanh nghiệp. Một hệ giá trị chủ đạo thông qua triết lý kinh doanh sẽ được doanh nghiệp tôn vinh và đặt nền tảng cho sự phát triển các mối quan hệ công chúng làm gắn kết mọi người và khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp nhiều hơn. Hơn thế nữa với việc sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản nên triết lý kinh doanh cịn có ý nghĩa như một ý thức hệ là một thương hiệu với riêng Panasonic và nó trở thành bản sắc của doanh nghiệp. Tập đồn Panasonic được sáng lập bởi ơng Konosuke Matsushita vào năm 1918. Ngay từ khi thành lập, ông chủ của tập đoàn này đã đưa ra một triết lý quản trị doanh nghiệp như sau: “Mục đích chính
của sản xuất là làm ra những mặt hàng chất lượng cao cho sinh hoạt hàng ngày, cung cấp với số lượng lớn, để qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, và đó chính là mục tiêu mà chúng tơi cống hiến. Đạt được sứ mệnh này là mục đích tối thượng của Matsushita Electric, và chúng tôi sẽ nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu đó”.
B. Mục tiêu quản trị cơ bản
“ Với tư cách là các nhà sản xuất cơng nghiệp, chúng ta phải đóng góp sức
lực của mình vào sự tiến bộ của xã hội, sự phồn thịnh của nhân loại vào thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống trên tồn thế giới”.
Ban lãnh đạo cơng ty ln có một niềm tin rằng dù cho hoạt động ở bất cứ nơi đâu đi nữa thì cơng ty ln duy trì mục tiêu và triết lý kinh doanh của mình, đặc biệt đối với các hoạt động của các cơng ty Panasonic thành viên có trụ sở tại nước ngồi.
Về cơ bản triết lý và mục tiêu quản trị được nhấn mạnh qua những hoạt động sau:
Thứ nhất là việc đóng góp cho xã hội: Bên cạnh những hoạt động có liên quan đến cộng đồng và tài trợ tại Việt Nam, Panasonic cịn tìm kiếm rất tích cực các cơ hội nâng cao chất lượng và tuyển dụng nguồn nhân lực thông qua phát triển kỹ năng và đào tạo nghiệp vụ nhằm hướng đến một “cuộc sống chất lượng”. Chính vì mong muốn
đóng góp và cống hiến cho xã hội, phục vụ lợi ích cho xã hội mà cơng ty đã phát triển và xây dựng với quy mơ chương trình đào tạo phát triển kỹ năng nghiệp vụ như tài trợ lớp đào tạo kỹ năng phần mềm nhúng tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Công ty tin tưởng mạnh mẽ rằng lớp học do Panasonic tài trợ sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức giá trị phục vụ cho nghề nghiệp của họ. Công ty cũng hi vọng trong tương lai gần họ sẽ trở thành những kỹ sư, những người đóng góp cho sự phát triển của những sản phẩm điện tử tiêu dùng mới, cái mà sẽ đem đến cuộc sống tiện nghi hơn cho con người trên toàn thế giới.
Chuyển giao kỹ thuật là hoạt động thứ hai được đề cao bởi những thành viên Panasonic cũ trong một môi trường cộng tác chặt chẽ sẽ tạo tiền đề cho những thành viên mới mạnh dạn theo đuổi và đột phá được những đỉnh cao trong tiến bộ kỹ thuật hơn nữa. Ý thức được sự chia sẻ tài nguyên trí tuệ đấy cũng chính là kỹ năng nhằm cải tiến sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất nhằm gia tăng năng suất và tạo nên chất lượng vượt bậc cho những sản phẩm của Panasonic. Hoạt động R&D của Panasonic đóng góp ở nước sở tại cũng là lời khẳng định cho tiến bộ kỹ thuật với sự hợp tác không ngừng của các thành viên. Trong ý tưởng sản xuất của Panasonic với sự kết hợp kỹ năng cao và sự ưu việt đã mở đường cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất ra đời.
Thứ ba là việc triển khai áp dụng thực tiễn những triết lý quản trị Panasonic làm sao cho phù hợp với những phong tục tập quán của nước sở tại: Về cơ bản triết lý này đã trở thành một phần xuyên suốt khó có thể tách rời trong chính sách hướng ngoại của Panasonic; một nhà sản xuất cơng nghiệp với quan niệm là phải có lương tâm và san sẻ một phần trách nhiệm xã hội được phổ biến cho tất cả các công ty thành viên thuộc tập đồn. Tính cạnh tranh tồn cầu trong các hoạt động kinh doanh cùng với sự hỗ trợ khuyến khích của Chính phủ ln được Panasonic ý thức và cam kết cải tiến không ngừng những sản phẩm của mình để phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng tại Việt Nam. Ngay trong q trình tuyển dụng, Cơng ty ln đánh giá cao những ứng viên đã có sự hiểu viết về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và Panasonic nói riêng thơng qua tìm hiểu các kênh thơng tin như internet, bạn bè, người quen, báo
chí, …để chọn những ứng viên phù hợp và có khả năng thích ứng với cơng việc nhanh trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tổ chức luôn tạo điều kiện để cho nhân viên của mình hướng dẫn trực tiếp cho các nhân viên mới.
Thứ tư là chia sẻ, thực hiện sứ mệnh của công ty với từng thành viên: Với tư cách là đơn vị chủ quản, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam ln thực hiện tích cực sứ mệnh của mình từ cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Với nhưng tiềm năng lớn của mình thì Việt Nam ln được coi là một đất nước để Panasonic góp phần vào việc nâng cao đời sống xã hội cũng chính là nơi mà Panasonic có thể thực hiện khái niệm “một xã hội kết nối khắp nơi”. Từ người sáng lập cho đến đội ngũ những lãnh đạo kế cận ở công ty mẹ cũng như các cơng ty con tại nước ngồi thì đều kiên trì theo đuổi sứ mệnh và mục tiêu của công ty.
Thứ năm là hướng tới một tầm nhìn tiến bộ và phát triển bền vững: Tầm nhìn doanh nghiệp là tập trung vào công nghệ và phát triển tiên tiến của Panasonic, là những điều giúp mang lại cuộc sống tiện nghi hơn cho nhân loại và môi trường. Panasonic sẽ tiếp tục đặt mục tiêu hàng đầu là sự hài lòng của khách hàng, cũng như lời cam kết thực hiện triết lý quản trị cơ bản “đóng góp cho xã hội với tư cách là một
thực thể xã hội”. Doanh nghiệp đã cam kết cải tiến hoạt động để giữ gìn mơi trường,
tiếp tục phấn đấu để bảo vệ và cải thiện môi trường, cung cấp thông tin chính sách mơi trường cho mọi người đang làm việc, đưa các hoạt động môi trường ra đại chúng.
C. Phương châm hoạt động
“Hoàn thiện con người trước khi làm ra sản phẩm” là phương châm được đặt lên hàng đầu trong quá trình Tập đồn này hoạt động. Vấn đề con người được cơng ty đặc biệt coi trọng, con người là tài sản quý báu nhất của tập đồn Panasonic “Trước
khi chúng tơi làm ra sản phẩm, chúng tơi hồn thiện con người”. Do đó, cơng ty ln
chú trọng về mặt phúc lợi và phát triển con người. Công ty lấy giáo dục và bồi dưỡng làm mục tiêu xuyên suốt khiến cho nhân viên không ngừng đổi mới tri thức trong công việc, trau dồi kịp thời những kiến thức, kỹ thuật tiên tiến nhất, duy trì phát triển cùng với cơng ty, từ đó trở thành nguồn nhân tài ổn định vững chắc, với mong muốn gắn bó dài lâu với cơng ty.
Bên cạnh những phương châm trên, công ty còn nêu cao “bảy phương châm xử thế” trong việc thực hiện triết lý kinh doanh cơ bản, bao gồm: Đóng góp cho xã hội; cơng bằng và trung thực; hợp tác và tinh thần đồng đội; không ngừng nỗ lực và hoàn thiện; lịch sự và khiêm tốn; khả năng thích ứng; lịng biết ơn.
D. Chiến lược kinh doanh quốc tế
- Giai đoạn trước năm 2001
+ Định hướng chiến lược phát triển của Matsushita trong giai đoạn này dựa trên chiến lược định hướng tồn cầu hóa. Lợi nhuận được Cơng ty gia tăng bằng việc cắt giảm chi phí thơng qua sản xuất tập trung và lợi thế trên quy mô được khai thác một cách tối đa.
+ Giữ vai trị điều phối tất cả các hoạt động của tồn bộ cơng ty con trên tồn cầu là Công ty Matsushita mẹ ở Nhật: quyết định sẽ chuyển giao các sản phẩm nào? Cả những vai trị và chiến lược phát triển, quy trình vận hành của từng cơng ty con. Các công ty con có nhiệm vụ là “thích nghi hóa” những chiến lược đối với môi trường kinh doanh ở quốc gia nước sở tại của công ty mẹ và tập trung khai thác lợi thế sản xuất quy mô. Ở trung tâm hệ thống, công nghệ và kỹ thuật cốt lõi sẽ được phát triển tức là tại cơng ty mẹ ở Nhật và sau đó các đơn vị ở nước ngồi sẽ được chuyển giao. Giữa các cơng ty con sự trao đổi, và kết hợp là rất ít.
+ Các công việc tạo ra lợi thế cạnh tranh mang tính chiến lược cho cơng ty mà cụ thể trong ngành marketing hay R&D đều được ra quyết định và thực hiện hầu hết ở Nhật Bản. Chỉ bố trí một vài địa điểm thuận lợi cho việc sản xuất, lắp ráp như ở: Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... hầu hết ở những cơ sở sản xuất có quy mơ lớn, sản xuất tập trung hàng loạt.
+ Giá trị gia tăng do các công ty con của Matsushita tạo ra trong giai đoạn này ở nước ngồi đóng góp vào trong tổng giá trị sản phẩm chỉ chiếm tỷ lệ dưới 25%
- Giai đoạn sau những năm 2001: Đã có nhiều thay đổi lớn trong mơi trường kinh doanh trong giai đoạn này .
+ Diễn ra mạnh mẽ tồn cầu hóa trên thế giới, thơng tin cơng nghệ và kỹ thuật phát triển với tốc độ tăng đến chóng mặt. Dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các cơng ty trong ngành. Nó địi hỏi khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Matsushita không ngừng đẩy mạnh hơn nữa, đồng thời trong quá trình sản xuất cần phải khai thác tối đa hiệu quả thì mới có thể tồn tại và trụ vững chỗ đứng.
+ Những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á…xuất hiện dẫn đến yêu cầu hệ thống tổ chức cũ cần phải tái cấu trúc lại nhằm đáp ứng cho nhu cầu của từng thị trường cụ thể được tốt hơn .
+ Bắt đầu từ nữa sau thập niên 2000, kinh doanh quốc tế được chuyển từ chiến lược tồn cầu hố sang chiến lược xuyên quốc gia nhằm giúp cơng ty thích ứng tốt hơn với những thay đổi mới của môi trường kinh doanh.
+ Tổ chức cấu trúc dưới dạng mạng lưới “phẳng” là tổ chức có tầm nhìn xun suốt và sẽ tạo ra hiệu suất hoạt động cao hơn nhờ tinh thần học hỏi toàn cầu. Giữa các cơ sở sản xuất tài sản và năng lực được phân phối qua lại với nhau.
+ Hiệu quả tồn cầu muốn đạt được thì cần phải chuyển đổi linh hoạt giữa 2 chức năng chính của trụ sở chính cơng ty đó là: tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp và chiến lược công ty. Với trách nhiệm quản lý tất cả các chức năng chiến lược của tập đoàn Matshusita và các hoạt động toàn cầu cũng đồng thời sẽ là chiến lược của công ty với chức năng R&D có 5 khu vực ưu tiên mới là phát triển phần mềm, quy trình cơng nghệ vật liệu, công nghệ mạng lưới, chất bán dẫn và cuối cùng là mơi trường và năng lượng. Các q trình sản xuất sẽ được thiết kế lại từ thiết kế sản phẩm tăng tính sáng tạo để mẫu sản phẩm được điều chỉnh phù hợp cho đến lên kế hoạch phát triển cho sản phẩm và sản xuất dựa trên công nghệ thông tin hiện đại; về định vị công ty cần tạo ra nhóm tổ chức tối ưu đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho thị trường gồm các khâu trong chuỗi giá trị như R&D và nguồn lực sản xuất được định vị gần nhau dưới sự quản lý của công ty mẹ ở từng thị trường cụ thể nhằm đạt được sự tương tác tốt nhất.
E. Khẩu hiệu
Panasonic cam kết từng bước mang lại một cuộc sống và một thế giới tươi đẹp hơn, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của người dân trên khắp thế giới.
1.1.3. Giới thiệu nhóm các cơng ty Panasonic Việt Nam
Từ sơ đồ 1 về cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam ở trên, ta chia thành 3 nhóm chính:
A. Nhóm cơng ty sản xuất gồm 5 cơng ty sau: A1: Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam