Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam (Trang 119 - 124)

4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu

“Nguồn: Tác giả tự tổng hợp” 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước chính, đó là nghiên cứu sơ bộ thơng tin thông qua khảo sát các lãnh đạo cấp cao và cấp trung tại cơng ty và nghiên cứu chính thức thơng qua nghiên cứu định lượng

2.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ A. Mẫu nghiên cứu A. Mẫu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu định tính sơ bộ: thảo luận tay đôi và thảo luận

Thang đo likert và bảng câu hỏi chính thức

Nghiên cứu định lượng

Conbrach alpha và phân tích EFA

Nghiên cứu sơ bộ được xây dựng và hiệu chỉnh thông qua phương pháp thảo luận với các nhân viên, kỹ sư điện tử lâu năm, các cấp lãnh đạo của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Sau khi có mơ hình đề xuất ở chương 2 kết hợp với thang đo sơ khảo, tác giả cho phỏng vấn trực tiếp nhóm, tay đơi với các nhân sự đã đề cập bao gồm:

- 1 Tổng giám đốc.

- 2 giám đốc bao gồm 1 giám đốc sản xuất và 1 giám đốc tài chính. - 9 trưởng phịng

- 9 phó phịng

- 6 kỹ sư và 4 nhân viên văn phòng làm việc trên 3 năm đều là các trưởng nhóm

- 2 kỹ sư và 2 nhân viên văn phòng làm việc dưới 3 năm đều là các trưởng nhóm

B. Phương pháp thực hiện

Phương pháp thảo luận được thiết kế với các câu hỏi và đề nghị người tham gia cho ý kiến về các định nghĩa, về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng và yếu tố nào có thể giúp cải thiện khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam với mục tiêu đề ra là tham khảo ý kiến và xét trong lĩnh vực nghiên cứu có thể nhận được những đóng góp từ các chuyên gia về tính phù hợp của bảng câu hỏi để tiến hành thu thập dữ liệu đại trà. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ ở đây là thơng qua các phản hồi và thảo luận nhóm giữa các chun gia vì thảo luận nhóm giúp cho việc trao đổi cũng như đóng góp ý kiến được thực hiện dễ dàng hơn.

2.3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Để nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung và của khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng nói riêng theo mơ hình trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành qua các giai đoạn gồm: Thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát, xây dựng thang đo và thực hiện kiểm định giá trị và độ tin

cậy của các thang đo về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng đặc biệt là khâu mua hàng của quá trình sản xuất sản phẩm tivi tại Cơng ty PAVCV. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát các nhân viên trong công ty bao gồm cả khối công nhân dưới xưởng sản xuất bằng bảng câu hỏi, dữ liệu thu thập sau đó được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp xử lý số liệu bao gồm phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA mục đích là đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mơ hình có phù hợp theo các tiêu chuẩn.

A. Chọn mẫu nghiên cứu

Theo Hair & cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện tốt thì cỡ mẫu để nghiên cứu có thể phân tích tối thiểu N≥5*x ( x: là tổng số biến quan sát), trong nghiên cứu này thì kích thước mẫu tối thiểu là 41*5 = 205 mẫu (với 41 biến quan sát). Theo Tabachnick và cộng sự (1996) thì muốn phân tích hồi quy cho kết quả tốt nhất thì cỡ mẫu ít nhất là N≥ 50+ 8m ( với m là số biến độc lập trong mơ hình), nghĩa là với tổng số 5 biến độc lập thì nghiên cứu này có kích thước mẫu tối thiểu là: 50 + 8*5 = 90 mẫu. Trong hầu hết các trường hợp nghiên cứu, khi muốn xác định kích thước mẫu, những nhà nghiên cứu thường chọn số lượng nào lớn hơn để thoả mãn tất cả các điều kiện, đảm bảo cho độ giải thích mơ hình.

Dựa vào cách xác định ở trên thì tác giả phải thu thập tối thiểu 205 mẫu đạt yêu cầu, với mong muốn kết quả xử lý dữ liệu có độ tin cậy cao hơn thoả mãn yêu cầu phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội, tác giả quyết định phát ra 280 bảng câu hỏi với kỳ vọng sẽ thu về 240 bảng kết quả có ý nghĩa tuy nhiên vì Cơng ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam phải tuân thủ theo quy tắc ISM (Information security management - quy tắc bảo mật thơng tin tồn cầu) và ISO:27001 về quản lý thông tin nên tác giả gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận mẫu do một số nhân viên khảo sát yêu cầu phải có sự chấp thuận của ban ISM nên trong thực tế tác giả chỉ thu về được 100 mẫu hợp lệ - đây cũng chính kích thước mẫu chính thức được xử lý trong nghiên cứu này.

Ngoài các thành phần câu hỏi nghiên cứu về thông tin người được khảo sát, bảng câu hỏi tập trung chủ yếu vào việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng bằng thang đo Likert 5 mức độ ( hoàn toàn đồng ý; đồng ý; trung lập; không đồng ý; hồn tồn khơng đồng ý). Thời gian khảo sát được tiến hành vào tháng 8 đến tháng 10 năm 2019 trong Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam đóng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi việc thu thập dữ liệu hoàn tất, các mẫu phù hợp sẽ đưa vào chương trình SPSS để xử lý tiếp theo.

B. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Để dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, sau khi dữ liệu được mã hóa và làm sạch, tác giả sẽ thực hiện thống kê mơ tả kết hợp với hai phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến nếu như hệ số tương quan biến tổng không đạt yêu cầu, tiếp theo là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp kiểm định thang đo kết hợp với thống kê mơ tả.

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Cronbach’s Alpha được thực hiện loại các biến rác trước khi thực hiện phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011) tránh tạo nên các nhân tố giả khi phân tích EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số được dùng để kiểm định về mức độ tin cậy cũng như mức độ tương quan giữa các biến quan sát thuộc cùng một thang đo. Hệ số này cho biết sự chặt chẽ và thống nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được phỏng vấn đã hiểu cùng một khái niệm. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cần thỏa mãn yêu cầu đó theo mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc – 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2)

• Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt

• Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt

• Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một trong những phương pháp phân tích thống kê để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành

một biến ( hay còn gọi là các nhân tố) để chúng dễ đo lường hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu ( Hair và cộng sự, 1998). Phân tích nhân tố khám phá EFA được xếp vào nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là dựa vào sự tương quan giữa các biến với nhau mà không phân biệt biến độc lập và biến phụ thuộc. EFA được sử dụng để thu gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập ít các nhân tố, tập này có ý nghĩa hơn dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố mới và các biến nguyên thủy (biến quan sát). Khi phân tích EFA, kết quả cần thỏa mãn một số yêu cầu nhất định. Các kiểm định cần chú ý trong phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm: kiểm định KMO- Barlett test, kiểm định phương sai trích, kiểm định hệ số tải nhân tố cũng như hệ số đại diện cho phần biến thiên (Eigenvalue)

• Kiểm định KMO – Barlett’s test: Hệ số KMO là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Theo Hair và cộng sự (1998) thì trị số KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện cần kết hợp kiểm định Barlett’s test để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay khơng với hệ số ý nghĩa của mơ hình theo kiểm định Barlett phải có ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% là điều kiện đủ để đánh giá phân tích nhân tố là phù hợp.

• Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA, đại diện cho phần biến thiên được giới thiệu bởi mỗi nhân tố phải lớn hơn 1.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÂU MUA HÀNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)