4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.2. Giới thiệu về Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức các phịng ban của Cơng ty TNHH AVC Việt Nam “Nguồn: Phịng hành chính nhân sự - Cơng ty PAVCV” 1.2.3. Nhiệm vụ các phòng ban của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
- Giám đốc công ty: Là người đại diện tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng công ty và hội đồng quản trị về việc quản lý điều hành công ty; giao quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban chức năng, thường xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện mọi hoạt động
- Phịng Hành chính nhân sự tổng hợp (General Dept): Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sắp xếp, tuyển dụng nhân sự; chủ trì xây dựng các phương án về chế độ, chính sách lao động, đào tạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong công ty. Theo dõi công tác pháp chế, tham mưu cho giám đốc trong các hoạt động của công ty trong việc ký hợp đồng liên doanh, liên kết đúng pháp luật…, theo dõi thi đua khen thưởng kỷ luật
Ban giám đốc Board of Phòng hành chính – nhân sự Phịng chất lượng – bảo hành Phòng kỹ thuật Phòng Logistics Phòng kế hoạch sản xuất Phịng quản trị nhà máy Phịng tài chính kế tốn Phịng dịch vụ sản xuất Phịng mua hàng
- Phịng Quản lý và kiểm sốt chất lượng sản phẩm (QA, CS Dept): “Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án; ban hành những tài liệu, biểu mẫu, hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận trong công ty”; kiểm tra, “audit”, nhắc nhở việc thực thi quy trình của các bộ phận liên quan trong cơng ty có đúng quy trình QA đã đề ra hay khơng? “kiểm sốt đội ngũ phát triển sản phẩm việc tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra; điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm mà các đơn vị đang thực hiện”. Tiến hành hỗ trợ sửa chữa bảo hành hoặc thay thế các linh kiện về tivi từ trung tâm bảo hành đưa về.
- Phòng kỹ thuật (Engineering Dept): “Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của cơng ty, có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm. Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế”. Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Trực tiếp làm các công việc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm thi cơng tại cơng ty. Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trọng sản xuất.
- Phòng Logictics (Logictics - Warehouse Dept): “Thực hiện các công việc
liên quan đến hoạt động kho bãi như sắp xếp kho bãi để nhập kho hàng hóa, dãn nhãn hàng hóa, chuẩn bị cho việc xuất hàng hóa theo kế hoạch, quản lý hàng hóa trong kho ln ở điều kiện tốt, gọn gàng, sạch sẽ và an toàn, đánh giá và giám sát hàng tồn kho để đảm bảo việc xảy ra thiết hụt và mất mát ở mưc thấp nhất, quản lý các chứng từ liên quan như phiếu giao nhận hàng hóa, phiếu báo hàng đến, phiếu chuyển hàng…”, nhập liệu các dữ liệu liên quan đến hàng hóa vào máy tính để theo dõi báo cáo, “kiểm kho và đối chiếu chênh lệch hàng tồn”; thực hiện các công việc liên quan đến chứng từ hàng hóa như “nhận, kiểm tra và xử lý các tài liệu liên quan đến xuất nhập hàng hóa, chuẩn bị và phát hành các chứng từ như lệnh giao hàng, vận đơn”; công việc liên quan đến hải quan như chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, quản lý các chi phí liên quan đến kê khai hải quan; thực hiện và “các công việc liên quan đến vận tải như sắp
xếp và kiểm tra lịch giao hàng, lên kế hoạch và quản lý các hoạt động vận chuyển để đảm bảo giao hàng đúng hẹn”, giám sát tình trạng của hàng hóa, “kết hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo quá trình giao hàng được thông suốt, chịu trách nhiệm các vấn đề phát sinh liên quan đến q trình vận tải hàng hóa”; thực hiện các cơng việc liên quan đến khai thác như kết hợp với bộ phận sản xuất, thu mua để lên kế hoạch khai thác hàng, duy trì các hoạt động logictics trong cơng ty, “theo dõi tình trạng lưu kho, lưu bãi của hàng hóa, giao hàng theo đúng thỏa thuận với khách hàng...”
- Phòng Kế hoạch sản xuất (Manufacture Dept): Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất dài hạn, trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, bảo đảm công ty phát triển ổn định. Quản lý công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm bảo đảm cơng ty ln hồn thành nhiệm vụ sản xuất kinh tế theo chỉ tiêu trên giao. Xây dựng, phân tích, đánh giá giải pháp phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm. Chỉ huy điều hành các đơn vị tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty bảo đảm đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, quý, năm, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, an toàn, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về tiến độ, chất lượng.
- Phịng Tài chính – Kế tốn (Acouting Debt): “Đây là bộ phận làm việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn của Giám đốc. Bộ phận này có trách nhiệm quản lý tất cả về nguồn vốn và tài chính của cơng ty để đảm bảo cho sự sản xuất và quá trình thương mại được diễn ra một cách thuận lợi. Tuy nhiên, phòng này phải thiết lập và thực hiện các kế hoạch tài chính bằng việc phân tích và thu thập các số liệu tài chính và thơng tin từ cả trong nội bộ cũng như mơi trường kinh doanh bên ngồi”.
- Phòng Dịch vụ - sản xuất (ISP Dept): Làm việc với khách hàng, trực tiếp đàm phán và tiếp nhận các đơn hàng (PO), tiến hành thương thảo đàm phán đảm bảo kế hoạch giao hàng đúng lịch trình của khách hàng trong nước lẫn ngồi nước ngồi ra cịn đảm nhận các dịch vụ chăm sóc khách hàng như dịch vụ marketing, dịch vụ chăm sóc sau khi bán hàng.
Dịch vụ marketing: “Nghiên cứu tiếp thị thơng tin, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định hướng thương hiệu.
Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn”. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược sản phẩm.
Dịch vụ sau bán hàng: Liên lạc, theo dõi khách hàng bằng hình thức lưu hồ sơ chi tiết của khách hàng; chủ động tiếp cận và phục vụ khách hàng như thường xuyên chủ động liên lạc với khách hàng để đảm bảo hàng hóa khách hàng mua có vấn đề hay khơng, giải đáp các câu hỏi về sản phẩm của khách hàng; tham mưu cho ban lãnh đạo về chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành; giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách thỏa đáng (nếu có).
- Phòng thu mua (Purchasing Dept): Phụ trách về 2 mảng nghiệp vụ chính: Đối với nghiệp vụ mua hàng: Phụ trách các vấn đề liên quan đến nhập các nguyên vật liệu đầu vào, xây dựng và phát hành giá trên cơ sở chủ trương của Giám đốc phê duyệt, theo quy định giá bán của công ty. Phụ trách các vấn đề giao dịch với các đối tác liên quan đến các mặt hàng, hợp đồng do phòng mua hàng mua vào. Thực hiện cơng việc từ khi tìm đối tác mua hàng đến lúc hàng về kho, các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua hàng và dịch vụ sau bán hàng của các hợp đồng mua.
Đối với nghiệp vụ bán hàng: “Thực hiện triển khai quản trị bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu ban giám đốc đưa ra; quản trị hàng hóa, nhập xuất hàng hóa, điều phối hàng hóa cho các cửa hàng, đại lý, khách hàng”. Thực hiện đặt hàng sản xuất, “thực hiện các chỉ tiêu doanh thu hằng tháng, phân bổ chỉ tiêu cho các kênh bán hàng. Theo dõi thực tế bán hàng so với chỉ tiêu thực tế. Theo dõi hàng hóa xuất nhập, điều phối trong tuần, tháng. Lập sổ sách theo dõi số lượng tồn hằng ngày, so sánh đối chiếu doanh thu thực tế với doanh thu theo chỉ tiêu, tìm ra nguyên nhân tăng giảm doanh thu so với kế hoạch đưa ra hướng khắc phục kịp thời”.
- Phòng quản trị nhà máy (Factory Admin Dept): Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất - chế biến nhằm đảm bảo cơng việc được thực hiện trơi chảy, an tồn, đạt năng suất cao và đáp ứng đủ yêu cầu theo kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của cơng ty. Phối hợp với các phịng ban, bộ phận chức năng liên quan triển khai các hoạt động kinh doanh bao gồm việc thu mua các nguyên vật liệu cho sản xuất, triển khai các hoạt động bán thành phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế; thực hiện
công đoạn tiền sản xuất, chuẩn bị nguyên vật liệu sẵn sàng cho lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa, vận chuyển hàng thành phẩm vào kho thành phẩm.
1.3. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Cơng ty TNHH Panasonic AVC
Việt Nam.
1.3.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam
Tình hình kinh tế trong thời gian qua có những chuyển biến phức tạp, hầu hết các mặt hàng giá cả đều leo thang đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khơng nhỏ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện nhiều đối thủ mới cộng với việc các doanh nghiệp trong cùng ngành điện tử gia dụng cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng là mối quan tâm của doanh nghiệp. Tuy nhiên Cơng ty vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ở mức ổn định. Ta có thể đánh giá và phân tích khái quát mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận rịng dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2014-2018 thông qua bảng số liệu 1.1 sau:
Bảng 1.1: Tổng quan về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2014 -2018 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014 2015 2016 2017 2018 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 Doanh thu 741,994 891,661 991,552 941,078 1.012,493 149,667 20,17% 99,891 11,2% (50,475) -5.09% 71,415 7.59% chi phí NVL 510,788 565,463 418,499 517,428 518,330 54,675 10,7% (146,964) - 25,99% 98,929 23.64% 0,903 0.18% Lợi nhuận thuần 231,206 329,198 573,053 423,650 494,163 97,992 42,38% 243,855 74,08% (149,404) - 26.07% 70,513 16.64%
“Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn – Cơng ty PAVCV”
Nhìn vào số liệu được thể hiện ở bảng 1.1 ta thấy rằng tình hình hoạt động của cơng ty trong thời gian qua mặc dù có mang lại lợi nhuận cao tuy nhiên việc gia tăng lợi nhuận này khơng mang tính ổn định tăng đều mà có sự biến thiên trong từng giai đoạn cụ thể là năm 2015 so với năm 2014 thì lợi nhuận tăng 42,38%, sang giai đoạn 2016 so với năm 2015 tăng đột biến 74,08%, trái lại giai đoạn 2016 đến năm 2018 thì
chỉ tiêu này lại có sự giảm rõ rệt, bước đầu được đánh giá là do có sự suy giảm về hiệu quả trong kinh doanh. Lợi nhuận năm 2017 giảm tương đối lớn tương ứng với tỷ lệ 26,07% so với năm 2016. Sang năm 2018 chỉ tiêu này có tăng so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ là 16,64% tuy nhiên so với năm 2016 thì vẫn sụt giảm 13,77%. Xét trên số liệu % tăng lợi nhuận ta thấy rằng mặc dù giai đoạn 2014-2016 lợi nhuận có xu hướng tăng tốt hơn giai đoạn 2016-2018 tuy nhiên nhìn lại số liệu tuyệt đối ta thấy lợi nhuận cao lại nằm trong giai đoạn 2016-2018 và cao nhất vào năm 2016 bước đầu được đánh giá là do chi phí trong năm đạt mức thấp nhất trong tất cả các năm đang phân tích.
Qua số liệu trên ta thấy được nguyên nhân ban đầu của việc suy giảm lợi nhuận là do tốc độ tăng chi phí NVL ban đầu nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu trong năm. Cụ thể doanh thu năm 2015 tăng 20,17% so với năm 2014 nhưng chi phí giai đoạn này chỉ tăng 10,7% nên lợi nhuận vì thế mà cũng tăng theo, năm 2016 doanh thu tăng 11,2% so với năm 2015 cịn chi phí giảm 25,99% nên lợi nhuận giai đoạn này tăng đột biến là 74,08%, năm 2017 giảm 5,09% so với năm 2016 trong khi chi phí NVL tăng 23,64% cùng thời kỳ, doanh thu năm 2018 tăng 7,59% so với năm 2017, chi phí NVL tăng 0,18% cùng thời kỳ. Như vậy có thể thấy tốc độ gia tăng trung bình về doanh thu giai đoạn 2014-2018 là 6,77% trong khi tốc độ gia tăng trung bình của chi phí NVL giai đoạn này là 7,71%. Vì vậy có thể thấy việc gia tăng quá nhanh về chi phí mua hàng và hiệu quả chưa thật tốt của khâu tiêu thụ sản phẩm kéo theo hậu quả việc kinh doanh trong năm mặc dù vẫn có lãi nhưng hiệu quả mang lại không cao. Hơn nữa khi thực hiện so sánh giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2016- 2018 ta thấy rằng doanh thu trong giai đoạn 2016-2018 tăng cao hơn so với giai đoạn 2014-2016 tuy nhiên chi phí thì lại giảm đáng kể. Chính điều này làm cho lợi nhuận giai đoạn sau đạt cao hơn so với giai đoạn trước. Do đó để hướng tới sự phát triển bền vững hơn thì cơng ty phải có những chiến lược và giải pháp cụ thể để giải quyết được những vấn đề trong kinh doanh đặc biệt là khâu mua hàng.
Giai đoạn 2014-2018 đánh dấu sự biến động tăng về doanh thu của công ty. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2015 tăng 149,667 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
20,17% so với năm 2014, năm 2016 tăng 99,891 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 11,2% so với năm 2015, năm 2017 giảm so với năm 2016 là 50.475 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,09% và năm 2018 có sự trỗi dậy mạnh mẽ so với năm 2017 tăng 71.415 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,59%, đồng thời năm 2018 cũng tăng so với năm 2016 là 20.940 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,11%. Nguyên nhân doanh thu biến động có xu hướng tăng qua từng thời kỳ là nhờ tận dụng các lợi thế của Việt Nam khi tham gia các tổ chức thương mại trên thế giới WTO, hoàn thành các đàm phán hiệp định thương mại tự do FTA, CP-TPP, EVFTA, điều này mở ra tiềm năng tăng trưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghệ ti vi là rất lớn. Hơn nữa với tinh thần tạo ra những sản phẩm công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường, thêm nữa là hiện nay trình độ dân trí đã phát triển rất nhiều, nhu cầu hưởng thụ những sản phẩm dịch vụ tốt nhất là tất yếu, chính vì điều này đã làm gia tăng doanh thu của cơng ty.
Tổng chi phí NVL cũng có sự biến đổi rõ rệt qua 5 năm. Tổng chi phí năm 2015 so với năm 2014 tăng 54,675 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 10,7%, năm 2016 lại giảm so với năm 2015 là 146,964 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 25,99%, 2017 so với năm 2016 tăng 98,93 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,64%, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 0.9 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,18%. Như vậy có thể thấy năm 2016 chi phí NVL đạt mức thấp nhất trong tất cả các năm phân tích dẫn tới mức lợi nhuận cũng đạt cao nhất, trong khi năm 2014-2015 doanh thu thấp hơn so với năm 2017-2018 nhưng chi phí lại cao hơn trong cùng kỳ so sánh, chính vì thế mà lợi nhuận chỉ đạt bằng một nửa của giai đoạn 2017-2018. Qua đây ta thấy được tính chất rất quan trọng của việc điều chỉnh chi phí trong kinh doanh, nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh mà yếu tố chịu tác động đầu tiên đó chính là lợi nhuận