Liên hệ đến chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam từ bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam (Trang 115 - 117)

4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2. Mơ hình nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng

2.2.2. Liên hệ đến chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam từ bài học

Nam từ bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Vinamilk

Có thể nói chuỗi cung ứng của Vinamilk là một ví dụ điển hình tại Việt Nam cho các công ty hiện diện tại thị trường trong nước học hỏi kể cả các cơng ty có 100% vốn đầu tư nước ngồi vì nó khơng chỉ phù hơp với những đặc thù riêng về thị trường mà Việt Nam mới có mà cịn mang cả tính tồn cầu của hầu hết các doanh nghiệp lớn trên thế giới về cách quản trị chuỗi cung ứng ở khâu mua hàng.

Thứ nhất là nguồn cung ứng đầu vào được quản lí chặt chẽ. Trong chiến lược kinh doanh và phát triển của Vinamilk việc đầu tư các trang trại chăn ni bị sữa chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi là một mục tiêu chiến lược quan trọng và là hướng đi lâu dài giúp Vinamilk nâng cao chất lượng tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu. Hiện nay tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nơng dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 120.000 con bò cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để sản xuất ra các sản phẩm sữa tươi. Với kế hoạch phát triển các trang trại mới cơng ty sẽ đưa tổng số đàn bị của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 160.000 con vào năm 2017, khoảng 200.000 con vào năm 2020 với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi là 1500 – 1800 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp các sản phẩm sữa tươi thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam.

Đối với Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam, thách thức đặt ra ở đây là làm sao quản lý được nguồn cung ứng các nguyên vật liệu được chặt chẽ hơn, chủ động về nguyên vật liệu là vấn đề tất yếu cần tính tới nếu cơng ty muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa về thị trường trong nước. Hiện nay số doanh nghiệp nội địa cung cấp linh kiện lắp ráp cho công ty chỉ chiếm chưa đến 10% giá trị thành phẩm tạo ra. Để có phát triển và chiếm lĩnh thị phần của thị trường trong nước trước tiên đấy là việc làm chủ được nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp trong nước lúc đó sẽ kéo theo chi phí ở khâu mua hàng cũng sẽ giảm điển hình là chi phí khâu vận chuyển sẽ được cắt giảm từ đấy tạo tiền đề cho việc gia tăng doanh thu. Khi doanh thu tăng, chi

phí giảm thì lợi nhuận cơng ty sẽ giữ lại được nhiều hơn. Hơn thế nữa, nếu công ty chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong nước thì giá thành sản phẩm sẽ mang tính cạnh tranh cao hơn tạo ra một lợi thế không nhỏ trong xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thứ hai là việc quản trị hàng tồn kho nguyên vật liệu. Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Một lần nữa, doanh nghiệp phải quyết định họ muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một cơng ty hoặc tồn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt. Ở Vinamilk việc xử lý hàng tồn kho nguyên vật liệu sản xuất được cho là tối ưu nhờ sử dụng hiệu quả hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Vậy thế nào là quản trị nguyên vật liệu tồn kho tối ưu với một doanh nghiệp? Điều đấy cần phải phụ thuộc vào công việc dự báo lập kế hoạch mua nguyên vật liệu đầu vào dựa trên những trên những đơn hàng và đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp đấy đang bán trên thị trường, nếu sản phẩm linh hoạt có tính thanh khoản cao thì việc bán hàng thành phẩm sẽ tương đối dễ dàng hơn điều này dẫn đến tồn nguyên vật liệu sản xuất sẽ ở mức tối thiểu. Hệ thống ERP sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều chức năng trong một công ty, ERP sẽ theo dõi đơn đặt hàng, kế hoạch sản xuất, mua nguyên vật liệu và hàng tồn kho hàng hóa hồn chỉnh. Chúng hỗ trợ quan điểm định hướng quá trình kinh doanh xuyên suốt các phòng ban chức năng khác nhau. Công ty TNHH Panasonic AVC cần phải học hỏi từ việc quản trị nguyên vật liệu tồn kho từ Vinamilk bằng cách nâng cấp hệ thống quản lý thông tin dữ liệu dự báo chính xác hơn nữa nguyên vật liệu đầu vào của khâu mua hàng, tìm cách giải phóng lương tồn của nguyên vật liệu linh kiện điện tử nếu không còn sử dụng bằng cách chuyển kho bảo hành hoặc xuất khẩu nguyên vật liệu tồn sang các thị trường khác có nhu cầu,

Dựa vào những chỉ số phân tích thực trạng kinh doanh từ chương 1 và cơ sở lý luận đã được trình bày ở đầu chương 2 bên cạnh những kinh nghiệm mà cơng ty có thể học hỏi từ cách quản trị chuỗi cung ứng của Vinamilk, trên cơ sở đó tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất bằng phương pháp khảo sát sơ bộ nhằm tìm ra những yếu tố tác động đến hiệu quả khâu mua hàng của chuỗi cung ứng sản xuất tivi đang vận hành tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả khâu mua hàng trong chuỗi cung ứng sản xuất tivi tại công ty TNHH panasonic việt nam (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)