4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.1. Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng và quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng
2.1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
a. Vai trò đối với doanh nghiệp
Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao, mà các đối thủ cạnh tranh trong ngành khó có thể bắt kịp và phát triển ngày càng bền vững. Trên thế giới, nhờ hiệu quả của chuỗi cung ứng mang lại mà các tập đoàn lớn đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so với các đối thủ như Apple, Sam Sung, Coca- Cola… Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào?, sản xuất ở đâu?, phân phối ra sao?,… Tối ưu hóa hoạt động quản trị sẽ là một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó góp phần:
Giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí lưu kho: Bất kì một chuỗi cung ứng nào cũng đều có mục đích chủ yếu trong q trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp chính là nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng. “Chính vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng cũng tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc đảm bảo phân phối một cách kịp thời và đầy đủ một loại sản phẩm nào đó tới khách hàng, triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả. Qua khâu này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho”.
“Thực hiện tốt việc quản trị chuỗi cung ứng, đảm bảo được đầu vào và đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Ở đầu ra của sản phẩm, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường, đem lại tiến triển về doanh thu. Đảm bảo doanh thu ở mức tốt nhất. Ngồi
ra, quản lý tốt chuỗi cung ứng cịn đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics và hậu cần, đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ tươi” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận”.
“Mặt khác, trong quản trị chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn; hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì…để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời”.
“Bên cạnh đó, việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cũng mang lại một số lợi ích khác cho doanh nghiệp như: Tăng lợi nhuận sau thuế; cải thiện vòng cung ứng đơn hàng; giảm lượng hàng tồn kho; giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận…”
“Theo xu hướng tồn cầu hóa, với việc nhiều cơng ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam từng bước gia nhâp vào các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn, quản trị chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, có thể nói quản trị chuỗi cung ứng vẫn là một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra bấy lâu nay”.
b. Vai trò đối với nền kinh tế
Yếu tố quản trị chuỗi cung ứng hện nay được các CEO trên thế giới đã và đang đặt lên hàng đầu trong quá trình kinh doanh. Khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, việc chiếm lĩnh thị trường đang bị yếu tố này tác động lớn và chi phối bên cạnh sự tín nhiệm của khách hàng. Chuỗi cung ứng được quản trị tốt không những mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp mà nó cịn tác động tích cực tới nền kinh tế một quốc gia. Mức độ hội nhập của nền kinh tế cần phải được tăng cường giúp cho các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp trong nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn trong kinh doanh góp phần hình thành một văn hóa hợp tác tồn diện; dịch vụ khách hàng được nâng cao, đưa vài trò của người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trở thành trung tâm.
Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, một mơi trường kinh doanh lành mạnh đang được quản trị chuỗi cung ứng mang đến với triết lý đơi bên cùng có lợi, hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cần được sử dụng tối đa cả về con người lẫn tự nhiên…do vậy hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên