Cơ chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHCL và trường ĐHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 88 - 90)

Nội dung ĐHCL ĐHTT

GV và cán bộ cơ hữu

Là công chức, viên chức theo quy định của Luật Giáo dục, Luật cán bộ, công chức.

Hợp đồng dài hạn, không thuộc biên chế nhà nước.

Kính phí Ngân sách nhà nước. Cổ đơng góp vốn hoạt động.

Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường. Hội đồng quản trị.

Ban Giám hiệu Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ khi bổ nhiệm.

Hội đồng quản trị tổ chức đề cử và bầu chọn và không quá 70 tuổi.

Trưởng, phó các đơn vị

Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Số năm hình thành Số năm hình thành và phát triển dài. Số năm hình thành và phát triển ngắn.

Một số điểm khác nhau từ Bảng 3.1 cho thấy trường ĐHTT tính tự chủ rất cao, họ có thể tự quyết định thực hiện một hoạt động nào đó và ít bị ràng buộc về quản lý Nhà nước hơn trường ĐHCL. Trong khi, trường ĐHCL mức độ tự chủ bị phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan quản lý Nhà nước. Hơn nữa, Phạm Đức Chính và Nguyễn Minh Hiền (2013) cho rằng trường ĐHCL có trách nhiệm với Nhà nước, trường ĐHTT có trách nhiệm với Bộ Giáo dục và Đào tạo và “người góp vốn” [6].

3.3. Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học công lập và trường đại học tư thục lượng trong trường đại học công lập và trường đại học tư thục

Trong nội dung này, tác giả mô tả về thực trạng triển khai các hoạt động ĐBCL và sự thành VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT. Như đã đề cập ở nội dung chọn mẫu và thu thập thông tin (mục 2.5 và 2.6), các số liệu định lượng mơ tả, so sánh trung bình mean tại các bảng và tỉ lệ phần trăm tại các biểu đồ được thống kê từ dữ liệu định lượng của các trường ĐH phía Nam.

3.3.1. Thông tin về hoạt động đảm bảo chất lượng (Sự thông tin)

Sự thông tin là một thành tố của VHCL trong nghiên cứu, mang ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, thông tin (công khai, minh bạch) đến mọi người trong trường ĐH nhận thức đúng đắn về hoạt động ĐBCL đang diễn ra. Mọi người trong trường ĐH phải có nhận thức, trách nhiệm tuyên truyền, thông tin đến những người khác nếu biết trên tinh thần hợp tác, chia sẻ để tất cả mọi người kể cả các bên liên quan nhận được thơng tin một cách chính xác và có độ tin cậy ổn định trong quá trình truyền tải thơng tin.

3.3.1.1. Mức độ phổ biến các hoạt động đảm bảo chất lượng

Thông tin từ Bảng 3.2 cho biết tỉ lệ GV và SV được biết thông tin về các hoạt động ĐBCL đang diễn ra trong nhà trường. Trong số các hoạt động trên, hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV đạt tỉ lệ 100% ở cả trường ĐHCL và trường ĐHTT, trong khi các hoạt động 1, 2, 7 và 8 có tỉ lệ tương đối thấp. Tỉ lệ giữa hai loại hình trường khơng có sự chênh lệch đáng kể. Thông tin ghi nhận được từ cán bộ, GV và SV cho thấy họ biết về các hoạt động ĐBCL phù hợp với số liệu ở Bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)