Tình hình thực hiện báo cáo tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 104 - 106)

Trường Năm hoàn thành Trường Năm hoàn thành

ĐHCL1 2009 – nộp lại 2013 ĐHTT1 2008 – nộp lại 2010 ĐHCL2 2006 ĐHTT2 2008 – nộp lại 2010 ĐHCL3 2005 ĐHTT3 2011 ĐHCL4 2008 ĐHTT4 2014 ĐHCL5 2011 ĐHTT5 Đang thực hiện ĐHCL6 2005 ĐHTT6 Đang thực hiện ĐHCL7 2011 ĐHTT7 2014 ĐHCL8 2011 ĐHTT8 2014

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo – http://www.moet.gov.vn Bảng 3.9 cho thấy danh sách các trường ĐH đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá từ Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai trên trang thông tin điện tử ngày 14/4/2015. Qua khảo sát và thu thập thơng tin, 16 trường ĐH nói trên chưa cơng khai báo cáo tự đánh giá đến tất cả cán bộ, GV trong trường và các bên liên quan. Vì vậy, đối tượng khảo sát được thơng tin về hoạt động này thông qua các nguồn thông tin khác nhau (xem thêm mục 3.3.1.2). Chỉ có những người tham gia vào hoạt động tự đánh giá mới biết được một phần hoặc toàn bộ nội dung của báo cáo tự đánh giá và báo cáo tự đánh giá thực sự ảnh hưởng đến nhận thức của những người tham gia.

Ngoài tự đánh giá trường theo bộ tiêu chuẩn kiểm định trường ĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trường chuyển sang tập trung vào ISO 9001:2008 (nhất là các trường ĐHTT). Hiện nay, rất ít các trường thực hiện tự đánh giá hàng năm mà thực hiện cách năm, cách khoảng theo chu kỳ hoặc thực hiện khi có tác động từ bên ngồi. Về vấn đề này, đa số các trường chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động

tự đánh giá, một hoạt động mang tính hệ thống ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động trong nhà trường, thúc đẩy cải tiến chất lượng liên tục và toàn diện qua 2 nhóm hoạt động tiếp nối lẫn nhau: tự đánh giá –> cải tiến chất lượng –> tự đánh giá –> cải tiến chất lượng –> … , mà họ chỉ hiểu đơn thuần thực hiện tự đánh giá dùng để đánh giá ngồi và có lẽ suy nghĩ ban đầu đã tốt lên ở trang bìa của báo cáo tự đánh giá với mục đích rõ ràng “BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường…….)”. Do vậy, vấn đề công khai báo cáo tự đánh giá đến cán bộ, GV, SV và các bên liên quan là điều không dễ dàng đối với họ. Ngoài đánh giá trường, hàng năm các trường còn chú trọng tự đánh giá và đánh giá chương trình đào tạo cấp trường, cấp quốc gia, cấp khu vực (AUN) và cấp quốc tế (ABET, AACSB, CTI).

3.3.3.7. Xây dựng sổ tay chất lượng

Kết quả khảo sát và thông tin ghi nhận được từ cán bộ, GV và SV cho thấy sổ tay chất lượng ở các trường ĐH đang trong giai đoạn xây dựng, riêng trường ĐHCL8 đã có và đang được hiệu chỉnh, bổ sung. Các trường xây dựng sổ tay chất lượng với 2 mục đích, thứ nhất, tun truyền và thơng tin đến các thành viên trong trường về ĐBCL và VHCL (hình thành nhận thức), thứ hai, hình thành minh chứng tích hợp vào hoạt động tự đánh giá trường ĐH (hình thành hành động). Có trường xây dựng sổ tay theo ISO (ĐHCL3, ĐHCL7), có trường dựa trên sổ tay chất lượng có sẵn của một số trường ĐH để chọn lọc, hiệu chỉnh và bổ sung phù hợp với mức độ nhận thức chất lượng hiện tại của nhà trường (ĐHCL1, ĐHTT1), sau đó tăng dần mức độ nhận thức theo từng giai đoạn. Sổ tay chất lượng trong trường ĐH mong muốn thông tin một số vấn đề về ĐBCL và VHCL đến mọi người và hỗ trợ họ hiểu đúng về ĐBCL, VHCL và các chính sách có liên quan, tăng cường và tạo mặt bằng nhận thức chung về chất lượng trong trường ĐH (định hình rõ VHCL). Khi đạt được VHCL thực sự sẽ tác động tích cực đến các hoạt động trong nhà trường.

3.3.4. Nhận thức chất lượng

Nhận thức chất lượng là giá trị cốt lõi của VHCL, nó tác động trực tiếp đến lời nói và hành động của mỗi cá nhân để đạt được kết quả chất lượng phù hợp với mức độ nhận thức chất lượng của họ.

3.3.4.1. Tăng cường hoạt động đảm bảo chất lượng

Bảng 3.10 mô tả ý kiến của GV về việc cần thiết phải tăng cường một số hoạt động ĐBCL trong nhà trường cho thấy nội dung 5 ở trường ĐHCL cao hơn trường ĐHTT gồm các nội dung 1, 7, 8, 9, 10 và 11. Các nội dung khác ở trường ĐHTT cao hơn so với trường ĐHCL thể hiện ý chí mạnh mẽ của họ trong việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ ĐBCL trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)