Các hoạt động trong trường ĐH muốn có được chất lượng phát triển bền vững phải nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục đáp ứng nhu cầu người sử dụng sản phẩm đào tạo, người thụ hưởng kết quả đào tạo và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội (thể hiện tinh thần và văn hóa trong chất lượng), muốn có được trách nhiệm phải nhận thức rõ ràng những gì cần phải làm và làm như thế nào để có chất lượng
VĂN HĨA TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CHẤT LƯỢNG Tinh thần trách nhiệm Văn hóa trách nhiệm Tinh thần chất lượng Văn hóa chất lượng
Các hoạt động trong trường ĐH
Các hoạt động trong trường ĐH
Kinh tế - xã hội Hệ thống GDĐH
Hội nhập quốc tế Văn hóa xã hội
(thể hiện tinh thần và văn hóa trong trách nhiệm). Hoặc nói cách khác, muốn có chất lượng phải làm việc trách nhiệm và muốn có trách nhiệm phải thể hiện chất lượng trong quá trình làm việc.
Đối với nghiên cứu này, cụm từ “tinh thần” đại diện cho ý thức, nhận thức và hành động của cá nhân, cụm từ “văn hóa” đại diện cho ý thức, nhận thức và hành động của tập thể.
Dựa vào hai giá trị thiết yếu trên và bản đồ mơ tả tiến hóa nhận thức theo lý thuyết hệ thống của Laszlo và Krippner (1997), luận án xây dựng mơ hình tiến trình nhận thức chất lượng của cá nhân và tập thể qua bốn giá trị tinh thần và văn hóa của trách nhiệm và chất lượng bao gồm: tinh thần trách nhiệm, văn hóa trách nhiệm, tinh thần chất lượng và VHCL như Hình 2.5.
Hình 2.5. Mơ hình tiến trình nhận thức chất lượng
Mơ hình tiến trình nhận thức chất lượng thể hiện một chuỗi nhận thức từ tinh thần trách nhiệm đến VHCL trong sự ảnh hưởng và tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài và gồm hai phần: Phần thứ nhất là tiến trình hình thành VHCL từ các hoạt động trong trường ĐH và phần thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng (văn hóa tổ chức, tính di truyền, mơi trường – hồn cảnh) và các yếu tố tác động (tuân thủ - chuẩn mực, năng lực, hành vi) đến tiến trình hình thành VHCL.
Mơ hình tiến trình nhận thức chất lượng được xây dựng đầy đủ từ các hoạt
Thay đ ổi , phá t tr iể n tư duy, nh ận th ức Tính di truyền D uy t rì t rạ ng t h ái ổn đ ịnh h ệ th ống Văn hóa trách nhiệm Tinh thần chất lượng Tinh thần trách nhiệm Hoạt động ĐBCL Văn hóa chất lượng
động trong trường ĐH đến hình thành VHCL. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL, tức là tiến trình nghiên cứu trên mơ hình từ hoạt động ĐBCL đến VHCL. Các hoạt động trong nhà trường được đề cập ở đây làm cơ sở cho khảo sát tinh thần trách nhiệm của cá nhân hướng đến kết hợp với hoạt động ĐBCL hình thành tinh thần chất lượng trong mỗi cá nhân và văn hóa trách nhiệm trong mỗi đơn vị, tập thể, tạo nền tảng hình thành VHCL.
Hình chóp của mơ hình cho thấy càng lên cao số lượng cá nhân, tập thể đạt được mức độ nhận thức và năng lực chất lượng cao càng ít, hoặc để đạt được VHCL đúng “thực chất” phải trải qua một q trình dài và đầy khó khăn.
Để làm rõ nội hàm tiến trình nhận thức chất lượng từ các hoạt động và hoạt động ĐBCL bên trong trường ĐH, sau đây tác giả làm rõ chuỗi nhận thức từ tinh thần trách nhiệm đến VHCL:
Tinh thần trách nhiệm và văn hóa trách nhiệm: Từ các thành phần của tinh thần trách nhiệm cá nhân trong mơ hình của Mergler (2007) (Hình 1.13), chúng ta có thể thấy tinh thần trách nhiệm cá nhân rất quan trọng và là nền tảng để hình thành các loại hình văn hóa trong trường ĐH như văn hóa tổ chức, văn hóa đại học, văn hóa trách nhiệm, VHCL,... Đặc biệt, tinh thần trách nhiệm là khởi đầu của văn hóa trách nhiệm và là cơng cụ vạn năng để tạo dựng VHCL10.
Trước hết, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân cần được thể hiện qua các hoạt động trong trường ĐH để hình thành văn hóa trách nhiệm trong từng bộ phận, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ trên tinh thần nhận thức, kiểm sốt và chịu trách nhiệm những gì họ đã làm. Mỗi giá trị trách nhiệm (tác phong, quy trình làm việc, thực hiện nội quy, quy định của đơn vị, cơ quan,…) trong tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân góp phần xây dựng tập giá trị trách nhiệm trong văn hóa trách nhiệm của tập thể, đơn vị lớn mạnh.
Tinh thần trách nhiệm cá nhân là nền tảng cho việc hình thành văn hóa trách nhiệm. Đối với mỗi cá nhân, ngồi việc chịu trách nhiệm những gì họ làm, họ cịn phải quan tâm đến hành vi của họ xem có ảnh hưởng / tác động đến người khác không hoặc mối quan hệ trách nhiệm giữa các cá nhân trong một tập thể. Nghĩa là,
mỗi cá nhân không chỉ chịu trách nhiệm đối với cơng việc của họ mà cịn chịu trách nhiệm với những người có liên quan đến việc họ đã và đang làm. Chẳng hạn, kết quả cơng việc của họ là đầu vào q trình cơng việc của người khác hoặc đang thực hiện công việc hiện tại cùng với những người khác (làm việc nhóm), trong thực tế hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở những cá nhân trong các tổ chức kém phát triển, tư duy nhận thức thấp dẫn đến làm việc qua loa, hình thức, khơng suy nghĩ, quan tâm đến những người có liên quan trong nhóm hoặc trong tiến trình cơng việc của họ vì kết quả cuối cùng không phải do họ đảm nhiệm dẫn đến nảy sinh tình trạng đùn đẩy cơng việc, né tránh trách nhiệm.
Khi văn hóa trách nhiệm (văn hóa tập thể / cốt lõi) được hình thành, các giá trị trách nhiệm của văn hóa trách nhiệm tác động đến giá trị trách nhiệm, chuẩn mực của cá nhân và thúc đẩy nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhất là những cá nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển về làm việc trong một tập thể trách nhiệm.
Có thể nói văn hóa trách nhiệm là trách nhiệm chung của tất cả các cá nhân trong tập thể phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và các giá trị trách nhiệm khi thực hiện bất kỳ cơng việc gì.
Tinh thần trách nhiệm và tinh thần chất lượng: Đối với mỗi cá nhân có tinh thần trách nhiệm, các hoạt động ĐBCL được triển khai hiệu quả, đúng kế hoạch, phản ánh đúng thực trạng, hỗ trợ cải tiến, nâng cao chất lượng và mang lại kết quả tích cực sẽ tạo ra các giá trị chất lượng thẩm thấu vào tinh thần trách nhiệm, từ đó tinh thần chất lượng được hình thành (hoặc đánh thức) trong mỗi cá nhân tham gia vào hoạt động ĐBCL hay có thể nói tinh thần chất lượng là sự tích hợp kết quả hoạt động ĐBCL hiệu quả vào tinh thần trách nhiệm.
Vì vậy, có thể nói tinh thần chất lượng cá nhân là khả năng nhận biết và tư duy chất lượng, có năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả và sáng tạo với tinh thần trách nhiệm của bản thân đủ để tập thể công nhận kết quả các công việc đã thực hiện đạt chất lượng.
Văn hóa trách nhiệm và văn hóa chất lượng: Tinh thần chất lượng được hình thành và tồn tại bên trong mỗi cá nhân trong một tập thể trách nhiệm (văn hóa trách nhiệm) tạo ra các giá trị chất lượng hình thành nên VHCL. Khi VHCL được hình thành, các giá trị VHCL tác động đến giá trị chất lượng của cá nhân, thúc đẩy
nâng cao tinh thần chất lượng, đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến những cá nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển về làm việc trong một tập thể chất lượng.
Có thể nói VHCL là ý thức, nhận thức và trách nhiệm của tất cả các cá nhân trong tập thể về chất lượng, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu chung và các giá trị chất lượng trong mỗi cá nhân (tinh thần chất lượng) và tập thể (VHCL) khi thực hiện bất kỳ cơng việc gì. Tức là làm bất cứ việc gì, mỗi cá nhân phải có ý thức và trách nhiệm về công việc họ làm và đặt chuẩn chất lượng phù hợp với sứ mạng và mục tiêu trên các giá trị chất lượng của bản thân và tập thể.
Trong tiến trình nhận thức chất lượng từ các hoạt động và hoạt động ĐBCL đến VHCL trong trường ĐH, các yếu tố ảnh hưởng và tác động hỗ trợ tích cực và xuyên suốt chuỗi nhận thức từ tinh thần trách nhiệm đến VHCL gồm:
Các yếu tố ảnh hưởng (gián tiếp):
Văn hóa tổ chức: Hệ thống các giá trị chung (cốt lõi) đã tồn tại trong tổ chức / đơn vị (về vật chất và con người): những quy ước, điều lệ, biểu tượng, hành vi, thái độ.
Tính di truyền: Khả năng nhạy bén, tinh sảo, khéo léo, lanh lợi, sở trường, năng khiếu.
Mơi trường – Hồn cảnh: Điều kiện làm việc, khơng gian, thời gian, khơng khí làm việc, khả năng thích ứng mơi trường, hồn cảnh.
Các yếu tố tác động (trực tiếp):
Tuân thủ – Chuẩn mực: Mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ xã hội, chấp hành nội quy, quy định đơn vị, quy trình làm việc, sự phát triển của đơn vị, niềm tin, tâm lý, cảm xúc trong công việc, đời sống bản thân.
Năng lực: Năng lực chất lượng (kiến thức chất lượng, kinh nghiệm chất lượng, đổi mới chất lượng và phân tích chất lượng), năng lực chun mơn, nghiệp vụ.
Hành vi: Những biểu hiện về trách nhiệm, chất lượng qua công việc, thể hiện tư chất, phong cách riêng.
Trong q trình khảo sát, phân tích, các yếu tố ảnh hưởng và tác động là các biến số kiểm soát mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH.
không tác động đến mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL, hoặc có thể bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL. Kramer (1974) đã nhận định “Môi trường là tất cả những gì khơng thuộc về một hệ thống, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống hoặc bị ảnh hưởng bởi hệ thống” [142].
2.2.4. Năng lực chất lượng của cá nhân và tập thể
Trong các yếu tố tác động đến chuỗi nhận thức chất lượng, yếu tố năng lực chất lượng rất quan trọng đối với mỗi cá nhân trong một tập thể hay năng lực chất lượng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành VHCL trong trường ĐH.
Quá trình thực thi chất lượng trong trường ĐH gồm hai thể hiện chính: hành động chất lượng (hoạt động ĐBCL) và nhận thức chất lượng (VHCL). Vì vậy, ở hai thể hiện hành động và nhận thức:
ĐBCL là một thành phần trong VHCL: từ hành động chất lượng chuyển
thành nhận thức chất lượng.
VHCL là một thành phần trong ĐBCL: từ nhận thức chất lượng chuyển
thành hành động chất lượng.
Hành động và nhận thức luôn thường trực lẫn nhau trong nhận thức và hành động đảm bảo mọi hoạt động trong trường ĐH đạt chuẩn chất lượng một cách tích cực. Khi triển khai thực hiện các hoạt động nhiều trở thành thói quen, chuyển thành động cơ, mục đích và từ động cơ, mục đích chuyển thành hành động.