Câu Số biến Cronbach's Alpha Hệ số tương quan biến tổng
3 13 0,864 0,416 0,608 4 10 0,894 0,545 0,710 5 7 0,874 0,507 0,735 6 10 0,871 0,295 0,703 8 8 0,857 0,480 0,666 9 6 0,924 0,756 0,794
2.9. Kết luận chương 2
Thiết kế và tổ chức nghiên cứu là nội dung trình bày những việc cần phải thực hiện trong nghiên cứu như quy trình nghiên cứu, thao tác khái niệm, biến số trong nghiên cứu, xây dựng công cụ khảo sát, chọn mẫu điều tra khảo sát, phương pháp thu thập thơng tin, chiến lược phân tích và xử lý thơng tin, kiểm tra độ tin cậy của thang đo làm cơ sở tiến hành thực nghiệm, thu thập thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau.
Nội dung chương này nhằm mục đích định hình cấu trúc nghiên cứu của luận án, xây dựng mối quan hệ giữa các thành tố hoạt động ĐBCL và các thành tố sự hình thành VHCL, tổ chức điều tra khảo sát thực tiễn trên khung lý thuyết đã thiết kế, xác định các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL qua chuỗi nhận thức chất lượng từ tinh thần trách nhiệm đến VHCL. Tiếp theo Chương 2, luận án tiến hành thống kê, phân tích thực trạng hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong các trường ĐH từ dữ liệu thu thập được thông qua Chương 3.
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH VĂN HĨA CHẤT LƯỢNG
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 3.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam
Việt Nam đang trên con đường hướng đến trở thành nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Vì vậy, GDĐH là một thành tố quan trọng trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó ĐBCL cần được quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh hơn nữa để hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện khác nhau như giao lưu, trao đổi học thuật, hợp tác quốc tế, chuyển giao cơng nghệ,…
Đến nay, GDĐH Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng, quy mơ GDĐH không ngừng gia tăng, đầu tư cho GDĐH ngày càng tăng, cải thiện đáng kể điều kiện học tập và giảng dạy ở các trường. Nhân lực được đào tạo đã góp phần thực hiện thành công đường lối Đổi mới của Đảng. Bên cạnh đó, những hạn chế căn bản của GDĐH thể hiện ở chất lượng đào tạo thấp và năng lực sáng tạo của các CSGDĐH yếu. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân chủ quan: Quy mô đào tạo tăng quá nhanh, không tương xứng với điều kiện ĐBCL. Phương thức giảng dạy không phù hợp, không phát huy được năng lực sáng tạo của người học. Hội nhập quốc tế chưa sâu, chưa tạo động lực cạnh tranh giữa người dạy, người học và CSGDĐH.
Nguyên nhân khách quan: Ngân sách chưa bảo đảm yêu cầu tối thiểu
của GDĐH, đồng thời phải dàn trải để đáp ứng quy mô đào tạo phát triển quá nhanh. Nền kinh tế và chính sách nhân lực chưa tạo ra động lực nâng cao chất lượng đào tạo [77].
Từ những hạn chế nói trên, u cầu đổi mới căn bản, tồn diện GDĐH được đặt ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI.
Phùng Hữu Phú (2014) trong bài viết “Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI” trình bày ba bước chuyển đổi có
ý nghĩa chiến lược gồm (1) Bước chuyển từ quá trình giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; (2) Bước chuyển từ phát triển chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng, hiệu quả với số lượng hợp lý và (3) Bước chuyển từ hệ thống giáo dục cịn khép kín, cứng nhắc, biệt lập sang hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thơng [60]. Ơng nhận định:
Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, cốt lõi là thực hiện ba bước chuyển có ý nghĩa chiến lược, trước hết đòi hỏi các trường ĐH, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quyết tâm, quyết liệt đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản trị khoa học, nhất là quản trị đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị nhân lực và tài chính.
Về tự chủ, Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Quý Thanh (2014) cho rằng tự chủ ĐH mới khuyến khích sự sáng tạo của các nhà khoa học, giúp đào tạo và nghiên cứu đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, giúp các trường ĐH Việt Nam có năng lực cạnh tranh bình đẳng [57].
Về đổi mới, trong quản lý Nhà nước đối với GDĐH, Đặng Ứng Vận (2014) cho rằng cần phải đổi mới tư duy, đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với GDĐH, trao quyền và phân cấp quản lý và đảm bảo dân chủ trong nhà trường [81]. Về ĐBCL, GDĐH nước ta bị ảnh hưởng bởi cách tổ chức hoạt động từ thời Pháp đến xã hội chủ nghĩa. Gần đây bị ảnh hưởng bởi trào lưu mới trong quá trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa, ảnh hưởng của phương Tây, châu Âu, Úc,… trong việc ĐBCL theo xu thế quốc tế đã xâm nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000.
Từ bối cảnh GDĐH nêu trên, hệ thống GDĐH phải có những bước đi và bước chuyển phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
Đối với công tác đảm bảo và KĐCLGD, từ khi thành lập Cục Khảo thí và KĐCLGD, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị, hướng dẫn nhiệm vụ năm học đều đề cập đến vấn đề thực hiện công tác ĐBCL tại các trường ĐH và báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan kết quả thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó, một số văn bản gần đây đề cập đến việc xây dựng VHCL trong trường ĐH.
Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu cơng khai các trường ĐH đã hồn thành báo cáo tự đánh giá trên trang thông tin điện tử và cập nhật thường xuyên, bước đầu tạo nền tảng VHCL đến các trường ĐH qua việc buộc họ phải quan tâm đến hoạt động này, bước tiếp theo là cơng khai các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học và cao đẳng chưa đủ năng lực. Cơng khai là hình thức tăng cường nhận thức chất lượng của các trường ĐH và tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng của xã hội.
Nhìn chung các trường ĐH Việt Nam đều hướng đến chuẩn KĐCL trường và quan tâm đến KĐCL chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA vì đây là chuẩn theo khu vực các trường ĐH Đơng Nam Á, dễ hịa nhập về nhiều mặt như văn hóa, địa lý, kinh tế-xã hội, phong tục tập quán, quan điểm chia sẻ. Tất nhiên, vẫn có một số trường đang phấn đấu đạt chuẩn quốc tế.
Chúng ta trải qua một thời gian 10 năm kể từ khi bắt đầu triển khai công tác ĐBCL trong trường ĐH, trong khoảng thời gian này, hết 2/3 thời gian hầu hết các trường thực hiện cơng tác ĐBCL qua loa, hình thức dẫn đến ý thức, nhận thức của mọi người chưa tích cực về cơng tác này. VHCL được biết đến sau thời gian ấy. Khi những người làm công tác ĐBCL hiểu được thế nào là VHCL thì chúng ta lại phải quay lại gắn nó vào trong hoạt động ĐBCL để đạt được mục tiêu thay vì nó được tiến hành song song với quá trình xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL.
3.2. Thực trạng đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng trong các trường đại học Việt Nam đại học Việt Nam
Năm 1995, “khái niệm về ĐBCL được “đưa vào” Việt Nam bằng việc thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội” [50]. Từ 2002, ĐBCLGD trong trường ĐH bắt đầu được quan tâm bằng việc hình thành đơn vị chuyên trách ĐBCL trong Vụ ĐH [67], đến năm 2003 Cục Khảo thí và KĐCLGD được thành lập. Đến năm 2005, Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội ban hành mới đề cập đến công tác tự đánh giá và KĐCLGD tại Điều 17, 58 và 99. Sau đó, Luật sửa đổi, bổ sung, Luật GDĐH và Điều lệ trường ĐH đã đề cập đến vấn đề này. Cụ thể Điều 110a,
110b và 110c, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội; Điều 5, 6 và 15, Điều lệ trường ĐH số 58/2010/QĐ –TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Điều 49, 50, 51, 52 và 53, Luật GDĐH số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội, trong đó đề cập đến việc thành lập tổ chức KĐCLGD, tự đánh giá chất lượng giáo dục, xây dựng và phát triển hệ thống ĐBCL, thành lập đơn vị chuyên trách ĐBCL đào tạo của nhà trường, tăng cường các điều kiện ĐBCL, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và hình thành VHCL trong nhà trường. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành khung hành lang pháp lý các văn bản, chính sách liên quan đến ĐBCL và VHCL, chứng tỏ công tác này được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cơ quan liên quan nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển GDĐH Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn trong nước, phối hợp với các đơn vị nước ngồi, mời các chun gia có kinh nghiệm tập huấn cho đội ngũ các nhà quản lý, các cán bộ chuyên trách về ĐBCL như đăng cai, phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên APQN năm 2009, 2014, Hội thảo quốc tế mạng lưới ĐBCL AQAN11 2013,… nhằm mục tiêu nâng cao năng lực, nhận thức và tầm quan trọng của hoạt động ĐBCL cần phải thực hiện để hòa nhập cùng nền giáo dục, tri thức của khu vực, mở rộng tầm nhìn, định hướng, xây dựng lộ trình hội nhập quốc tế. Ngồi ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cịn có chủ trương, lộ trình và kế hoạch cho việc hình thành VHCL GDĐH, khuyến khích các trường triển khai các hoạt động ĐBCL nhằm từng bước hình thành VHCL để hỗ trợ nhau định hình nên một trường ĐH chuẩn mực, một hệ thống GDĐH hoàn chỉnh về mọi mặt hoạt động. Nhà nước khuyến khích các trường ĐH tham gia KĐCL ngồi, đặc biệt trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục, tăng cường thu hút sự quan tâm của các đơn vị trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ, nguồn vốn từ bên ngoài hỗ trợ cho cơng tác ĐBCL duy trì và phát triển bền vững.
3.2.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng
Mơ hình ĐBCLGD của Việt Nam dựa trên mơ hình châu Âu, APQN và AUN, gồm 3 cấu phần [69]:
Hình 3.1. Mơ hình ĐBCLGD của Việt Nam
Bên cạnh đó, tác giả Phạm Xuân Thanh đưa ra hệ thống ĐBCL bên trong của nhà trường Việt Nam cơ bản dựa trên sự kết hợp của mơ hình của châu Âu, APQN, AUN và phù hợp với bộ tiêu chuẩn KĐCL trường ĐH (xem Hình 1.3).
3.2.2. Nguồn lực đảm bảo chất lượng
Hiện nay (2015), Việt Nam có 05 thành viên tham gia Mạng lưới quốc tế các tổ chức ĐBCL GDĐH (INQAAHE)12, 06 thành viên tham gia Mạng lưới chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (APQN)13 và 03 thành viên tham gia Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN)14.
Từ việc thiếu đội ngũ chuyên trách ĐBCL được đào tạo bài bản, thiếu nguồn lực [13, 59], đến nay, kết quả đạt được về đào tạo nhân lực từ Cục Khảo thí và KĐCLGD (2014): 100% các trường ĐH đã cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn về đảm bảo và KĐCLGD do Cục Khảo thí và KĐCLGD tổ chức, trong đó, trên 1000 lượt cán bộ được tập huấn về tự đánh giá, trên 700 lượt cán bộ được tập huấn về đánh giá ngoài [11]. Số lượng thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục do Viện ĐBCLGD – ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo từ năm 2005 đến nay (6/2015) được 106 thạc sĩ15.
12 http://www.inqaahe.org
13 http://apqn.org
14 http://www.aun-sec.org
15 Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐBCL bên trong ĐBCL bên ngoài Các tổ chức KĐCL Các hoạt động tự đánh giá, giám sát chất lượng giáo dục Các chủ trương, quy trình và cơng cụ đánh giá Các tổ chức đánh giá ngoài và các tổ chức kiểm định độc lập
Nửa cuối năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập 02 Trung tâm KĐCLGD đầu tiên của cả nước thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và giao cho 2 Trung tâm đào tạo kiểm định viên KĐCLGD. Ngày 06/4/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Trung tâm KĐCLGD thuộc ĐH Đà Nẵng. Đây là giải pháp đột phá tăng cường năng lực ĐBCL không chỉ cho 3 Trung tâm mà cho cán bộ của các trường ĐH, cao đẳng đủ điều kiện tham dự, làm cơ sở phát triển hệ thống ĐBCL bên trong trường ĐH trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình học tập và tham gia hoạt động KĐCLGD.
Hiện nay ở Việt Nam, cả nước chỉ có ĐH Quốc gia Hà Nội là nơi duy nhất đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện ĐBCLGD – ĐH Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo – ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm tăng cường năng lực ĐBCL cho các CSGD.
Từ năm 2016, từng bước hình thành đơn vị chuyên trách về KĐCLGD theo hướng tách cơ quan quản lý nhà nước về KĐCLGD với đơn vị thực hiện KĐCLGD ở các địa phương. Đẩy mạnh tiến độ đào tạo kiểm định viên KĐCL GDĐH và trung cấp chuyên nghiệp để năm 2016 có ít nhất 400 kiểm định viên được đào tạo và cấp phép hoạt động. Tiếp tục tập huấn chun mơn đánh giá ngồi cho các cán bộ quản lý và giáo viên theo đề nghị của các Sở Giáo dục và Đào tạo và tiếp tục triển khai đánh giá ngồi và cơng nhận các CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ở các cấp học và bậc học [69].
3.2.3. Đảm bảo chất lượng bên trong
ĐBCL bên trong ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên các hoạt động được đề cập trong bộ tiêu chuẩn kiểm định trường gồm 10 tiêu chuẩn (61 tiêu chí) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số Thơng tư, Quyết định có hiệu lực hiện hành liên quan đến hoạt động ĐBCL trong trường ĐH. Ngồi ra, các trường có thể bổ sung thêm một số hoạt động cần thiết phù hợp với đặc thù của trường.
Kết quả kiểm định chương trình theo chuẩn quốc tế gồm 21 chương trình của 02 ĐH Quốc gia được mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN) kiểm định, 14
ngành đào tạo kỹ sư chất lượng cao của 04 trường ĐH (Bách khoa Hà nội, Xây dựng, Bách khoa Đà nẵng, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh) đã được ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp – CTI16 tổ chức đánh giá vòng 2, 06 chương trình đào tạo cử nhân của 5 trường ĐH được dự án ASEAN-QA đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUN, 02 chương trình của ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã được ABET cơng nhận tháng 11/2014 và một số trường ĐH đã đăng ký là thành viên của AACSB17 [11].
100% các CSGDĐH đồng thuận triển khai nội dung lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV (báo cáo Hội thảo lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV ngày 28/5/2013).
Đến tháng 3/2014, cả nước có 156/207 trường ĐH (75,3%), 145 trường cao