Các thành tố và giá trị trong mơ hình:
Tinh thần chất lượng: là khả năng nhận biết và tư duy chất lượng, có năng lực định hướng vấn đề hiệu quả và sáng tạo với tinh thần trách nhiệm của bản thân đủ để tập thể công nhận kết quả các vấn đề đã giải quyết đảm bảo chất lượng.
Nhận thức chất lượng: là khả năng tiếp nhận thơng tin qua lời nói hoặc hành động có đáng tin cậy về chất lượng để đi đến quyết định có chấp nhận tiếp nhận và tích lũy thơng tin đó hay khơng, chất lượng của thơng tin phải phù hợp với đánh giá chất lượng của tập thể.
Văn hóa chất lượng Năng lực chất lượng Tinh thần chất lượng Nhận thức chất lượng Sự thông tin Sự tin tưởng Sự tham gia Nghe Nói Làm
Năng lực chất lượng là khả năng ứng dụng, sáng tạo, đổi mới, phân tích và đánh giá chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Kết quả các hoạt động đạt được ĐBCL tối thiểu và đáp ứng mục tiêu của nhà trường.
Sự thơng tin trong mơ hình gắn liền với thành tố tinh thần chất lượng và mang ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, thông tin đến mọi người trong trường ĐH nhận thức đúng đắn về các hoạt động ĐBCL trong trường đang diễn ra. Mọi người trong trường ĐH phải có trách nhiệm tun truyền, thơng tin đến những người khác nếu biết trên tinh thần chất lượng, hợp tác, chia sẻ để tất cả mọi người kể cả các bên liên quan, đảm bảo nhận được thơng tin một cách chính xác và có độ tin cậy ổn định trong q trình truyền tải thơng tin.
Sự tin tưởng gắn liền với thành tố nhận thức chất lượng thể hiện niềm tin của người tiếp nhận thông tin. Thông tin được truyền đi phải thể hiện tinh thần trách nhiệm và chất lượng mang giá trị chất lượng đến với mọi người trong trường ĐH để họ nhận thức đúng đắn về các hoạt động ĐBCL và đặt niềm tin chất lượng vào cơng việc của mình đối với bản thân, đơn vị và nhà trường, thúc đẩy tinh thần chất lượng trong mỗi cá nhân, tiến đến hình thành và phát triển VHCL. Niềm tin là giá trị quyết định kết quả của một hoạt động mang tính “thực chất” hay “hình thức” qua sự bình đẳng, đồng thuận, tin tưởng và cam kết.
Sự tham gia gắn liền với năng lực chất lượng của cá nhân hoặc tập thể, từ niềm tin về chất lượng, mọi người tham gia vào các hoạt động trong nhà trường một cách tích cực bằng năng lực tốt nhất của mình với tinh thần chất lượng để đạt hiệu quả, chất lượng công việc cao nhất và đảm bảo các giá trị chất lượng trong từng hoạt động.
Trong chu trình liên kết các thành tố của VHCL, VHCL được xem là tâm vòng tròn. Tinh thần chất lượng, nhận thức chất lượng và năng lực chất lượng được xem là các nút (thành tố) trên cung vòng tròn được biễu diễn như sau:
Hướng tâm: VHCL (tập thể) được hình thành từ các thành tố của VHCL (cá nhân). Nghĩa là, tất cả mọi người trong trường ĐH phải được hình thành tinh thần chất lượng, nâng cao nhận thức chất lượng và tăng cường năng lực chất lượng, cùng nhau đồng thuận hướng đến hình thành và phát triển VHCL trong trường ĐH.
Hình 4.6. VHCL (tập thể) được hình thành từ các thành tố VHCL (cá nhân)
Ly tâm: hình thành và phát triển các thành tố của VHCL (cá nhân) từ VHCL (tập thể). Nghĩa là, tác động các giá trị VHCL đến các thành viên trong đơn vị, nhà trường, đặc biệt là các thành viên mới được tuyển dụng hoặc chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác thấm nhuần tinh thần chất lượng, nhận thức chất lượng và năng lực chất lượng của tập thể.
Hình 4.7. Tác động VHCL (tập thể) đến các thành tố VHCL (cá nhân)
Đích đến của VHCL là mọi người cùng nghĩ và đồng thuận về chất lượng khi thực hiện bất cứ việc gì phù hợp với mục tiêu, chiến lược và sự phát triển khơng chỉ đối với trường ĐH mà cịn đối với xã hội.
Văn hóa chất lượng (Tập thể) Năng lực chất lượng (Cá nhân) Tinh thần chất lượng (Cá nhân) Nhận thức chất lượng (Cá nhân) Văn hóa chất lượng (Tập thể) Năng lực chất lượng (Cá nhân) Tinh thần chất lượng (Cá nhân) Nhận thức chất lượng (Cá nhân)
4.5.4. Một số ý kiến khác
Đơn vị ĐBCL trong trường ĐH cần quy tụ (tuyển) các chuyên viên đa dạng về chun mơn, đảm bảo năng lực, có kiến thức về chất lượng, đặc biệt có nguồn gốc chun mơn từ những nơi đào tạo có chất lượng, uy tín, họ mới cảm nhận về chất lượng sâu sắc và nghiêm túc. Bên cạnh đó, đơn vị ĐBCL cần quy tụ sự cộng tác của các đơn vị chun mơn mới có thể nắm bắt được cơng việc sâu rộng theo khía cạnh chun mơn.
Trong q trình xây dựng hệ thống ĐBCL cần triển khai hình thành VHCL song song để có thể tạo dựng được hệ thống ĐBCL đúng nghĩa và nhận thức về VHCL một cách có hệ thống. Vì vậy, để xây dựng VHCL hiệu quả và thực chất cần tăng cường năng lực chất lượng, xây dựng nguồn lực chất lượng, tạo ra những cuộc thách thức về học thuật trong các lĩnh vực, xóa bỏ các rào cản hiện có như mối quan hệ thầy trò, thứ bậc, sự phân biệt giữa các cơ sở đào tạo.
Đối với hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV, nhà trường cần có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những trường hợp đáp ứng yêu cầu của nhà trường trong công tác giảng dạy và có những tiến bộ được ghi nhận. Ngồi ra, nhà trường có các chính sách sử dụng và bổ nhiệm GV vào các vị trí quản lý đối với các GV có kết quả đánh giá cao [49].
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bắt buộc các trường ĐH phải công khai báo cáo tự đánh giá trường ĐH trên trang thông tin điện tử của trường hàng năm để xã hội có thể giám sát và đánh giá chất lượng như 3 công khai hiện nay.
Khuyến khích các trường ĐH hợp tác với chuyên gia bên ngồi để giúp trường nhìn nhận q trình ĐBCL bên trong khách quan hơn.
Bằng cách giao cho các cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm một số nhiệm vụ quan trọng gắn liền với các hoạt động có liên quan (trao quyền), đồng thời địi hỏi sự hợp tác, phối hợp với các cá nhân và tập thể khác, buộc họ phải tự cân bằng trách nhiệm, thái độ, hành vi, tâm lý và năng lực giữa bản thân và tập thể. Đặc biệt, sự cân bằng về quyền lợi giữa các cá nhân và tập thể.
không thể tránh khỏi trong thời đại chất lượng. Quyết định thay đổi đòi hỏi sự cân bằng nội lực bên trong và thách thức bên ngoài dẫn đến các thay đổi từ đầu vào, quá trình và đầu ra trong toàn bộ hệ thống đang vận hành trong trường đại học cần được triển khai một cách toàn diện và đồng bộ.
4.6. Kết luận chương 4
Mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT được gắn kết chặt chẽ, có hệ thống, tương tác với môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi trong hệ thống mở làm biến đổi cấu trúc, chức năng, nảy sinh và đa dạng các đặc tính, giá trị VHCL trong tổ chức đạt được, hướng đến chất lượng.
Kết quả kiểm định giả thuyết chỉ ra sự khác biệt giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT, ảnh hưởng của hoạt động ĐBCL đến sự hình thành VHCL qua loại hình trường và các nội dung có ý nghĩa tác động đến các thành tố VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT. Kết quả so sánh mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL chỉ ra các giá trị VHCL đạt được từ các nội dung nghiên cứu có sự chênh lệch giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT. Trong đó, đa số các giá trị VHCL ở trường ĐHTT cao hơn trường ĐHCL và chỉ có giá trị đối với các đối tượng được khảo sát, phỏng vấn từ các trường ĐHCL và trường ĐHTT được chọn.
Mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy mức độ phù hợp của hầu hết các mơ hình ở ĐHTT cao hơn ĐHCL (các nội dung nghiên cứu có ý nghĩa tác động mạnh đến VHCL).
Kết quả khảo sát, kiểm định giả thuyết, phân tích và bàn luận đã chứng minh VHCL được hình thành từ các hoạt động ĐBCL, ngược lại VHCL đã có những ảnh hưởng / tác động tích cực đến hoạt động ĐBCL trong nhà trường và mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT có sự khác nhau trong cơ chế, hình thức quản trị trường ĐH dẫn đến các đặc tính về giá trị chất lượng, đặc điểm về sở hữu chất lượng khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu từ tổng quan các nghiên cứu liên quan, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, thiết kế và tổ chức nghiên cứu, triển khai thực nghiệm, phân tích và xử lý số liệu đưa đến trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và minh chứng cho giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra như sau:
Luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu dựa trên tổng quan các nghiên cứu liên quan, xây dựng mơ hình tiến trình nhận thức chất lượng hỗ trợ phát hiện mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH.
Các hoạt động ĐBCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT diễn ra tương
đối đồng đều và có tiến triển khả quan, tác động đến ý thức, nhận thức về chất lượng của cán bộ, GV và SV. Trong đó, hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV có ý nghĩa thực tiễn nhất, ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của GV, sau đó là xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi ảnh hưởng đến nhận thức và năng lực của GV và SV là các hoạt động có sự tham gia của nhiều người đã tạo nên nền tảng VHCL. Ngược lại, VHCL đã góp phần thúc đẩy các hoạt động ĐBCL bên trong trong quá trình hình thành thơng qua biểu hiện, thay đổi của cán bộ, GV và SV trong làm việc, giảng dạy và học tập, qua cách nhìn nhận của họ về các hoạt động trong nhà trường sau mỗi năm.
Sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH có tính hệ thống, tương tác với mơi trường bên trong (văn hóa tổ chức; các cơ chế, hình thức và năng lực triển khai các hoạt động ĐBCL) và môi trường bên ngồi (mơi trường kinh tế - xã hội; văn hóa xã hội; hệ thống GDĐH) làm thay đổi năng lực và nhận thức về chất lượng của cá nhân và tập thể trong trường ĐH. Trình độ văn hóa về chất lượng của cá nhân và tập thể được củng cố và nâng cao cùng với các giá trị VHCL mới được hình thành khơng chỉ tác động tích cực đến các hoạt động ĐBCL mà còn các hoạt động khác trong nhà trường.
quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐHCL và trường ĐHTT. Với cơ chế, tổ chức tự chủ trong quản trị ĐH, mức độ ứng dụng các hoạt động ĐBCL gắn kết phát triển VHCL trong trường ĐHTT cao hơn trường ĐHCL.
Hầu hết các mơ hình hồi quy tuyến tính ở ĐHTT có mức độ phù hợp cao hơn ĐHCL (các nội dung nghiên cứu có ý nghĩa tác động mạnh đến VHCL).
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số biện pháp, giải pháp tăng cường gắn kết hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu khơng mang tính đại diện cho tất cả các trường ĐHCL và trường ĐHTT của Việt Nam mà chỉ có giá trị đối với các đối tượng được khảo sát, phỏng vấn từ các trường ĐHCL và trường ĐHTT được chọn và là thông tin tham khảo đối với các đối tượng và trường ĐH khác.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy một số hạn chế trong nghiên cứu như sau:
Chưa khảo sát mở rộng các hoạt động ĐBCL trong trường ĐH.
Chưa có điều kiện khảo sát dữ liệu định lượng ở phía Bắc dẫn đến thu thập chưa cân bằng giữa định tính và định lượng.
Giá trị VHCL chưa được định hình rõ nét theo thang đo mức độ cụ thể.
2. Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu mở rộng các hoạt động ĐBCL ngoài các hoạt động ĐBCL đã
thực hiện trong luận án.
Nghiên cứu, định hình chỉ số, thang đo cụ thể để đo các giá trị chất lượng cho từng hoạt động ĐBCL về nhận thức và năng lực của cá nhân và tập thể theo loại hình văn hóa.
Mở rộng khảo sát thêm các trường ĐH ở các vùng miền khác nhau để phân tích so sánh giữa các vùng miền.
Ứng dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL ở các CSGD khác như các sở giáo dục đào tạo, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở,...
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Đình Thái (2012), “Đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (86), tr. 22-25.
2. Đỗ Đình Thái (2013), “Đảm bảo chất lượng trong xu thế phát triển giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục (304), tr. 1-3.
3. Đỗ Đình Thái (2013), “Mối quan hệ giữa đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng bên trong tổ chức giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (97), tr. 45-47.
4. Đỗ Đình Thái (2013), “Năng lực chất lượng – Yếu tố hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Tạp chí Giáo dục (322), tr. 5-7.
5. Đỗ Đình Thái (2014), “Khảo cứu văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học châu Âu”, Tạp chí Đại học Sài Gịn (19), tr. 48-53.
6. Đỗ Đình Thái (2014), “Hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học: Mơ hình tiến trình nhận thức chất lượng”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (107), tr. 23-25.
7. Đỗ Đình Thái (2014), “Mơ hình phát triển văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Tạp chí Giáo dục (345), tr. 1-3.
8. Đỗ Đình Thái (2014), “Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học”, Tạp
chí Khoa học Giáo dục (110), tr. 23-26.
9. Đỗ Đình Thái (2015), “Một số quan niệm về đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (114), tr. 35-38.
10. Do Dinh Thai (2013), Forming quality institutions in higher education establishments, 2013 AQAN seminar and roundtable meeting “Building
Quality Culture and National Qualifications Framework”, Ho Chi Minh City, Vietnam, October 16th – 18th, 2013, pp. 177 – 184.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Vũ Thị Phương Anh (2006), Một vài đề xuất kiện toàn cơ chế đảm bảo chất
lượng tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo ĐBCL
trong đổi mới GDĐH.
2. Vũ Thị Phương Anh (2012a), Những thách thức trong việc xây dựng văn hóa
chất lượng trong các trường đại học tại Việt Nam, Báo cáo tập huấn Xây dựng
hệ thống ĐBCL và VHCL bên trong các trường ĐH, 22-24/02/2012, Vinh. 3. Vũ Thị Phương Anh (2012b), Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên
trong (IQA): Kinh nghiệm từ UEF, Báo cáo tập huấn Xây dựng hệ thống ĐBCL và VHCL bên trong các trường ĐH, 22-24/02/2012, Vinh.
4. Đặng Quốc Bảo (2012), “Kiến giải về văn hóa nhà trường và quản lí xây dựng văn hóa nhà trường”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (84), tr. 4-7.
5. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học,
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Phạm Đức Chính, Nguyễn Minh Hiền (2013), “Bất cập trong cơ cấu tổ chức của quản trị đại học ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý Giáo dục (53), tr. 12-16. 7. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Dự án Giáo dục đại học 2 (2009),
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tài liệu hội thảo, 6/2009, Đà Nẵng.