Đối với nhận thức chất lượng, tăng cường hoạt động ĐBCL là biện pháp nhằm nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục mọi hoạt động trong trường ĐH, là cách từng trường xây dựng kế hoạch, đảm bảo và nâng cao chất lượng. Một số cán bộ, GV và SV đang thật sự quan tâm đến chất lượng trong công việc, giảng dạy và học tập, mong muốn có mơi trường, điều kiện tốt hơn để hoàn thành mục tiêu của bản thân, đơn vị đạt chất lượng tốt nhất. Những cách mà họ suy nghĩ, đề xuất tăng cường các hoạt động nhằm ĐBCL trong nhà trường là tâm huyết của những người làm công tác giáo dục và được giáo dục, là minh chứng cho nhận thức chất lượng đã tồn tại và đang lớn dần cùng với hoạt động ĐBCL đang được triển khai trong trường
ĐH (ảnh hưởng 2 chiều), với mong muốn các nhà quản lý có những biện pháp tích cực hơn, mạnh mẽ hơn để hồn thiện hệ thống ĐBCL bên trong. Từ kết quả khảo sát và qua trao đổi ý kiến với cán bộ, GV và SV cho thấy trường ĐHTT thể hiện ý chí mạnh mẽ hơn trường ĐHCL trong việc tăng cường chất lượng các hoạt động trong nhà trường cũng như cách bày tỏ quan điểm chất lượng của họ theo hướng kinh tế thị trường “chất lượng để cạnh tranh”.
3.3.5. Năng lực chất lượng
Trường ĐHCL và trường ĐHTT cơ bản triển khai các hoạt động ĐBCL theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên một số trường có xu hướng kết hợp các tiêu chuẩn KĐCL theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các tiêu chuẩn tiên tiến khác nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu bên trong và thỏa mãn nhu cầu bên ngoài.
3.3.5.1. Hoạch định chiến lược đảm bảo chất lượng hàng năm
Đối với các trường ĐH khảo sát, người đứng đầu quá trình ĐBCL là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng. Điều này thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo trường đối với các hoạt động ĐBCL. Chiến lược ĐBCL được hoạch định hàng năm và được thể hiện ở văn bản, nghị quyết thông qua các công văn, thông báo, quyết định thành lập hội đồng ĐBCL và kế hoạch thực hiện. Đơn vị ĐBCL triển khai thực hiện trong toàn trường.
3.3.5.2. Kiến thức, kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng
Cán bộ, GV của các trường ĐH được tạo điều kiện tham dự các hội thảo, hội nghị, tập huấn liên quan đến ĐBCL và VHCL nhằm tham mưu, hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động ĐBCL bên trong. Vấn đề này cho thấy sự quan tâm của nhà trường trong việc cập nhật các thông tin liên quan đến ĐBCL và VHCL trong khi vấn đề này đang còn rất mới đối với GDĐH Việt Nam.
Nguồn thơng tin về ĐBCL và VHCL GV tích lũy trong q trình cơng tác được thể hiện ở Hình 3.5, trong đó GV ở trường ĐHTT trải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng và tìm hiểu thơng tin qua phương tiện truyền thông, tài liệu cao hơn trường ĐHCL.
Hình 3.5. Tỉ lệ GV tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về ĐBCL và VHCL Ngoài các nguồn thơng tin kể trên, cán bộ, GV cịn tích lũy kiến thức, kinh Ngoài các nguồn thơng tin kể trên, cán bộ, GV cịn tích lũy kiến thức, kinh nghiệm qua các loại văn bản, phương tiện nghe nhìn, tự học tập bồi dưỡng, tự tìm hiểu thơng tin khi được u cầu thực hiện các hoạt động liên quan đến ĐBCL, tự tìm hiểu thơng tin ĐBCL của một số trường khác để học hỏi cách thức hoạt động và cải tiến cho đơn vị mình.
3.3.5.3. Vận dụng các mơ hình đảm bảo chất lượng vào thực tiễn
Đối với việc vận dụng mơ hình/tiêu chuẩn ĐBCL vào hoạt động ĐBCL, mỗi trường vận dụng một phần hoặc 100% các mơ hình ĐBCL hoặc kết hợp giữa các mơ hình một cách tích cực, linh hoạt có sáng tạo. Các trường tìm hiểu các phương thức hoạt động lẫn nhau, học tập và chọn lọc những mơ hình, giải pháp phù hợp nhất có thể áp dụng một cách hiệu quả vào các hoạt động với năng lực, nhận thức và chiến lược chất lượng của nhà trường để đạt được mục tiêu và sứ mạng đề ra. Đối với trường ĐHTT, họ tập trung vào ISO, tuy nhiên vẫn phải thực hiện theo bộ tiêu chuẩn KĐCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3.5.4. Biện pháp đảm bảo cơ chế đảm bảo chất lượng trong nhà trường
Khảo sát ý kiến của GV về các biện pháp đảm bảo cơ chế ĐBCL trong nhà trường thể hiện ở Bảng 3.13 cho thấy trường ĐHTT thể hiện nhận thức và năng lực chất lượng của mình tốt hơn trường ĐHCL ở 3 nội dung 1, 2 và 7, các nội dung khó có thể được thực hiện dễ dàng trong bối cảnh các trường ĐH hiện nay, trường ĐHCL cao hơn ở nội dung 4, nội dung mà các trường ĐHCL hiện nay đều có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, tăng thu nhập cho mọi người an tâm công tác.
5 5 ,1 % 3 3 ,1 % 2 3 ,7 % 39 ,8 % 2 6 ,3 % 1 7 ,8 % 4 9 ,0 % 5 9 ,6 % 2 6 ,9 % 5 7 ,7 % 2 8 ,8 % 8 ,7 % Hội thảo, hội nghị, tập huấn
Khóa đào tạo bồi dưỡng Tha m gia cá c hoạt động ĐBCL Phương tiện truyền thơng, tài liệu Trao đổi, trị chuyện, thảo luận Chưa tìm hiểu T ỉ l ệ
Bảng 3.13. Ý kiến của GV về biện pháp đảm bảo cơ chế ĐBCL
(Tính theo %)
Biện pháp đảm bảo cơ chế ĐBCL ĐHCL ĐHTT
1. Cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động ĐBCL 55,1 79,8
2. Sử dụng kết quả ĐBCL lập kế hoạch để cải tiến chất lượng 56,8 72,1
3. Phân cấp trách nhiệm rõ ràng, cụ thể 66,9 65,4
4. Chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi người 66,9 51,0
5. Kế hoạch tài chính hỗ trợ các hoạt động ĐBCL 59,3 54,8
6. Lãnh đạo công khai, minh bạch trong giao nhiệm vụ 71,2 65,4
7. Công khai các hoạt động ĐBCL đến mọi người 60,2 76,9
Bên cạnh các biện pháp nói trên, có trường cịn thành lập ban tư vấn ĐBCL (ĐHCL1). Qua trao đổi ý kiến, lãnh đạo một số đơn vị tiếp tục nhấn mạnh các hoạt động liên quan đến ĐBCL phải được công khai, đặc biệt là hoạt động lấy ý kiến phản hồi, kiểm tra, đánh giá.
Sử dụng kết quả hoạt động ĐBCL thực chất là biện pháp đảm bảo cơ chế ĐBCL, là hoạt động đang được quan tâm không chỉ lãnh đạo trường, lãnh đạo đơn vị mà cịn đối với các thành viên có liên quan vì nó ảnh hưởng đến chế độ, chính sách của mỗi cá nhân, đơn vị và quyền lợi của SV trong trường. Dựa vào đó, nhà trường tổ chức thảo luận, trao đổi để đi đến quyết định giải quyết các vấn đề chưa đáp ứng mục tiêu của nhà trường. Đối với trường ĐHTT, cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động ĐBCL; sử dụng kết quả ĐBCL lập kế hoạch cải tiến chất lượng và công khai các hoạt động ĐBCL đến mọi người thể hiện sự quyết tâm cho chất lượng hơn trường ĐHCL.
3.3.5.5. Nhận thức và năng lực cá nhân
Khảo sát ý kiến của GV và SV về một số vấn đề liên quan đến bản thân được thực hiện trên thang đo Likert từ 1-Hồn tồn khơng đồng ý đến 5-Hồn tồn đồng ý cho kết quả thống kê theo giá trị trung bình (Mean) như Bảng 3.14.
Kết quả khảo sát ở GV cho thấy các nội dung 2, 3 và 4 ở trường ĐHCL cao hơn trường ĐHTT, chứng tỏ năng lực tự đánh giá của GV trường ĐHCL cao hơn trường ĐHTT. Khi trao đổi ý kiến với một số GV liên quan đến vấn đề này, họ cho rằng GV trường ĐHCL có thâm niên lâu năm ở các trường ĐHCL có truyền thống lâu đời, vì vậy, việc tự đánh giá năng lực bản thân và tập thể là điều khơng khó khăn
đối với họ. Trường ĐHTT số năm hoạt động ít hơn, số GV cơ hữu chưa có bề dày thâm niên ở nơi giảng dạy và một số lượng lớn thỉnh giảng, hợp đồng hoặc thuyên chuyển từ các trường ĐHCL.
Bảng 3.14. Một số vấn đề liên quan đến bản thân GV và SV
Nội dung ĐHCL ĐHTT
Đối với GV
1. Ln có tinh thần cầu tiến 4,06 4,03
2. Tự đánh giá được năng lực giảng dạy của mình 3,93 3,55
3. Tự đánh giá được năng lực giảng dạy của khoa / tổ 3,84 3,24
4. Tự đánh giá được năng lực giảng dạy của nhà trường 3,75 3,22
5. Cơng việc giảng dạy địi hỏi phải có kiến thức về ĐBCL 3,87 3,73
6. Ủng hộ tư tưởng sáng tạo, đổi mới 4,15 3,93
7. Ln biết kiểm sốt hành vi của mình 3,93 4,00
8. Hoạt động ĐBCL thúc đẩy hoạt động giảng dạy 4,00 3,92
9. Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm 4,03 4,16
Đối với SV
1. Luôn nỗ lực trong học tập 3,93 3,52
2. Kết quả học tập hiện tại theo đúng mục tiêu của bản thân 3,31 3,27
3. Tự đánh giá được năng lực của mình 3,57 3,38
4. Tự đánh giá được năng lực của các bạn trong lớp 3,48 3,13
5. Tự đánh giá được năng lực chung của SV toàn trường 3,21 2,87
6. Luôn biết kiểm sốt hành vi của mình 4,11 3,88
Kết quả khảo sát ở SV tiếp tục chỉ ra rằng SV trường ĐHCL có khả năng tự đánh giá năng lực bản thân và tập thể tốt hơn SV trường ĐHTT. Ngoài ra, sự nỗ lực trong học tập của SV trường ĐHCL cũng tốt hơn. Một lần nữa, điều này thể hiện chất lượng đầu vào của SV trường ĐHCL tốt hơn trường ĐHTT.
3.3.6. Một số yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa chất lượng
Ngoài yếu tố về nhận thức chất lượng, năng lực chất lượng, tác giả tiếp tục trình bày một số yếu tố ảnh hưởng, tác động đến VHCL.
3.3.6.1. Văn hóa tổ chức
Như đã đề cập, nhìn chung văn hóa tổ chức bị ảnh hưởng bởi văn hóa xã hội nói chung. Số liệu thu thập từ Bảng 3.15 cho thấy khơng có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 loại hình trường và đều theo chiều hướng tích cực.
Bảng 3.15. Văn hóa tổ chức trong trường ĐH từ ý kiến của GV Lợi ích cá nhân CL 3,76 Lợi ích tập thể TT 3,53 Bảo thủ, trì trệ CL 3,66 Sáng tạo, đổi mới TT 3,66 Theo hướng chỉ đạo CL 3,61 Theo hướng khuyến khích TT 3,09 Xu hướng truyền thống CL 3,62 Xu hướng hiện đại TT 3,59 Đố kỵ, ganh tị CL 3,74 Chia sẻ, giúp đỡ TT 3,50
Quan liêu, cơ chế xin cho
CL 3,59 Dân chủ,
tạo điều kiện
TT 3,66 Quan tâm số lượng CL 3,57 Chú trọng chất lượng TT 3,63 Trọng nam / trọng nữ CL 3,92 Nam nữ bình đẳng TT 3,67 Đánh giá theo quá trình CL 3,64 Đánh giá theo kết quả TT 3,82
Trao đổi với GV trường ĐHCL về văn hóa tổ chức, một số GV cho rằng có chiều hướng tích cực và đổi mới, một số GV khác khơng trả lời hiện trạng văn hóa tổ chức của nhà trường khi được hỏi hoặc chưa nhìn nhận văn hóa tổ chức một cách tích cực. Ở trường ĐHTT, họ chia sẻ văn hóa tổ chức theo hướng tích cực, dân chủ trong các hoạt động. Tuy nhiên, một số lãnh đạo đơn vị cịn hạn chế trong việc chăm sóc và quan tâm đến lợi ích của nhân viên vì họ ít có điều kiện, quyền hạn trong việc tạo thêm việc làm cho nhân viên so với trường ĐHCL.
Nhìn chung, văn hóa tổ chức là vấn đề rất cảm tính và tương đối chủ quan của đối tượng nhìn nhận và đánh giá, văn hóa tổ chức trong suy nghĩ của mỗi người bị ảnh hưởng tâm lý – tình cảm trong quá trình làm việc và qua tiếp xúc, trao đổi với các cá nhân, đơn vị khác nhau trong trường. Trong khi mỗi đơn vị lại có hình thức văn hóa tổ chức khác nhau nên dễ dẫn đến chủ quan trong cảm xúc, hài lòng hay bức xúc do thuận lợi hay trở ngại trong q trình làm việc. Ngồi ra, văn hóa tổ chức trong trường ĐH bị ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và hệ thống GDĐH. Ở trường ĐHCL, ranh giới giữa các thế hệ thể
hiện rõ nét, cơ chế tổ chức còn bao cấp nên động lực cạnh tranh giữa các cá nhân, tập thể và trường chưa được phát huy tối ưu hay có thể hiểu ranh giới thế hệ giữa các cá nhân, đơn vị trong hệ thống mở vẫn cịn khép kín. Trong khi trường ĐHTT, ranh giới này khá mờ nhạt, định hướng cơ chế thị trường, tự chủ, tập trung vào năng lực hơn quyền lực, tạo động lực cạnh tranh giữa các cá nhân, đơn vị để tồn tại và phát triển. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là nếu trường ĐHCL chuyển sang tự chủ hồn tồn thì họ sẽ như thế nào? có giống trường ĐHTT khơng? Đối với nghiên cứu này, từ các đặc điểm, giá trị của văn hóa tổ chức, các hoạt động ĐBCL đã làm tường minh các đặc điểm, giá trị chất lượng vốn đã tồn tại trong trường ĐH.
3.3.6.2. Môi trường và hồn cảnh làm việc
Cả 2 loại hình trường đều có những nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ĐBCL. Một số cán bộ, GV và chuyên gia về lĩnh vực ĐBCL cho rằng hoạt động ở trường ĐHCL cần được / được hỗ trợ kinh phí tương đối để hoạt động hoặc có thể nói các hoạt động “bù lương” hoặc “có thực mới vực được đạo”. Đối với trường ĐHTT, lương làm việc chủ yếu theo thỏa thuận, vì vậy, nếu có được hỗ trợ kinh phí thì cũng rất ít. Như vậy, hỗ trợ từ nhà trường tạo ra sự cân bằng thu nhập của cán bộ, GV ở 2 loại hình trường. Ghi nhận này cho thấy để đẩy mạnh hoạt động ĐBCL khơng chỉ hình thành VHCL mà cịn đảm bảo kinh tế, tài chính thì mọi người an tâm tập trung đầu tư chất lượng cho công việc.
Nghiên cứu khảo sát ý kiến của GV và SV về một số vấn đề liên quan đến điều kiện giảng dạy và học tập cho thấy họ đánh giá khá tốt về môi trường giảng dạy và học tập. Đặc biệt là ĐHTT.
...nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về kế hoạch, môi trường làm việc, hỗ trợ kinh phí hoạt động, sự ủng hộ của lãnh đạo đối với hoạt động ĐBCL...
Cán bộ đơn vị ĐBCL ĐHCL3, Nữ, 36 tuổi ...Lãnh đạo trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong nhà trường, ban đầu họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận, sau này họ nhận ra chính chất lượng là sự sống còn nên họ đầu tư hợp lý cho hoạt động ĐBCL...
Cán bộ đơn vị ĐBCL ĐHTT1, Nữ, 57 tuổi Hộp 3.7. Ý kiến về điều kiện, môi trường làm việc
Một số GV trường ĐHCL bày tỏ tuy môi trường giảng dạy tại trường ĐHTT tốt về điều kiện giảng dạy và cơ sở vật chất nhưng họ vẫn bám trụ trường ĐHCL vì biên chế ở trường ĐHCL mang tính ổn định nghề nghiệp và làm việc tại trường ĐH có thương hiệu, lâu đời có thể đi dạy và làm việc ở các nơi khác.
Về môi trường làm việc, đối với mỗi cá nhân, đơn vị, nhà trường tạo điều kiện tốt nhất có thể và giao một số quyền tự chủ để bản thân, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảm bảo phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng, các chế độ ưu đãi tương đối tốt. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, GV có thể học tập và nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Ban hành các văn bản làm cơ sở pháp lý tạo sự đồng thuận giữa các đơn vị. Tuy vậy, vẫn còn một số cá nhân, đơn vị quan liêu, chưa đi sâu vào chất lượng. Nhu cầu hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập là vơ chừng, tùy thuộc vào điều kiện tài chính, ý thức người hưởng lợi và cơ chế hoạt động của