Cấu trúc tinh thần trách nhiệm cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 43 - 51)

1.2.1.3. Hoạt động đảm bảo chất lượng

ĐBCL theo SEAMEO (2002) là hệ thống các chủ trương chính sách, chuẩn mực, quy trình, cơ chế, cơng cụ, biện pháp,… mà thông qua sự tồn tại và sử dụng chúng, chất lượng và các chuẩn mực GDĐH được duy trì và khơng ngừng nâng cao; là toàn bộ mọi hoạt động của mọi bộ phận để đem lại chất lượng như mong muốn. Theo AUN (2009), ĐBCL có thể được mơ tả như là sự chú ý có hệ thống, cấu trúc và liên tục vào chất lượng nhằm duy trì và cải tiến chất lượng. Quan tâm đến chất lượng là điều kiện thiết yếu cho ĐBCL, ĐBCL là hoạt động mang tính tổng thể nhằm bảo vệ chất lượng [24]. Phạm Xuân Thanh (2009) định nghĩa ĐBCL là một thuật ngữ bao trùm tất cả các chính sách, quy trình và hoạt động mà thơng qua đó chất lượng của GDĐH được duy trì và phát triển [65].

Trên đây là một số định nghĩa về ĐBCL, tuy nhiên nội hàm của ĐBCL có nhiều cách lý giải, có tác giả định nghĩa ĐBCL theo đúng bản chất, ý nghĩa của cụm từ “đảm bảo chất lượng” là thực hiện và duy trì chất lượng các thủ tục, hoạt động trong trường ĐH như một ý nghĩa duy trì chất lượng chưa thể hiện được hoạt động nâng cao và cải tiến chất lượng, một số tác giả khác định nghĩa hàm ý các yếu tố của quản lý chất lượng tổng thể hoặc hàm ý cả yếu tố VHCL. Luận án sử dụng ĐBCL hàm ý cả yếu tố VHCL.

Mục tiêu của luận án khảo sát và nghiên cứu về các hoạt động ĐBCL trong trường ĐH. Vì vậy, dựa trên các khái niệm và định nghĩa của các tác giả, tác giả

Tinh thần trách nhiệm cá nhân

1. Nhận thức và kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của bản thân 2. Nhận thức và kiểm soát các việc đã làm liên quan đến hành vi 3. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện và các nguyên nhân liên quan đến kết quả 4. Nhận thức và quan tâm đến hành vi của mình ảnh hưởng đến người khác Siêu nhận thức Trách nhiệm giải trình Trách nhiệm xã hội

luận án đưa ra khái niệm về hoạt động ĐBCL phù hợp với bối cảnh nghiên cứu như sau: Hoạt động ĐBCL gồm các cơ chế và biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá, duy trì, đảm bảo, nâng cao chất lượng và trách nhiệm giải trình các thủ tục và quy trình cụ thể của mọi hoạt động đang vận hành trong trường ĐH.

1.2.1.4. Sự hình thành văn hóa chất lượng

Cho tới thời điểm hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về văn hóa phụ thuộc vào quan điểm, tư duy, mơi trường sống, cộng đồng xã hội của mỗi tác giả và sự phát triển của nhân loại trong từng thời kỳ khác nhau.

Hồ Chí Minh (1995) định nghĩa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Tylor định nghĩa “Văn hóa…là một phức thể bao gồm tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán và tồn bộ các khả năng và thói quen khác mà con người – một thành viên của xã hội đạt được” [185].

Theo Trần Ngọc Thêm (2013), Hồ Chí Minh và Tylor định nghĩa văn hóa theo loại miêu tả liệt kê các thành tố của văn hóa như: tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, khoa học, kỹ thuật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,… [72]. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, chúng ta có thể xác định các thành tố phù hợp với loại văn hóa chúng ta đang nghiên cứu. Vì vậy, các thành tố văn hóa nghiên cứu phải là nền tảng cho việc hình thành VHCL. Năm 1991, Trần Ngọc Thêm đưa ra mơ hình cấu trúc văn hóa phân loại theo hoạt động với các tiểu thành tố phân loại theo đối tượng của hoạt động như Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Cấu trúc văn hóa theo hoạt động

Theo hoạt động Theo đối tượng của hoạt động

Văn hóa Văn hóa nhận thức Nhận thức về vũ trụ Nhận thức về con người Văn hóa tổ chức Tổ chức đời sống tập thể Tổ chức đời sống cá nhân Văn hóa ứng xử

với mơi trường

Ứng xử với môi trường tự nhiên Ứng xử với môi trường xã hội

Trong nghiên cứu, luận án tập trung vào văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức, vì vậy, luận án trình bày mối tương quan giữa các thành tố văn hóa và các đặc trưng giá trị bản sắc của văn hóa Việt Nam từ sự kết hợp của văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức với hệ thống 5 giá trị đặc trưng bản sắc cùng các hệ quả và hậu quả qua Hình 1.14.

Hình 1.14. Tương quan giữa các thành tố và các đặc trưng giá trị bản sắc của văn hóa Việt Nam

Trong văn hóa xã hội nói chung, có nhiều loại hình văn hóa, điển hình là văn hóa tổ chức, văn hóa đại diện cho một nhóm người hoặc một tổ chức. Về cơ bản, văn hóa tổ chức chứa đựng các giá trị văn hóa cơ bản của văn hóa xã hội và tùy theo đặc điểm, tính chất của tổ chức, các giá trị văn hóa riêng được hình thành và phát triển tạo nên sự khác biệt giữa các tổ chức.

Văn hóa tổ chức theo Schein (1984) là loại quy ước cơ bản do một nhóm

Hậu quả (tính xấu) Hệ quả (tính tốt) Văn hóa nhận thức Văn hóa tổ chức đời sống tập thể Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân

Tính cộng đồng Tính ưa hài hịa Tính trọng âm Tính tổng hợp Tính linh hoạt

- Tính đồn kết - Tính tập thể - Tính dân chủ - Tính trọng thể hiện - Tính tinh tế, hay quan tâm - Tính mực thước - Tính vui vẻ - Tính ung dung - Tính lạc quan - Tính thực tế - Ưa ổn định - Tính hiếu hịa, bao

dung - Trọng tình - Trọng nữ

- Khả năng bao quát - Trọng quan hệ - Sức mạnh quân sự,

chiến tranh nhân dân

- Dễ thích nghi - Sáng tạo, giỏi biến

báo - Sức mạnh quân sự, chiến tranh du kích - Coi nhẹ cá nhân - Dựa dẫm - Cào bằng - Bè phái, lợi ích nhóm

- Sĩ diện (hay thanh minh, dối trá)

- Đại khái xuề xòa - Tránh bộc lộ thái độ - Tính nước đơi,

thiếu quyết đốn - Khơng coi trọng thời gian - Thiếu trí làm giàu - Chậm chạp - Nhẹ lý, thiếu trách nhiệm - Kìm hãm phát triển - Ĩc phân tích kém - Thiếu sâu sắc - Tùy tiện - Thiếu truyền thống pháp luật - Bệnh “trên bảo dưới không nghe”

người nghĩ ra, phát hiện hay xây dựng để giải quyết những vấn đề về sự thích ứng với bên ngồi và sự hịa nhập bên trong. Những quy ước này phải được coi là có hiệu lực và là chuẩn mực để các thành viên mới của tổ chức thấm nhuần và tuân thủ [175]. Hofstede (1991) cho rằng văn hóa tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác [133]. Vai trị của văn hóa tổ chức theo Lê Đức Ngọc (2008) có vai trị (tích cực nếu nó phù hợp với môi trường thay đổi, với tiến bộ xã hội và tác động tiêu cực khi nó đã lỗi thời) trong việc: (1) Tạo ra bản sắc riêng và tính thống nhất trong cam kết của lãnh đạo và của mọi thành viên trong tổ chức về mục đích và mục tiêu mà tổ chức phải đạt tới. (2) Văn hóa tổ chức có thể cải tiến hoặc có thể bóp méo một hệ thống thơng tin chính thức trong tổ chức; tác động tới tiến trình cải tổ của tổ chức... thông qua gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến lược hoặc / và cơ cấu của tổ chức [53]. Đối với Nguyễn Công Khanh và các cộng sự (2009), văn hóa tổ chức cịn liên quan đến tồn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…, bầu khơng khí tâm lý, thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận [41].

VHCL được nhắc đến như một công cụ giúp hoàn thiện, chuẩn mực chất lượng trong tổ chức, là một thành tố văn hóa thúc đẩy sự phát triển của tổ chức về chất lượng trong các mặt hoạt động và có mối quan hệ chặt chẽ, có hệ thống với các thành tố văn hóa khác trong tổ chức.

Theo Crosby (1986), VHCL là tất cả mọi người trong CSGD chịu trách nhiệm về chất lượng [103]. Hiệp hội các trường ĐH châu Âu cho rằng VHCL dựa trên hai thành tố: (1) Tập hợp các giá trị chung, niềm tin, kỳ vọng và cam kết hướng tới chất lượng (đề cập đến sự hiểu biết, nhận thức, sự tham gia, kỳ vọng và cảm xúc). (2) Yếu tố cấu trúc, quản lý với quy trình được xác định nhằm nâng cao chất lượng và nỗ lực phối hợp thực hiện (đề cập nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân và tập thể) (xem Hình 1.6) [115].

VHCL là một hệ thống các giá trị của tổ chức để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thiết lập và liên tục cải tiến chất lượng [85], là mọi thành viên (từ người học đến cán bộ quản lý), mọi tổ chức (từ các phịng ban đến các tổ chức đồn thể) đều biết cơng việc của mình thế nào là có chất lượng và đều làm theo yêu cầu chất lượng ấy [54], là hoạt động ĐBCL được gắn với cuộc sống thường nhật của trường ĐH và được xem là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong cộng đồng học thuật, cán bộ, nhân viên (cả về chun mơn lẫn hành chính) và các SV [46].

Tóm lại, VHCL là một tiểu văn hóa trong văn hóa tổ chức hay nói cách khác VHCL bổ sung một số giá trị chất lượng vào văn hóa tổ chức để tạo thêm sức mạnh và hỗ trợ văn hóa tổ chức hồn thành sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Đối với nghiên cứu này, sự hình thành VHCL là sự hình thành / đánh thức ý thức, nhận thức và trách nhiệm của tất cả mọi người trong trường ĐH về chất lượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung khi thực hiện bất kỳ hoạt động gì, đặc biệt là hoạt động ĐBCL. Cuối cùng, sự hình thành hoặc thay đổi một nền văn hóa trong một tổ chức bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng văn hóa đã tồn tại bên trong tổ chức đó. Vì vậy, bước đầu văn hóa tổ chức định hình một số giá trị để xây dựng VHCL.

Mục đích của luận án nhằm xác định sự hình thành VHCL qua hệ thống nhận thức chất lượng từ các hoạt động ĐBCL bên trong trường ĐH.

1.2.1.5. Giá trị văn hóa chất lượng

Cũng như văn hóa, giá trị có nhiều khái niệm khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực và các tổ chức khác nhau. Ứng với từng lĩnh vực, tổ chức, các giá trị được hình thành và phát triển tạo nên hệ giá trị riêng và khác biệt giữa các lĩnh vực, các tổ chức khác nhau.

Trong cuốn “Những vấn đề văn hóa học – Lý luận và ứng dụng” của Trần Ngọc Thêm (2013) viết “Giá trị có thể phân làm ba loại chính: Giá trị nội tại (intrinsic value), giá trị ngoại tại (extrinsic value) và giá trị hệ thống (systemic value). Giá trị nội tại phong phú nhất, tiếp theo là giá trị ngoại tại và cuối cùng là giá trị hệ thống. Ba loại giá trị này liên hệ với nhau rất chặt chẽ: Từ giá trị hệ thống phải suy ra được giá trị ngoại tại, và từ giá trị ngoại tại phải suy ra được giá trị nội

tại. Ngoài ra, trong việc xác định giá trị cịn phải tính đến tính tích cực hay tiêu cực của giá trị, sự tương đồng hay đối nghịch của các giá trị trong quan hệ giữa chúng với nhau [Harman R.S. 1967]. Theo R.S. Harman giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động và động cơ thúc đẩy hoạt động đạt được mục đích đó [Phạm Minh Hạc 2010:36]” [72].

Theo Ngô Đức Thịnh (2009) : “Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người” [73].

“Giá trị là những cái thuộc về sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, một nhóm người và cá nhân, với tư cách là phương tiện thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con người về những mục đích và phương thức ứng xử lý tưởng” [70].

Về giá trị văn hóa, Trần Ngọc Thêm (1999) cho rằng đối với “các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời” [71] và “Giá trị văn hóa bao gồm các giá trị do con người sáng tạo ra trong q khứ và hiện tại (có tính lịch sử) [72].

Holden (2006) quan niệm giá trị văn hóa có thể được hiểu là giá trị phương tiện (instrumental value), giá trị thể chế (institutional value) và giá trị nội tại (intrinsic value). Ba hình thức giá trị phụ thuộc lẫn nhau và dựa vào nhau để tạo thành một bức tranh tổng thể của giá trị văn hóa [134].

Ngơ Đức Thịnh (2009) định nghĩa “Giá trị văn hóa do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hóa đã hình thành thì nó lại có vai trị định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động

của con người trong các xã hội ấy” [73]. Tác giả cho rằng giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng (tộc người, quốc gia...) bao giờ cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau. Do vậy, VHCL trong mỗi trường ĐH có một hệ giá trị VHCL khác nhau và các giá trị VHCL bên trong hệ giá trị VHCL có thứ tự ưu tiên cũng khác nhau. Chẳng hạn, giữa hai giá trị “đồng thuận” và “bình đẳng”, có trường cho rằng thứ tự ưu tiên trước nhất là “đồng thuận”, nhưng có trường cho là “bình đẳng”.

Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của dân tộc và nhân loại. Giá trị văn hóa là một hệ thống các giá trị có ý nghĩa khách quan được quy định bởi thực tiễn lịch sử, bởi tính thơng tin rộng rãi. Các giá trị văn hóa đều biểu hiện các lợi ích của các lực lượng xã hội tiên tiến. Các giá trị văn hóa đều chứa đựng những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ) và luôn tạo ra các định hướng làm phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp của con người [70].

Nhìn chung, hệ giá trị văn hóa của một tổ chức là định hướng và chứa đựng cái hay, cái đẹp, cái tốt của mọi người mà trong đó các giá trị văn hóa đã được hình thành và phát triển song song với sự phát triển của tổ chức. Dựa trên các khái niệm về giá trị, giá trị văn hóa và tổng quan nghiên cứu về giá trị VHCL, tác giả luận án đưa ra khái niệm về giá trị VHCL như sau: Giá trị văn hóa chất lượng mang ý nghĩa cốt lõi đối với những gì (hoạt động, hành động, lời nói, tư duy,...) phải đảm bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu về chất lượng và định hướng phát triển chất lượng phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)