(Tính theo %)
Nguồn thơng tin GV SV
ĐHCL ĐHTT ĐHCL ĐHTT
1. Trang thông tin điện tử 50,0 82,7 77,9 82,7
2. Băng rôn, khẩu hiệu, bản tin 16,9 17,3 42,7 51,2
3. Sổ tay chất lượng 4,2 25,0 6,0 12,6 4. Lãnh đạo đơn vị 78,0 49,0 5. Các cuộc họp 75,4 37,5 6. Lịch công tác 42,4 42,3 7. Các loại văn bản 42,4 51,9 8. Các cuộc trò chuyện 20,3 19,2 9. Khoa 67,2 51,2
10. Sinh hoạt đầu năm 44,8 42,4
11. Giảng viên, cố vấn học tập 54,0 35,4
12. Sổ tay SV 47,5 23,7
13. Bạn bè 59,1 53,2
Thông tin thu thập được từ các đối tượng khảo sát chỉ ra rằng các hoạt động ĐBCL họ được biết nhiều nhất là các hoạt động triển khai sau khi phong trào chất lượng diễn ra tại Việt Nam, cụ thể lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV, xây dựng ngân hàng đề thi. Các hoạt động khác tùy theo tính chất, đặc điểm họ có thể nhận biết được hoạt động đó có thực hiện hay khơng như hỗ trợ SV về quá trình học tập, ĐBCL đội ngũ cán bộ, GV (đặc biệt là thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các ngành đào tạo dừng tuyển sinh), có những hoạt động đã triển khai ở một số trường rất lâu như lấy ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, lấy ý kiến phản hồi từ cựu SV nhưng chưa được công khai rộng rãi cũng như chưa biết được đó là hoạt động ĐBCL. Về tự đánh giá trường, đa số các trường không thực hiện thường xuyên hàng năm và không công khai rộng rãi đến mọi người trong và ngồi trường. Theo thơng tin khảo sát từ các trường ĐH, sổ tay chất lượng đang trong giai đoạn xây dựng, vì vậy tỉ lệ GV và SV biết thông tin này rất thấp với lý do GV và SV có thể nhìn thấy hoặc tiếp cận sổ tay chất lượng của trường khác, các hiệp hội về chất lượng hoặc các tài liệu liên quan đến hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá trường, chương trình,… Các nguồn thơng tin về hoạt động ĐBCL rất đa dạng đối với mỗi đối tượng
khác nhau ở các loại hình trường khác nhau và có cách chia sẻ thơng tin khác nhau. Tuy nhiên, đáng chú ý là các nguồn tin ở trường ĐHTT mạnh về phương tiện truyền thơng, trong khi trường ĐHCL nghiêng về hành chính.
3.3.2. Niềm tin của mọi người trong trường đại học (Sự tin tưởng)
Sau sự thông tin, tiếp theo là sự tin tưởng của người tiếp nhận thông tin. Thông tin được truyền đi phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, mang giá trị chất lượng đến với mọi người trong trường ĐH để họ nhận thức đúng đắn về các hoạt động ĐBCL và đặt niềm tin vào công việc của mình đối với bản thân, đơn vị và nhà trường, thúc đẩy tinh thần chất lượng trong mỗi cá nhân, tiến đến hình thành và phát triển VHCL. Sự tin tưởng là yếu tố quyết định kết quả của một hoạt động mang tính “thực chất” hay “hình thức”. Vì vậy, luận án tìm hiểu sự tin tưởng của cán bộ, GV và SV đối với bản thân, đơn vị và nhà trường thông qua nhận thức, đồng thuận, niềm tin, cam kết và bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin và thực hiện các hoạt động ĐBCL.
3.3.2.1. Hành vi của mọi người trong đơn vị
Khảo sát hành vi của mọi người trong đơn vị của GV trên thang đo Likert từ 1-Hồn tồn khơng đồng ý đến 5-Hoàn toàn đồng ý cho kết quả các giá trị trung bình (Mean) như Bảng 3.4.