Văn hóa tổ chức trong trường ĐH từ ý kiến của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 115 - 117)

       Lợi ích cá nhân CL  3,76 Lợi ích tập thể TT  3,53 Bảo thủ, trì trệ CL  3,66 Sáng tạo, đổi mới TT  3,66 Theo hướng chỉ đạo CL  3,61 Theo hướng khuyến khích TT  3,09 Xu hướng truyền thống CL  3,62 Xu hướng hiện đại TT  3,59 Đố kỵ, ganh tị CL  3,74 Chia sẻ, giúp đỡ TT  3,50

Quan liêu, cơ chế xin cho

CL  3,59 Dân chủ,

tạo điều kiện

TT  3,66 Quan tâm số lượng CL  3,57 Chú trọng chất lượng TT  3,63 Trọng nam / trọng nữ CL  3,92 Nam nữ bình đẳng TT  3,67 Đánh giá theo quá trình CL  3,64 Đánh giá theo kết quả TT  3,82

Trao đổi với GV trường ĐHCL về văn hóa tổ chức, một số GV cho rằng có chiều hướng tích cực và đổi mới, một số GV khác khơng trả lời hiện trạng văn hóa tổ chức của nhà trường khi được hỏi hoặc chưa nhìn nhận văn hóa tổ chức một cách tích cực. Ở trường ĐHTT, họ chia sẻ văn hóa tổ chức theo hướng tích cực, dân chủ trong các hoạt động. Tuy nhiên, một số lãnh đạo đơn vị còn hạn chế trong việc chăm sóc và quan tâm đến lợi ích của nhân viên vì họ ít có điều kiện, quyền hạn trong việc tạo thêm việc làm cho nhân viên so với trường ĐHCL.

Nhìn chung, văn hóa tổ chức là vấn đề rất cảm tính và tương đối chủ quan của đối tượng nhìn nhận và đánh giá, văn hóa tổ chức trong suy nghĩ của mỗi người bị ảnh hưởng tâm lý – tình cảm trong quá trình làm việc và qua tiếp xúc, trao đổi với các cá nhân, đơn vị khác nhau trong trường. Trong khi mỗi đơn vị lại có hình thức văn hóa tổ chức khác nhau nên dễ dẫn đến chủ quan trong cảm xúc, hài lòng hay bức xúc do thuận lợi hay trở ngại trong q trình làm việc. Ngồi ra, văn hóa tổ chức trong trường ĐH bị ảnh hưởng và chi phối bởi văn hóa xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và hệ thống GDĐH. Ở trường ĐHCL, ranh giới giữa các thế hệ thể

hiện rõ nét, cơ chế tổ chức còn bao cấp nên động lực cạnh tranh giữa các cá nhân, tập thể và trường chưa được phát huy tối ưu hay có thể hiểu ranh giới thế hệ giữa các cá nhân, đơn vị trong hệ thống mở vẫn cịn khép kín. Trong khi trường ĐHTT, ranh giới này khá mờ nhạt, định hướng cơ chế thị trường, tự chủ, tập trung vào năng lực hơn quyền lực, tạo động lực cạnh tranh giữa các cá nhân, đơn vị để tồn tại và phát triển. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là nếu trường ĐHCL chuyển sang tự chủ hồn tồn thì họ sẽ như thế nào? có giống trường ĐHTT khơng? Đối với nghiên cứu này, từ các đặc điểm, giá trị của văn hóa tổ chức, các hoạt động ĐBCL đã làm tường minh các đặc điểm, giá trị chất lượng vốn đã tồn tại trong trường ĐH.

3.3.6.2. Mơi trường và hồn cảnh làm việc

Cả 2 loại hình trường đều có những nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ĐBCL. Một số cán bộ, GV và chuyên gia về lĩnh vực ĐBCL cho rằng hoạt động ở trường ĐHCL cần được / được hỗ trợ kinh phí tương đối để hoạt động hoặc có thể nói các hoạt động “bù lương” hoặc “có thực mới vực được đạo”. Đối với trường ĐHTT, lương làm việc chủ yếu theo thỏa thuận, vì vậy, nếu có được hỗ trợ kinh phí thì cũng rất ít. Như vậy, hỗ trợ từ nhà trường tạo ra sự cân bằng thu nhập của cán bộ, GV ở 2 loại hình trường. Ghi nhận này cho thấy để đẩy mạnh hoạt động ĐBCL khơng chỉ hình thành VHCL mà cịn đảm bảo kinh tế, tài chính thì mọi người an tâm tập trung đầu tư chất lượng cho công việc.

Nghiên cứu khảo sát ý kiến của GV và SV về một số vấn đề liên quan đến điều kiện giảng dạy và học tập cho thấy họ đánh giá khá tốt về môi trường giảng dạy và học tập. Đặc biệt là ĐHTT.

...nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về kế hoạch, môi trường làm việc, hỗ trợ kinh phí hoạt động, sự ủng hộ của lãnh đạo đối với hoạt động ĐBCL...

Cán bộ đơn vị ĐBCL ĐHCL3, Nữ, 36 tuổi ...Lãnh đạo trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong nhà trường, ban đầu họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận, sau này họ nhận ra chính chất lượng là sự sống còn nên họ đầu tư hợp lý cho hoạt động ĐBCL...

Cán bộ đơn vị ĐBCL ĐHTT1, Nữ, 57 tuổi Hộp 3.7. Ý kiến về điều kiện, môi trường làm việc

Một số GV trường ĐHCL bày tỏ tuy môi trường giảng dạy tại trường ĐHTT tốt về điều kiện giảng dạy và cơ sở vật chất nhưng họ vẫn bám trụ trường ĐHCL vì biên chế ở trường ĐHCL mang tính ổn định nghề nghiệp và làm việc tại trường ĐH có thương hiệu, lâu đời có thể đi dạy và làm việc ở các nơi khác.

Về môi trường làm việc, đối với mỗi cá nhân, đơn vị, nhà trường tạo điều kiện tốt nhất có thể và giao một số quyền tự chủ để bản thân, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảm bảo phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng, các chế độ ưu đãi tương đối tốt. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, GV có thể học tập và nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ. Ban hành các văn bản làm cơ sở pháp lý tạo sự đồng thuận giữa các đơn vị. Tuy vậy, vẫn còn một số cá nhân, đơn vị quan liêu, chưa đi sâu vào chất lượng. Nhu cầu hỗ trợ, tạo điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập là vô chừng, tùy thuộc vào điều kiện tài chính, ý thức người hưởng lợi và cơ chế hoạt động của từng trường, họ quyết định tập trung đầu tư theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy trường ĐHTT đầu tư cho môi trường, điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập tốt hơn trường ĐHCL tương ứng với học phí SV đã đầu tư và phù hợp với hiệu suất của cán bộ, GV đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

3.3.6.3. Tuân thủ và chuẩn mực trong công việc

Khảo sát trách nhiệm của GV trong việc giảng dạy và tham gia vào hoạt động ĐBCL, kết quả cho thấy GV trường ĐHCL và trường ĐHTT thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao (giá trị trung bình xấp xỉ 4) trên thang đo Likert 1-Hồn tồn khơng đồng ý đến 5-Hoàn tồn đồng ý và khơng có sự khác biệt đáng kể giữa 2 loại hình trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)