Tỉ lệ GV biết các hoạt động triển khai hậu lấy ý kiến phản hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 98 - 100)

(Tính theo %)

Các hoạt động ĐHCL ĐHTT

1. Tập hợp thông tin, kết quả để tham khảo 69,5 76,9

2. Nhắc nhở GV lưu ý nội dung phản hồi 67,8 33,7

3. Yêu cầu GV báo cáo, giải trình 39,8 22,1

4. Họp GV phân tích, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án 32,2 24,0

5. Điều chỉnh đề cương chi tiết môn học 41,5 34,6

6. Làm căn cứ phân công giảng dạy hàng năm 33,9 64,4

7. Làm căn cứ bổ sung, thuyên chuyển GV 17,8 43,3

8. Làm căn cứ xét thi đua, khen thưởng, nâng lương 30,5 36,5

9. Rà soát, bổ sung các điều kiện phục vụ giảng dạy 37,3 57,7

10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV 41,5 26,0

11. Công khai kết quả xử lý phản hồi 22,9 19,2

Kết quả chỉ ra rằng các hoạt động hậu khảo sát tại trường ĐHCL mang tính nhắc nhở, tạo điều kiện cho GV tự cải thiện, điều chỉnh chất lượng giảng dạy (mang tính chất tự nguyện, tạo thói quen) hoặc là kênh thông tin trong đánh giá viên chức (ĐHCL8), tại trường ĐHTT áp dụng biện pháp mạnh hơn đối với GV trong việc phân công giảng dạy, mời giảng, thuyên chuyển GV và cải thiện điều kiện phục vụ giảng dạy (mang tính chất bắt buộc, tuân thủ).

Tổng hợp thông tin từ các trường ĐH hiện nay, hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV khá ổn định và nề nếp sau vài năm triển khai, đây là bước tiến đáng kể của hoạt động ĐBCL và được sự đồng thuận của hầu hết các GV – một sự hiện diện của VHCL trong trường ĐH. Về cơ bản các trường đã nhận thức được đây là hoạt động cần thiết phải thực hiện và có những bước đi khác nhau để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tạo sự đồng thuận của mọi người trong trường, đặc biệt GV và SV là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kênh thông tin lấy ý kiến phản hồi sẽ thiếu khách quan, tạo áp lực dẫn đến tình trạng GV có thái độ “hợp

tác” với SV hoặc dẫn đến tình trạng GV lạm phát điểm trong giảng dạy do e ngại không được tiếp tục ký hợp đồng giảng dạy, do đó, cần có những kênh thơng tin khác nhau để quá trình đánh giá được khách quan. Hơn nữa, kết quả lấy ý kiến phản hồi cần được cơng khai đến các đối tượng khác ngồi lãnh đạo trường, lãnh đạo đơn vị và bản thân GV. Các thông tin trên chỉ ra ảnh hưởng của VHCL đến hoạt động ĐBCL từ nhận thức chất lượng của cán bộ, GV. Dựa vào kết quả khảo sát và tính chất hoạt động, các trường ĐH đã có sự thay đổi qua cách nhìn nhận vấn đề mới, thể hiện sự đổi mới, nhận thức, trách nhiệm trong bước đầu hình thành / phát triển VHCL. Từ cách nhìn nhận mới, họ đã đồng thuận với hoạt động này trong nhận thức, góp phần tăng cường năng lực, hành động đối với các hoạt động ĐBCL trong nhà trường – một sự tác động từ VHCL đến hoạt động ĐBCL.

3.3.3.3. Đảm bảo chất lượng việc kiểm tra, thi cử của sinh viên (xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi)

Việc xây dựng ngân hàng đề thi được triển khai hầu hết ở các trường khảo sát. Tuy nhiên, quy mô triển khai khác nhau, có trường triển khai đồng bộ ở cấp trường do đơn vị Khảo thí đảm nhận, có trường triển khai ở cấp khoa do khoa đảm nhận hoặc các khoa, tổ bộ môn tự xây dựng ngân hàng đề thi. Trường ĐHCL1, ĐHCL7, ĐHTT1, ĐHTT6 và ĐHTT7 xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi cấp trường. Đối với các trường xây dựng ngân hàng đề thi ở cấp khoa, phần lớn là tự nguyện, trường không quy định. Xây dựng ngân hàng đề thi là hoạt động thể hiện sự năng động, đổi mới, sáng tạo, tiên phong và năng lực của lãnh đạo trường, lãnh đạo đơn vị, GV các khoa trong việc bóc tách hoạt động giảng dạy và kiểm tra đánh giá nhằm ĐBCL dạy và học. Đối với hoạt động này, chúng ta có thể thấy tác động của nhận thức chất lượng đến hoạt động ĐBCL.

Ý kiến của GV và SV về ngân hàng đề thi ở Bảng 3.7 thể hiện giá trị trung bình (Mean) của các nội dung được khảo sát trên thang đo Likert từ 1-Hồn tồn khơng chính xác đến 5-Hồn tồn chính xác.

Trong số các nội dung được khảo sát, đa số GV cho biết ngân hàng đề thi ít ảnh hưởng đến việc giảng dạy của GV, các nội dung 6 và 8 ở trường ĐHCL cao hơn trường ĐHTT, nội dung 3, 5 và 10 ở trường ĐHTT cao hơn. Số liệu này công nhận sự tích cực của GV đối với việc xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi. GV trường

ĐHCL đề xuất cần tổ chức đánh giá định kỳ chất lượng ngân hàng đề thi để điều chỉnh, cập nhật phù hợp với sự đổi mới và ĐBCL đội ngũ GV khi tham gia biên soạn đề thi. GV trường ĐHTT đề xuất cần tập trung xây dựng ngân hàng đề thi theo quy mô cấp trường. Các ý kiến này cho thấy mối quan hệ giữa nhận thức và hành động có ảnh hưởng tích cực lẫn nhau (định hình nhận thức và đẩy mạnh hành động). Đối với SV, kết quả khảo sát cho thấy giá trị các nội dung ở trường ĐHCL cao hơn trường ĐHTT. Đa số SV cho rằng việc áp dụng ngân hàng đề thi ít ảnh hưởng đến việc học tập. Hầu hết SV cho rằng ngân hàng đề thi tạo động lực học tập tốt hơn và đánh giá việc tổ chức kiểm tra, thi cử khách quan, đúng quy chế, đề thi đánh giá tương đối đúng chất lượng SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)