Giá trị trung bình biểu hiện của SV hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 109 - 113)

Nội dung GV SV ĐHCL ĐHTT ĐHCL ĐHTT 1. Trách nhiệm học tập 3,01 3,06 3,52 3,11 2. Hỗ trợ, chia sẻ 3,23 3,52 3,52 3,23 3. Tự tin, thẳng thắn 3,29 3,17 3,51 3,38 4. Khả năng tự học 2,82 2,85 3,37 3,07 5. Đạo đức, nhân cách 3,16 3,42 3,48 3,26 6. Kết quả học tập 3,36 3,55 3,49 3,23

7. Văn hóa học đường 3,02 3,18 3,38 3,20

8. Trách nhiệm xã hội 3,03 2,85 3,38 3,15

3.3.4.5. Quan điểm về văn hóa chất lượng

VHCL có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau nhưng cùng hướng đến nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục các mặt hoạt động cũng như nhận thức chất lượng của mọi người.

Nhận thức chất lượng của cán bộ, GV và SV (xem thêm mục 3.3.4.1) rất quan trọng. Đặc biệt là GV và SV, vì đây là các đối tượng chiếm tỉ trọng lớn trong trường. Vì vậy, việc quan tâm đến chất lượng của họ trong quá trình làm việc, giảng dạy và học tập là rất quan trọng.

...Một số người cho rằng hình thành VHCL hiện nay chủ yếu là ép buộc hơn tự nguyện giúp tạo thành thói quen, tự nguyện sẽ rất khó thực hiện với kiểu (nền) văn hóa của chúng ta hiện nay, tuy ép buộc có thể mang tính hình thức nhưng khi vào khuôn khổ sẽ tạo nên cơng việc hàng ngày, thường xun và có sự giám sát chặt chẽ, dần sẽ trở thành thói quen, khơng làm cũng phải làm, làm có sự giám sát và dần họ sẽ nhận thức được hiệu quả chất lượng (sản phẩm) qua điển hình hoặc khen thưởng mà họ đã thể hiện trong các hoạt động...

Cán bộ đơn vị ĐBCL, ĐHCL3, Nữ, 36 tuổi ...VHCL phải đồng bộ với chất lượng vì chất lượng là kết quả của VHCL...

Cán bộ đơn vị ĐBCL, ĐHCL6, Nữ, 38 tuổi ...Tôi rất muốn xây dựng VHCL, VHCL là làm gì cũng phải có minh chứng... Giảng viên ĐHTT3, Nam, 30 tuổi ...VHCL chỗ nào cũng có nhưng quan trọng là tốt hay khơng tốt, mình định hình cho mọi người biết đó là văn hóa chứ khơng phải làm để chơi...Tuy nhiên, ở trường VHCL thì có nhưng ý thức, mức độ nhận thức đến đâu chưa xác định rõ ràng được...

Cán bộ đơn vị ĐBCL ĐHTT3, Nữ, 52 tuổi

Hộp 3.6. Ý kiến về VHCL

Đối với nhận thức chất lượng, tăng cường hoạt động ĐBCL là biện pháp nhằm nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục mọi hoạt động trong trường ĐH, là cách từng trường xây dựng kế hoạch, đảm bảo và nâng cao chất lượng. Một số cán bộ, GV và SV đang thật sự quan tâm đến chất lượng trong công việc, giảng dạy và học tập, mong muốn có mơi trường, điều kiện tốt hơn để hoàn thành mục tiêu của bản thân, đơn vị đạt chất lượng tốt nhất. Những cách mà họ suy nghĩ, đề xuất tăng cường các hoạt động nhằm ĐBCL trong nhà trường là tâm huyết của những người làm công tác giáo dục và được giáo dục, là minh chứng cho nhận thức chất lượng đã tồn tại và đang lớn dần cùng với hoạt động ĐBCL đang được triển khai trong trường

ĐH (ảnh hưởng 2 chiều), với mong muốn các nhà quản lý có những biện pháp tích cực hơn, mạnh mẽ hơn để hồn thiện hệ thống ĐBCL bên trong. Từ kết quả khảo sát và qua trao đổi ý kiến với cán bộ, GV và SV cho thấy trường ĐHTT thể hiện ý chí mạnh mẽ hơn trường ĐHCL trong việc tăng cường chất lượng các hoạt động trong nhà trường cũng như cách bày tỏ quan điểm chất lượng của họ theo hướng kinh tế thị trường “chất lượng để cạnh tranh”.

3.3.5. Năng lực chất lượng

Trường ĐHCL và trường ĐHTT cơ bản triển khai các hoạt động ĐBCL theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên một số trường có xu hướng kết hợp các tiêu chuẩn KĐCL theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các tiêu chuẩn tiên tiến khác nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu bên trong và thỏa mãn nhu cầu bên ngoài.

3.3.5.1. Hoạch định chiến lược đảm bảo chất lượng hàng năm

Đối với các trường ĐH khảo sát, người đứng đầu q trình ĐBCL là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng. Điều này thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo trường đối với các hoạt động ĐBCL. Chiến lược ĐBCL được hoạch định hàng năm và được thể hiện ở văn bản, nghị quyết thông qua các công văn, thông báo, quyết định thành lập hội đồng ĐBCL và kế hoạch thực hiện. Đơn vị ĐBCL triển khai thực hiện trong toàn trường.

3.3.5.2. Kiến thức, kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng

Cán bộ, GV của các trường ĐH được tạo điều kiện tham dự các hội thảo, hội nghị, tập huấn liên quan đến ĐBCL và VHCL nhằm tham mưu, hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động ĐBCL bên trong. Vấn đề này cho thấy sự quan tâm của nhà trường trong việc cập nhật các thông tin liên quan đến ĐBCL và VHCL trong khi vấn đề này đang còn rất mới đối với GDĐH Việt Nam.

Nguồn thơng tin về ĐBCL và VHCL GV tích lũy trong q trình cơng tác được thể hiện ở Hình 3.5, trong đó GV ở trường ĐHTT trải qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng và tìm hiểu thơng tin qua phương tiện truyền thông, tài liệu cao hơn trường ĐHCL.

Hình 3.5. Tỉ lệ GV tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về ĐBCL và VHCL Ngoài các nguồn thơng tin kể trên, cán bộ, GV cịn tích lũy kiến thức, kinh Ngoài các nguồn thơng tin kể trên, cán bộ, GV cịn tích lũy kiến thức, kinh nghiệm qua các loại văn bản, phương tiện nghe nhìn, tự học tập bồi dưỡng, tự tìm hiểu thơng tin khi được u cầu thực hiện các hoạt động liên quan đến ĐBCL, tự tìm hiểu thơng tin ĐBCL của một số trường khác để học hỏi cách thức hoạt động và cải tiến cho đơn vị mình.

3.3.5.3. Vận dụng các mơ hình đảm bảo chất lượng vào thực tiễn

Đối với việc vận dụng mơ hình/tiêu chuẩn ĐBCL vào hoạt động ĐBCL, mỗi trường vận dụng một phần hoặc 100% các mơ hình ĐBCL hoặc kết hợp giữa các mơ hình một cách tích cực, linh hoạt có sáng tạo. Các trường tìm hiểu các phương thức hoạt động lẫn nhau, học tập và chọn lọc những mơ hình, giải pháp phù hợp nhất có thể áp dụng một cách hiệu quả vào các hoạt động với năng lực, nhận thức và chiến lược chất lượng của nhà trường để đạt được mục tiêu và sứ mạng đề ra. Đối với trường ĐHTT, họ tập trung vào ISO, tuy nhiên vẫn phải thực hiện theo bộ tiêu chuẩn KĐCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3.5.4. Biện pháp đảm bảo cơ chế đảm bảo chất lượng trong nhà trường

Khảo sát ý kiến của GV về các biện pháp đảm bảo cơ chế ĐBCL trong nhà trường thể hiện ở Bảng 3.13 cho thấy trường ĐHTT thể hiện nhận thức và năng lực chất lượng của mình tốt hơn trường ĐHCL ở 3 nội dung 1, 2 và 7, các nội dung khó có thể được thực hiện dễ dàng trong bối cảnh các trường ĐH hiện nay, trường ĐHCL cao hơn ở nội dung 4, nội dung mà các trường ĐHCL hiện nay đều có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, tăng thu nhập cho mọi người an tâm cơng tác.

5 5 ,1 % 3 3 ,1 % 2 3 ,7 % 39 ,8 % 2 6 ,3 % 1 7 ,8 % 4 9 ,0 % 5 9 ,6 % 2 6 ,9 % 5 7 ,7 % 2 8 ,8 % 8 ,7 % Hội thảo, hội nghị, tập huấn

Khóa đào tạo bồi dưỡng Tha m gia cá c hoạt động ĐBCL Phương tiện truyền thơng, tài liệu Trao đổi, trị chuyện, thảo luận Chưa tìm hiểu T ỉ l

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)