Mối quan hệ tương tác giữa ĐBCL và VHCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 66 - 68)

Vì vậy, hình thành nhận thức chất lượng trong mỗi cá nhân là điều không dễ dàng. Mỗi cá nhân có nguồn gốc, tầm nhìn, bản chất, trình độ chun mơn và mơi trường sống khác nhau dẫn đến mức độ nhận thức khác nhau, nhất là nhận thức về chất lượng. Nhận thức chất lượng của cá nhân (tinh thần chất lượng) phụ thuộc vào năng lực chất lượng của cá nhân, nhận thức chất lượng của tập thể (VHCL) phụ

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG Định hình Đẩy mạnh Hành động chuyển thành nhận thức Nhận thức chuyển thành hành động

thuộc vào năng lực chất lượng nguồn nhân lực.

Xiaoxiang và Liping (2011) đưa ra mơ hình năng lực chất lượng nguồn nhân lực [198] (xem Hình 1.5) là sự kết hợp giữa VHCL và năng lực chất lượng. Mơ hình cho thấy năng lực chất lượng là nền tảng để xây dựng VHCL và VHCL là mục tiêu và định hướng cho quá trình đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

Ngoài ra, để hoạt động ĐBCL hiệu quả song song với hình thành VHCL, chúng ta cần một bộ phận, đơn vị chuyên trách ĐBCL trong trường ĐH có “chất lượng” hoặc đảm bảo “năng lực chất lượng” theo bốn năng lực chất lượng của Ehlers xây dựng năm 2007 (xem Hình 1.4) gồm:

 Kiến thức chất lượng (hiểu biết) – Năng lực tiếp nhận và chọn lọc thơng tin: Có khả năng tiếp nhận các kiến thức về cách tiếp cận, quản lý, đảm bảo, đánh giá và phát triển chất lượng, am hiểu chuẩn đánh giá, cơ sở xây dựng và triển khai đánh giá chất lượng.

 Kinh nghiệm chất lượng (ứng dụng) – Năng lực thích ứng thực tiễn: Có khả năng sử dụng chiến lược chất lượng hợp lý trong các tình huống để cải tiến chất lượng.

 Đổi mới chất lượng (thay đổi) – Năng lực sáng tạo trong đổi mới: Có khả năng sáng tạo trong xây dựng và triển khai công cụ đánh giá hiệu quả, hỗ trợ tích cực trong q trình nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục, phù hợp với môi trường thay đổi, yêu cầu đổi mới và sự tiến bộ của xã hội.

 Phân tích chất lượng (đánh giá) – Năng lực định giá tình huống: Có khả năng định hướng phát triển chất lượng, phát sinh những ý tưởng quan trọng trong các đánh giá, thảo luận, tranh luận các vấn đề, hỗ trợ định hướng chất lượng trong tương lai, khả năng đàm phán, phân tích phê bình giữa các quan điểm của các bên liên quan, vượt qua những thách thức để phát triển chất lượng.

Bốn năng lực chất lượng thể hiện 4 giá trị chất lượng từ mức độ nhận thức thấp nhất (hiểu biết) đến mức độ nhận thức cao nhất (đánh giá) của cá nhân/tập thể về chất lượng, một quá trình nhận thức và tích lũy lâu dài từ nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo khác nhau để nâng cao năng lực chất lượng. Đây là thành phần quan trọng trong mơ hình VHCL của Ehlers (xem Hình 1.9), trong đó, các cá nhân/tập thể có năng lực chất lượng được tuyển chọn để

kết nối, hợp nhất một số loại hình, cơ chế chất lượng thành VHCL hướng đến mục tiêu chung của trường ĐH.

Tóm lại, năng lực chất lượng là khả năng ứng dụng, sáng tạo, đổi mới, phân tích và đánh giá chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Kết quả các hoạt động đạt được ĐBCL tối thiểu và đáp ứng mục tiêu của nhà trường.

2.3. Biến số trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)