Giá trị trung bình về nhìn nhận chất lượng của GV và SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 121 - 132)

Nội dung ĐHCL ĐHTT

Đối với GV

1. Phù hợp với mục tiêu của nhà trường 3,83 3,74

2. Mang lại kết quả tích cực 3,64 4,18

3. Tăng cường gắn kết hoạt động ĐBCL với nhu cầu xã hội 3,70 3,83

4. Thúc đẩy sự phát triển của nhà trường 3,86 4,09

5. Nâng cao nhận thức chất lượng 3,90 4,24

6. Tinh thần làm việc của mọi người vì sự phát triển của trường 3,91 4,06

7. Cảm nhận chất lượng được cải thiện sau mỗi năm 3,76 4,08

Đối với SV

1. Điều kiện, môi trường học tập tốt hơn 3,75 3,29

2. Nâng cao văn hóa học đường 3,83 3,36

3. Tương tác giữa cán bộ, GV và SV thân thiện hơn 3,80 3,35

4. Trách nhiệm trong làm việc, giảng dạy và học tập cao hơn 3,85 3,45

5. Nâng cao nhận thức chất lượng 3,80 3,41

Số liệu thống kê ở GV cho thấy nội dung 2 ở ĐHTT cao hơn ĐHCL rõ rệt, tức là một số giá trị VHCL ở trường ĐHTT cao hơn trường ĐHCL, các nội dung cịn lại khơng có sự chênh lệch đáng kể.

GV nhìn nhận hoạt động ĐBCL có tác động nhất định đối với bản thân, mọi hoạt động thay đổi và phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cần tăng cường thêm các biện pháp ĐBCL (xem thêm mục 3.3.4.1). Bên cạnh đó, lãnh đạo, cán bộ các đơn vị đều nhìn nhận có sự tiến triển tốt, tích cực hơn sau khi triển khai các hoạt động ĐBCL như chất lượng đào tạo có thay đổi theo hướng tích cực, có sự thay đổi về quy trình làm việc, trong cách quản lý, điều hành. Một số đơn vị đã có ý thức về hoạt động phản hồi, chất lượng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những thay đổi còn chậm và chưa được rộng khắp. Hơn nữa, đa số các cán bộ, GV cho rằng các hoạt động ĐBCL đã đi vào thực chất và là hoạt động không thể thiếu trong một trường ĐH trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

So sánh ý kiến của GV và SV có sự đối lập cách nhìn nhận về chất lượng của nhà trường sau mỗi năm. Đối với SV, giá trị của các nội dung ở trường ĐHCL cao hơn trường ĐHTT. Lý giải cho vấn đề này là cảm nhận của SV về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ theo học phí đã đầu tư, ở trường ĐHCL học phí thấp, đầu tư các hạng mục theo giai đoạn nên SV cảm nhận được sự thay đổi so với học phí mình đã đầu tư, ở trường ĐHTT học phí cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ đầu tư ban đầu tốt nên những năm sau không thay đổi nhiều dẫn đến SV không cảm nhận được sự thay đổi đáng kể. Vì vậy, đối với SV, chất lượng đi đơi với học phí đã đầu tư, đối với GV, chất lượng đi đơi với q trình giảng dạy.

Trong mơi trường GDĐH, trường ĐH là một hệ thống mở không thể tránh khỏi những đối kháng hoặc bất đồng quan điểm dẫn đến chưa đồng thuận giữa các cá nhân, đơn vị, giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngồi, thậm chí giữa ĐBCL bên trong, ĐBCL bên ngồi và các tổ chức KĐCLGD. Vì vậy, các vấn đề này sẽ được giải quyết nếu chúng ta có được VHCL. VHCL là cầu nối hài hịa và logic chất lượng giữa các thực thể trong và ngoài trường ĐH.

Cohen (1968) mô tả “xã hội tạo ra con người” (lý thuyết hệ thống) và “con người tạo ra xã hội” (lý thuyết hành động) [100] và Ackoff và Emery (1972) cho rằng “một cách nhìn hành vi con người như hệ thống các sự kiện có mục đích” [83].

Ở Việt Nam, dù trường ĐHCL hay trường ĐHTT, về văn hóa hay chất lượng, họ vẫn chịu ảnh hưởng bởi mơi trường kinh tế - xã hội, văn hóa xã hội, mơi trường chính sách chung, Luật GDĐH, Điều lệ trường ĐH nên mức độ nhận thức khá đồng đều. Tuy nhìn nhận của họ ở mỗi nơi khác nhau nhưng họ vẫn có chung nhận thức chất lượng về GDĐH Việt Nam. Vấn đề quan trọng là bản thân mỗi cá nhân phải hiểu và nghĩ về chất lượng khi thực hiện bất kỳ cơng việc gì, chứ khơng hiểu đơn thuần là hoàn thành các hoạt động ĐBCL là có VHCL. Vì vậy, vấn đề này thuộc về nhận thức, có thể bị ép buộc, chỉ đạo làm hay tự giác, tâm huyết để thực hiện là 2 vấn đề khác nhau trong nhận thức. Nếu chúng ta nhận thức chất lượng đúng đắn, có hệ thống thì các hoạt động được thực hiện trở nên có hệ thống đáp ứng yêu cầu bên trong và thỏa mãn nhu cầu bên ngồi, từ đó các chi phí cho hoạt động ĐBCL sẽ giảm thiểu và tiết kiệm đáng kể.

Chúng ta dễ dàng thấy rằng, ở trường ĐHCL cán bộ, GV được hưởng lương theo chế độ. Vì vậy, chỉ cần hồn thành nhiệm vụ được giao hoặc thậm chí chưa được kết quả như mong muốn, họ vẫn được tăng lương theo định kỳ hoặc tăng lương trước hạn với điều kiện chưa phải quá nỗ lực. Do vậy, khả năng cạnh tranh chưa cao dẫn đến nỗ lực cho chất lượng vẫn còn chậm chạp.

Trường ĐHTT với phương châm chất lượng tối ưu và chi phí tối thiểu, vì vậy mọi người phải có trách nhiệm với những hoạt động của mình vì đa số cán bộ, GV trong trường có cổ phần trong nguồn vốn hoạt động. Do đó, họ phải nỗ lực để vừa mang lại lợi nhuận vừa mang lại kết quả đích thực cho SV. Trường ĐH càng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, họ càng phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động. Quan trọng là họ đang làm cái của họ, đang bảo vệ cái của họ nên họ phải tìm mọi cách để đạt được điều mong muốn.

Những năm trước kia, xã hội chưa nhìn nhận các trường ĐHTT một cách tích cực kể cả học sinh và phụ huynh khi chọn trường ĐH. Đến thời điểm hiện tại, đã có sự cân bằng về tư tưởng giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT. Đó là một bước tiến đáng kể, một nỗ lực cải tiến chất lượng liên tục, tự khẳng định của một trường ĐH non trẻ đã chứng minh cho xã hội thấy được ĐBCL để tồn tại.

dịch vụ, hàng hóa và ĐH là doanh nghiệp theo phương thức cung – cầu. Trường ĐHTT có lợi thế về cơ chế, sịng phẳng, tường minh và đang trong giai đoạn bước chân vào cơ chế thị trường. Đầu vào SV thấp, do đó họ phải đương đầu với những khó khăn khơng chỉ SV mà cịn nguồn lực, đội ngũ cán bộ, họ sẽ sớm trưởng thành trong cơ chế tự chủ, tự quyết định và chủ động trong mọi cơng việc, ít bị ràng buộc, có lợi cho tương lai và là sự sống còn của nhà trường.

Đối với hoạt động ĐBCL, việc triển khai thực hiện khơng q khó khăn nhưng đối với VHCL là một quá trình nhận thức lâu dài. Do vậy, năng lực chất lượng là yếu tố đặc biệt quan trọng khơng chỉ trong việc hình thành VHCL mà còn trong mọi hoạt động khác trong nhà trường, trong đời sống xã hội. Như đã đề cập ở trên (mục 1.1.3), VHCL còn là thể hiện của năng lực chất lượng nguồn nhân lực và khi năng lực chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức đủ lớn, chúng ta có được VHCL. Do vậy, chúng ta cần quan tâm đến năng lực chất lượng và cần thiết cân bằng giữa năng lực và quyền lực để định hướng tạo dựng hệ giá trị VHCL đích thực.

Hình 4.2. Sự cân bằng giữa năng lực và quyền lực

Ý thức được hoạt động ĐBCL là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển của nhà trường, mọi người đều nhận thức được kết quả tích cực sau khi triển

Văn hóa tổ chức Chứng minh Cạnh tranh NĂNG LỰC QUYỀN LỰC > = < Thúc đẩy phát triển Kìm hãm phát triển Hệ quả của văn hóa

Hậu quả của văn hóa

Văn hóa chất lượng

Văn hóa hình thức

khai các hoạt động ĐBCL, càng có trách nhiệm trong các hoạt động họ đảm nhận, nỗ lực, tiên phong và cam kết chất lượng đối với cán bộ, GV, SV và xã hội. Bước đầu tạo nền tảng ý thức về chất lượng ở mỗi thành viên trong nhà trường và nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của mọi người.

Tóm lại, hoạt động ĐBCL quan trọng nhất là giai đoạn hậu ĐBCL sẽ thực hiện những gì? (vì nó thực sự tác động mạnh mẽ đến VHCL). Đa số đối tượng khảo sát cho rằng nhận thức chất lượng sẽ được nâng cao nếu họ được biết hậu ĐBCL một cách rõ ràng. Hôm nay, vấn đề này chưa được thực hiện triệt để, làm thì có làm nhưng chưa biết để làm gì? là câu hỏi khiến cán bộ, GV và SV ln thắc mắc, có thể dẫn đến sự hồi nghi về những gì nhà trường đang nỗ lực thực hiện.

Nội dung bàn luận ở mục này và thực trạng hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH (Chương 3) làm cơ sở giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai.

4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Từ giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết từ dữ liệu thu thập được làm cơ sở kết hợp với các thông tin từ thực trạng hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL trong trường ĐH (Chương 3) để đi đến chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết đồng thời trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra và đưa ra kết luận xác thực cho nghiên cứu.

4.2.1. Kiểm định T

Mục đích của kiểm định T nhằm so sánh sự giống và khác nhau giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT về các nội dung nghiên cứu liên quan đến GV và SV. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể đối với GV và SV ở trường ĐHCL và trường ĐHTT (Independent Samples Test – T-test). Kết quả kiểm định được mô tả trong Bảng 4.2 và Bảng 4.3.

Đối với GV, kết quả kiểm định có 40 nội dung khác nhau, trong đó có 12 nội dung (chiếm 30%) (Bảng 4.2) khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT. Đặc biệt, nội dung “Đánh giá được năng lực của SV (Ngân hàng đề thi)” có mức ý nghĩa p < 0,001 ở cả Levene’s Test và T-test (in đậm).

Bảng 4.2. Các nội dung khác biệt có ý nghĩa giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT đối với GV

Nội dung

Levene’s Test for

Equality of Variances Equality of Means T-test for

F p t p

(2 tailed)

Các giá trị VHCL

Cam kết (cá nhân) 10,076 0,002 -2,551 0,011

Các nội dung liên quan đến bản thân GV

Tự đánh giá được năng lực giảng dạy của bản thân 24,549 0,000 2,842 0,005

Tự đánh giá được năng lực giảng dạy của trường 4,425 0,037 3,787 0,000

Làm việc với phương châm chất lượng hơn

số lượng 11,728 0,001 2,169 0,031

Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV

Nhìn chung phản ánh đúng thực trạng 7,631 0,006 -3,925 0,000

Đảm bảo khách quan, đúng quy trình 7,001 0,009 -3,061 0,002

Xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi

Phát triển năng lực tự học cho SV 10,997 0,001 4,076 0,000

Đánh giá được năng lực của SV 15,246 0,000 3,710 0,000

Nhìn nhận của GV sau khi triển khai các hoạt động ĐBCL

Mang lại kết quả tích cực 8,533 0,004 -4,293 0,000

Tinh thần làm việc của mọi người vì sự phát triển

của nhà trường 4,122 0,044 -2,501 0,013

Ý kiến của GV về hoạt động ĐBCL

Mong muốn được tham gia vào các hoạt động ĐBCL 8,006 0,005 -4,038 0,000

Nhìn nhận của GV về SV hiện nay

Đạo đức, nhân cách 6,731 0,010 -2,099 0,037

Đối với SV, 24 nội dung khác nhau, trong đó có 23 nội dung (chiếm 95,8%) (Bảng 4.3) khác biệt có ý nghĩa về trung bình giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT. Đặc biệt, có đến 10 nội dung có mức ý nghĩa p < 0,001 ở cả Levene’s Test và T-test (in đậm).

Bảng 4.3. Các nội dung khác biệt có ý nghĩa giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT đối với SV

Nội dung

Levene’s Test for Equality of Variances

T-test for Equality of Means

F p t p

(2 tailed)

Các nội dung liên quan đến bản thân SV

Tự đánh giá được năng lực của các bạn trong lớp 4,693 0,031 4,719 0,000

Ủng hộ đánh giá SV bằng nhiều đầu điểm 4,920 0,027 3,279 0,001

Ln biết kiểm sốt hành vi của mình 22,954 0,000 2,887 0,004

Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV là phù hợp với GDĐH Việt Nam

13,271 0,000 5,065 0,000

Các hoạt động hỗ trợ học tập

Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi 5,259 0,022 2,371 0,018

Công khai, minh bạch các hoạt động hỗ trợ SV 41,750 0,000 7,342 0,000

Lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV

Tham gia với tinh thần tích cực 19,862 0,000 4,195 0,000

Phản ánh khách quan về nội dung đánh giá 7,210 0,007 4,290 0,000

Nâng cao nhận thức chất lượng đối với GV và SV 16,241 0,000 4,277 0,000

Đảm bảo khách quan, đúng quy trình 5,894 0,015 4,897 0,000

Xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi

Phát triển năng lực tự học cho SV 28,942 0,000 5,131 0,000

Tăng cường trách nhiệm học tập của SV 17,263 0,000 5,561 0,000

Đánh giá được năng lực của SV 5,354 0,021 6,144 0,000

Đảm bảo khách quan trong giảng dạy và thi cử 14,274 0,000 7,091 0,000

Đảm bảo GV giảng dạy đúng, đủ nội dung

chương trình 29,836 0,000 5,906 0,000

Đảm bảo quy trình kiểm tra, đánh giá nghiêm túc,

đúng quy chế 17,312 0,000 7,376 0,000

Phù hợp với giai đoạn phát triển và đổi mới

GDĐH hiện nay 11,937 0,001 5,970 0,000

Nhìn nhận của SV về trường sau mỗi năm

Điều kiện, môi trường học tập tốt 6,752 0,010 5,202 0,000

Nâng cao văn hóa học đường 13,485 0,000 5,939 0,000

Tương tác giữa cán bộ, GV và SV thân thiện hơn 5,087 0,024 5,309 0,000

Trách nhiệm trong làm việc, giảng dạy và học tập

cao hơn 12,164 0,001 5,082 0,000

Nâng cao nhận thức chất lượng 6,614 0,010 4,818 0,000

Với kết quả kiểm định như trên và như đã phân tích ở nội dung thống kê mơ tả (Chương 3), GV giảng dạy ở trường ĐHTT phần lớn từ trường ĐHCL. Vì vậy, khi khảo sát, yếu tố chủ quan ở GV đã không tạo nên sự khác biệt đáng kể giữa 2 loại hình trường, mặt khác sự nhìn nhận của GV mang tính lâu dài, khắc sâu vào suy nghĩ, tư duy dài hạn (thâm niên) trong quá trình giảng dạy lâu năm ở trường ĐHCL chuyển sang trường ĐHTT cùng một số vấn đề khác liên quan đến việc làm và hướng đến “cái” mình cần. Đối với SV, yếu tố khách quan thể hiện rõ hơn đã tạo nên sự khác biệt giữa 2 loại hình trường khi khảo sát qua suy nghĩ, quan điểm thực tiễn, tư duy ngắn hạn (khóa học) trong q trình học tập và hướng đến “cái” mình được nhưng chưa thật sâu vì thời gian học tập tại trường không nhiều. Đặc biệt, sự khác biệt này tập trung vào các hoạt động ĐBCL mà GV và SV trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia như hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV, xây dựng và triển khai ngân hàng đề thi và biểu hiện của cá nhân, tập thể, các nội dung liên quan đến suy nghĩ, quan điểm, tư duy và đánh giá của bản thân về chất lượng của nhà trường.

4.2.2. Phân tích hiệp phương sai đa biến (MANCOVA)

Đối với các nội dung khảo sát từ phiếu khảo sát của GV, tác giả tiến hành phân tích nhân tố trên dữ liệu thu thập được ở các câu hỏi 8, 9, 10, 12, 13, 14 và 16. Kết quả thu được 8 nhân tố ứng với các câu 8, 10 và 12, các câu 9: Văn hóa tổ chức (9 biến), 13: Biểu hiện của mọi người trong đơn vị (8 biến), 14: Nhìn nhận của GV sau khi triển khai các hoạt động ĐBCL (7 biến) và 16: Ý kiến của GV về hoạt động ĐBCL (6 biến) không thể gom biến trong phân tích nhân tố. Tên các nhân tố được đặt gắn liền với mã số câu hỏi như sau (chi tiết từng nhân tố tại Phụ lục 3):

 Câu 8: Một số ý kiến liên quan đến GV gồm 4 nhân tố:

 Nhân tố 8.1 – Bản thân có trách nhiệm với nhà trường (13 biến) gồm: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy; Có trách nhiệm tham gia vào hoạt động ĐBCL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)