Bản đồ tiến hóa nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 51 - 53)

Sự tiến hóa nhận thức

Bản đồ tiến hóa nhận thức là một lý thuyết hệ thống tiến hóa liên quan đến sự biến đổi của xã hội theo thời gian và nơi chốn để các tổ chức có thể cơ cấu lại tổ chức, thiết lập lại thể chế năng động hơn, phù hợp hơn để đối phó với những biến động trong xã hội. Tác giả cho rằng bản đồ nhận thức như là hình ảnh tinh thần hoặc đại diện cho các cá nhân và tập thể trong môi trường và mối quan hệ của họ, nó khơng chỉ liên quan đến các khía cạnh thực chất của thái độ và hành vi, mà còn liên quan đến các giá trị và thành phần của niềm tin định hình nhận thức con người.

Hệ thống mở đối với trường ĐH liên quan đến các ảnh hưởng, tác động từ các hoạt động bên ngoài như áp lực từ xã hội, từ cơ chế, từ hoạt động ĐBCL ở các trường ĐH khác. Mỗi trường có mức độ “mở” khác nhau đối với mơi trường bên ngồi để có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận thơng tin từ bên ngồi. Từ đó, ranh giới của hệ thống chất lượng giữa các trường có thể được xác định qua nhận thức, chuẩn mực, hành vi và năng lực. Ranh giới này có thể xem như đặc trưng của chính mỗi trường và được thay đổi theo thời gian. Bên trong trường ĐH, mọi người hợp tác và làm việc hài hịa với nhau đó là sự chia sẻ trong cơng việc qua các ranh giới của mình. Ngược lại, ranh giới sẽ bị khép kín. Ngồi ra, mỗi trường đều có ranh giới giữa trường với các cấp quản lý và chịu ảnh hưởng, tác động khác nhau từ các cấp quản lý.

Tóm lại, hệ thống là tập hợp các phần tử (có thể là các hệ thống con) có ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau, chịu tác động và thích nghi với mơi trường bên ngồi. Luận án sử dụng lý thuyết hệ thống mở để kiểm soát mối quan hệ giữa hoạt động ĐBCL và sự hình thành VHCL.

1.2.2.2. Lý thuyết tổ chức

Đối với cá nhân, Hicks và Gullett (1975) cho rằng “những người tham gia trong tổ chức để thỏa mãn các mục tiêu cá nhân của họ và họ đã nhận ra rằng các tổ chức cho phép họ đạt được mục tiêu mà họ không thể đạt được một mình” [132]. Tác giả mơ tả mơ hình động lực, theo đó các cá nhân tham gia vào tổ chức để theo đuổi một số mục tiêu định hướng hoạt động đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu họ chưa được đáp ứng.

Mintzberg (1979) mô tả năm cơ chế tổ chức sử dụng để đạt được sự phối hợp gồm (1) điều chỉnh lẫn nhau, (2) giám sát trực tiếp, (3) chuẩn hóa các quy trình làm

việc, (4) chuẩn hóa các kết quả cơng việc và (5) chuẩn hóa kỹ năng của người lao động [155]. Một lưu ý quan trọng từ Mintzberg “kiểm sốt bên ngồi buộc tổ chức phải đặc biệt cẩn thận về hành động của mình”.

Mơi trường chung trong tổ chức được xem là giống nhau đối với mỗi nhóm tổ chức, chẳng hạn nhóm các trường ĐH. Mơi trường đặc trưng có các thành phần liên quan đến một tổ chức cụ thể, như trong trường ĐH có tổ chức Đảng, Đồn thể, cán bộ quản lý, GV, nhân viên, SV, quy chế, quy định, thái độ,.. và sự tương tác trong môi trường tổ chức diễn ra thông qua các mối liên kết giữa các các nhân, đơn vị trong trường ĐH, kể cả các mối liên kết giữa các trường ĐH và cấp cao hơn, gọi là mối quan hệ “liên tổ chức” [162]. Trong phối hợp giữa các cá nhân, các tổ chức phải phối hợp các hoạt động để đạt hiệu quả hơn chứ không chỉ đơn giản là các mục tiêu riêng của cá nhân. Phối hợp cho phép tổ chức theo đuổi mục tiêu thông qua những cá nhân. Trái lại, mục tiêu cá nhân không phù hợp với mục tiêu của tổ chức dễ dẫn đến khả năng cá nhân suy luận khơng chính xác từ thơng tin của tổ chức [95]. MCNamara (2006) tổng quan hệ thống mở của tổ chức như Hình 1.16 là một chu kỳ lặp liên tục, có thể lặp tồn bộ hệ thống hoặc chỉ lặp một số giai đoạn để thay đổi, điều chỉnh thích hợp cho tồn hệ thống [150].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)