So sánh giá trị VHCL giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 136 - 138)

Giá trị VHCL Cá nhân Tập thể Số nội dung Khoảng chênh lệch giá trị trung bình giữa

ĐHCL và ĐHTT

Số nội dung

Khoảng chênh lệch giá trị trung bình giữa

ĐHCL và ĐHTT Nhận thức 4 CL  TT : 0,255  0,350 14 CL  TT : 0,362  0,735 Trách nhiệm 6 CL  TT : 0,351  0,487 7 CL  TT : 0,493  0,762 Hợp tác, chia sẻ 10 CL > TT : 0,229  0,284 Đồng thuận 5 CL > TT : 0,262  0,384 Niềm tin 1 CL  TT : 0,340 Cam kết 5 CL  TT : 0,279  0,483 15 CL  TT : 0,372  0,626 Bình đẳng 12 CL  TT : 0,364  0,660 15 CL  TT : 0,306  0,605 Tiên phong 11 CL  TT : 0,282  0,449 4 CL  TT : 0,338  0,342 Năng lực 12 CL  TT : 0,329  0,648 13 CL  TT : 0,460  0,828 Hành động 6 CL  TT : 0,315  0,547 9 CL  TT : 0,359  0,672

Chi tiết Bảng 4.7 được mô tả ở Phụ lục 4 – 4.2 cho thấy các nội dung ảnh hưởng có ý nghĩa đến các giá trị VHCL khác nhau giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT. Trong đó, các nội dung về một số ý kiến liên quan đến GV gồm lấy ý kiến phản hồi từ người học phù hợp với GDĐH Việt Nam, kết quả giảng dạy đáp ứng chuẩn đầu ra, tạo điều kiện, hỗ trợ SV, có trách nhiệm tham gia vào hoạt động ĐBCL, việc giảng dạy là người bạn cùng tiến trong sự nghiệp; Về văn hóa tổ chức gồm quản lý theo hướng chỉ đạo / khuyến khích; Về lấy ý kiến phản hồi từ người học có nâng cao nhận thức chất lượng trong dạy và học; Về xây dựng ngân hàng đề thi gồm tạo động lực phát triển chất lượng giảng dạy ảnh hưởng có ý nghĩa đến các giá trị VHCL vượt trội so với các nội dung còn lại.

Kết quả phân tích và bàn luận đến đây đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai và minh chứng cho giả thuyết nghiên cứu thứ hai.

4.3. Mơ hình hồi quy tuyến tính

Dựa trên thực trạng nghiên cứu, luận án tiếp tục bàn luận đến những nội dung có khả năng dự đốn, tác động đến các giá trị VHCL. Trong đó, những nội dung nào đóng vai trị quan trọng? có khả năng ảnh hưởng tích cực đến các giá trị VHCL? và mức độ ảnh hưởng của các nội dung này như thế nào?

Để làm sáng tỏ các câu hỏi trên, tác giả xây dựng các mơ hình hồi quy tuyến tính dự đốn khả năng tác động của các yếu tố đến các giá trị VHCL. Trong mơ hình phân tích, các hoạt động ĐBCL, các yếu tố ảnh hưởng và tác động là biến số độc lập và các giá trị VHCL là biến số phụ thuộc.

Các mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng từ các biến số độc lập và biến số phụ thuộc. Biến số phụ thuộc gồm 3 thành tố của VHCL: sự thông tin, sự tin tưởng và sự tham gia được cộng biến từ các biến số giá trị VHCL tương ứng:

 Sự thông tin: nhận thức, trách nhiệm và hợp tác – chia sẻ.

 Sự tin tưởng: nhận thức, đồng thuận, niềm tin, cam kết và bình đẳng.

 Sự tham gia: nhận thức, trách nhiệm, sáng tạo – đổi mới, tiên phong, năng lực và hành động.

Các biến số độc lập là các nội dung nghiên cứu có mối tương quan ý nghĩa với các thành tố VHCL. Nghiên cứu chọn các nội dung có tương quan r > 0,4.

Luận án xây dựng 12 mơ hình, trong đó, tương ứng với các thành tố VHCL gồm sự thông tin, sự tin tưởng và sự tham gia ở cấp độ cá nhân và cấp độ tập thể ở trường ĐHCL và trường ĐHTT như Bảng 4.8 và Bảng 4.9.

Các mơ hình ở Bảng 4.8 so sánh tác động của các nội dung nghiên cứu đến 3 thành tố VHCL giữa trường ĐHCL và trường ĐHTT. Ba mô hình của trường ĐHTT có mức độ phù hợp cao hơn trường ĐHCL. Hơn nữa, số nội dung nghiên cứu có ý nghĩa tác động đến các thành tố VHCL ở trường ĐHTT nhiều hơn trường ĐHCL. Chứng tỏ, hoạt động ĐBCL ở trường ĐHTT có ý nghĩa tác động đến VHCL cao hơn so với trường ĐHCL. Tuy nhiên, mối tương quan r giữa các nội dung nghiên cứu với các thành tố VHCL giữa 2 loại hình trường khơng có sự chênh lệch đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hoạt động đảm bảo chất lượng và sự hình thành văn hóa chất lượng trong trường đại học so sánh đại học công lập và đại học tư thục (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)