Hoạt động dạy học trong trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 25 - 27)

1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Hoạt động dạy học trong trường THCS

Đặc điểm học của HS THCS

Quản lý HĐDH ở trường THCS phải xuất phát từ đặc điểm của HS THCS. HS THCS là lứa tuổi thiếu niên ở độ tuổi từ 11,12 đến 14, 15, đây là giai đoạn có nhiều biến đổi mạnh và có những biến đổi lớn về tâm lý, đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ lên tuổi trưởng thành với những đặc điểm “vừa trẻ con vừa có tính người lớn”. Tuy nhiêu, xét về điều kiện phát triển tâm lý, lứa tuổi này có sự biến đổi mạnh về thể lực như: trọng lượng cơ thể tăng nhanh, hệ cơ–xương phát triển không cân đối, hệ tim mạch phát triển nhanh làm rối loạn hơ hấp, tuần hồn, HĐ nội tiết, hệ thần kinh; hệ thần kinh chưa có khả năng chịu đựng kích thích mạnh.

Với lứa tuổi HS THCS, các em đã có một vị trí nhất định trong gia đình, đã được tham gia bàn bạc và thực hiện một số công việc trong gia đình. Trong nhà trường việc học có sự thay đổi về nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hình thức học tập. Với những điều kiện phát triển tâm lý không đồng đều lứa tuổi thiếu niên có nhiều biểu hiện khủng hoảng trong đời sống tâm lý của các em.

Đối với lứa tuổi HS THCS chưa có kỹ năng cơ bản để tổ chức tự học (các em chỉ tự học khi có bài tập hoặc thực hiện nhiệm vụ khi được giao phó). Đối với các em, ý nghĩa của HĐ học tập dần dần được xem như hoạt động đọc lập hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, động cơ học tập của HS THCS có một cấu trúc phức tạp trong đó có động cơ xã hội khác nhau được kết hợp thành một khối (học tập để phục vụ xã hội, để lao động tốt...). Những động cơ nhận thức và nhưng động cơ riêng (ví dụ muốn có uy tín, có địa vị trong lớp...) liên quan với lòng mong muốn trao đổi tri thức với thái độ bàng quan và thậm chí thái độ xấu đối với học tập: “phớt đời” đối với điểm số.

Có thế thấy, động cơ học tập của HS THCS rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững nhiều khi có thể hiện sự mâu thuẫn.

Về thái độ học tập của HS THCS: hầu hết các em ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nhưng lại có các biểu hiện rất khác nhau, cụ thể:

-Trong học tập: từ thái độ học tập tích cực, có trách nhiệm đến thái độ lười biếng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm.

-Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số học sinh, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển yếu, tầm hiểu biết hạn chế.

-Trong phương thức học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hồn tồn khơng có hứng thú nhận thức, việc học hồn tồn bị gị ép, bắt buộc.

Các cơng trình nghiên cứu chỉ ra rằng, để học sinh thực sự hứng thú, giúp các em có thái độ đúng đắn trong học tập cần có những chú ý sau:

Một là: Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học

Hai là: Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học

Ba là: Tài liệu phải gây hứng thú học tập

Bốn là: Tài liệu phải được trình bày kích thích nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó đối với các em

Năm là: Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.

Đặc điểm dạy của GV THCS

Do lứa tuổi HS THCS là lứa tuổi bắt đầu phát triển nhân cách và bộc lộ khả năng rất lớn nên HĐDH ở THCS phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp theo hướng giao bài tập cụ thể nhằm phát huy khả năng tự học của HS. Hơn nữa GV ở bậc THCS phải là người không chỉ chuyên sâu từng bộ môn, từng lĩnh vực được đào tạo mà còn phải hiểu biết rộng về kiến thức xã hội, tức vừa phải có năng lực DH, vừa phải có năng lực GD, năng lực tổ chức và năng lực tự hoàn thiện bản thân. Mặt khác, HĐDH ở THCS trải dài về thời gian (từ khâu soạn bài đến giảng bài và KTĐG) và mở rộng về

không gian (học trên lới, ngồi giờ lên lớp, ngoại khóa...).

Như vậy có thể thấy rằng HĐ dạy của GV là quá trình sư phạm tổng thể, là sự kết hợp hài hòa và thống nhất giữa DH và GD. Thơng qua hoạt động này để hồn thiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của HS, từ đó hình thành nhân cách và phẩm chất cho người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)