Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy họ cở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 32 - 36)

1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước

1.4. Một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy họ cở trường THCS

1.4.1. Mục tiêu dạy học

Mục tiêu đào tạo của trường THCS: " Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ". [6]

Trường THCS là nơi giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa....Xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân , và có

thêm yêu cầu được phát triển năng khiếu ( về môn học) để chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên THPT. Như vậy có thể nói mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS là mục tiêu kép: Vừa rèn luyện, hoàn thành nhân cách cho mỗi học sinh đồng thời cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản, toàn diện giúp các em tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc trở thành những lao động hữu ích cho đất nước.

1.4.2. Hoạt động dạy của GV

Giáo dục được thực hiện bằng nhiều con đường trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức hoạt động dạy học. Vậy hoạt động dạy học là con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích của giáo dục. Trong mỗi hồn cảnh xã hội khác nhau thì có một phương thức dạy học khác nhau. Các nhà khoa học đã xem xét hoạt động dạy học như một chuyên ngành nghiên cứu khoa học.

Trong khoa học giáo dục: “hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất

cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất”. “Với nội dung và tính chất của nó, dạy học ln ln được xem là con đường hợp lý nhất, giúp cho học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống trí thức và hãy nâng cao hành động chuyên môn thành phẩm chất, năng lực, tri tuệ của bản thân... cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của q trình đó” [17]

- Hoạt động học: là hoạt động nhằm tạo ra sự thay đổi kinh nghiệm cơ bản của người học một cách bền vững và quan sát được.

- Hoạt động dạy: là hoạt động tác động đến người học và quá trình học tập hình thành và phát triển học tập trong suốt quá trình.

Dạy học có tính hai mặt vì nó tồn tại đồng thời hai hoạt động chủ thể tiến hành, sự tương tác giữa dạy và học tạo thành quy luật cơ bản chi phối quá trình dạy học gọi là quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học, hướng tới mục đích chung của q trình dạy học nhằm thay đổi nhân cách của người học.

-Mục tiêu dạy học:

Điều 2, Luật giáo dục: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam, phát

triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng là bảo vệ tổ quốc”[6]

Mục tiêu cấp THCS nhấn mạnh có tính tốn việc dạy chữ-dạy người-dạy nghề

Nhiệm vụ dạy học: Đối với giáo dục phổ thơng có 3 nhiệm vụ:

Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, xã hội, con người Việt Nam, đồng thời rèn luyện cho học sinh hệ thống kỹ năng kỹ xảo tương ứng. Phát triển ở HS năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập sáng tạo.

Tổ chức điều khiển HS qua hoạt động học tập hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung.

- Nội dung dạy học: “Là một hệ thống tri thức, những cách thức hoạt động,

những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và thái độ cảm xúc - đánh giá đối với thế giới phù hợp về mặt sư phạm và được định hướng về mặt chính trị” [27] được thể

hiện ở nội dung chương trình sách giáo khoa – giáo án.

- PPDH: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới một

mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định” [27]

Hay nói một cách khác: “Phương pháp là cách thức tiến hành một cách tự giác tuần tự nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục đích đã định”[27]

PPDH bao gồm các PPDH truyền thống và các PPDH tích cực

Như vậy chúng ta thấy rằng hệ thống các PPDH rất phong phú, lựa chọn phương pháp dạy học đạt kết quả cao là yêu cầu căn bản và to lớn của đổi mới dạy học trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2 khóa VIII và được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005) khoản 2 điều 28 có ghi: “phương pháp giáo dục phát triển phải phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động, sáng tạo của học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

Đổi mới PPDH phổ thông là đổi mới dạy học một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”.

Phương tiện dạy học: là CSVC, trang thiết bị đồ dùng dạy học nguồn tài chính phục vụ dạy học.

Hình thức tổ chức dạy học: Hình thức tổ chức dạy học phong phú, phù hợp sẽ tăng hiệu quả hoạt động dạy học

Kết quả dạy học: Là khả năng phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất đạo đức cho học sinh, theo mục tiêu giáo dục.

Vậy nếu quá trình dạy học được tổ chức một cách khoa học, các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học được thực hiện và phối hợp một cách hợp lý thì sẽ đạt được mục tiêu giáo dục đào tạo.

1.4.3. Hoạt động học của HS

Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động học. Trong cuộc sống đời thường con người ln ln có q trình tích tiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó làm ra (tạo) nên những tri thức trước khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là chuyện học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, tương tự như con người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có cách đặc thù( cách nhà trường) mới có tiềm năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ

Hoạt động học tập là HĐ chuyên hướng vào sự tái tạo ra tri thức ở người học. Sự tái tạo ra được hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học đó là con đường đi mà để phát hiện lại được các nhà khoa học tìm hiểu trước, người học chỉ chuyên tái tạo lại. Để tái tạo lại, người học khơng có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí,…), phát huy cao độ bao nhiêu thì chuyện tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó HĐ học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó phát triển, khơng ai học thay thế được, người học nên phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình trong q trình học. Mặc dù HĐ học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế khơng phải là mục đích tự thân của HĐ học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của HĐ.

Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là chuyện học bất chỉ dừng lại ở chuyện nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, vừa được khái quát hoá, hệ thống hoá.

Hoạt động học tập không chỉ hướng vào chuyện tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào chuyện tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.

Hoạt động học là HĐ chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai trị chủ đạo trong chuyện hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.

Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức. Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy, có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động học là HĐ tái tạo ra những tri thức có sẵn ỏ người học, cịn HĐ nghiên cứu khoa học là phát hiện những chân lý khoa học mà loài người chưa biết đến. Có thể nói: đối tượng của hoạt động học là cái mới với cá nhân nhưng không mới đối với nhân loại.

Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng cụ thể, và chủ thể phải có những phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng. Trong HĐ học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính…mà nó cịn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là tất cả yếu tố của q của nó đều được hình thành trong quá trình học tập. Phương tiện của học tập bất có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chính trong q trình chủ thể tham gia HĐ học tập.

Phương tiện chủ yếu của HĐ học tập đó là các hành động học tập: so sánh, phân loại, phân tích, khái qt hố. Tâm lý học vừa khẳng định so sánh, phân loại là những hành động học tập là phương tiện đắc lực cho chuyện hình thành những khái niệm kinh nghiệm, cịn phân tích, khái qt hố là phương tiện để hình thành nên những khái niệm khoa học.

Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học, phương tiện chủ yếu là tư duy. Trong giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết.

Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên đó là có sự tham gia (nhà) của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như: có sự chỉ dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ hai đó là có sự vận động của chính bản thân người học hay cịn gọi là yếu tố nội lực. Đó là những tri thức mà người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú của người học…Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong trả cảnh có thầy với trị, hay bất có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là q trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố nội lực ở đây đóng vai trị quan trọng trong hoạt động học của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)