Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 80 - 81)

1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là: Sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy. Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hồn tồn khi chúng ta khơng quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào cịn tốt thì phát huy, cái nào khơng cịn phù hợp thì cần phải chính sửa hoặc thay thế. Ngun tắc tính kế thừa thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử chỉ thay thế những gì bất cập hạn chế. Trong công tác HĐDH theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học cần phải kế thừa, phát huy những nhân tố tích cực đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế trong các biện pháp quản lý truyền thống; tìm ra cái hợp lý, cái mới phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp quản lý HĐDH được đưa ra phải đảm bảo: Bám sát mục tiêu của cấp học trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp. Hệ thống các biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố của quá trình dạy học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất, hình thức tổ chức, giáo viên, học sinh trong đó ưu tiên tác động vào những yếu tố cơ bản.

Hệ thống các biện pháp không được mâu thuẫn với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau tạo nên một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng như: Chi bộ đảng, lãnh đạo nhà trường, các tổ chức cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, tổ chun mơn,...Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải ln ln có tính đồng bộ trong mọi hoạt động .

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong các biện pháp thực hiện:

Một là, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống trong việc thực hiện các chức năng tổ chức từ khâu công tác lập kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện đối với hoạt động dạy học ở trường THCS.

Hai là biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống trong các hoạt động chung về dạy và học của trường THCS.

Ba là, các biện pháp phải tác động tới các thành tố chủ yếu của HĐDH của trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)