1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước
3.2. Các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THCS Cổ Tiết
3.2.3. Thay đổi cách thức quản lý hoạt động học của HS
3.2.3.1 Mục đích, ý nghĩa
Quản lý chặt chẽ hoạt động học của học sinh giúp các em có thái độ , động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện cho các em tính ký luật, tự giác trong học tập.
Giúp học sinh có phương pháp học tập phù hợp từng môn học, phù hợp với năng lực học sinh để ngày một nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Quản lý tốt HĐDH để phân loại học sinh, từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp. Phát hiện những học sinh khá giỏi để có kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Tuyên truyền, giáo dục học sinh hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn, những hành vi học sinh không được làm, giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập. Đề ra các quy định, tổ chức cho học sinh học nội quy nhà trường vào dịp đầu năm học.
Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh thảo luận, đề ra nội quy học tập. Quy định về tính chuyên cần, tinh thần thái độ học tập, các hình thức tổ chức học tập, sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập,quy định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội quy của học sinh,... khuyến khích học sinh tham gia vào công tác xây dựng nội quy của lớp tạo khơng khí dân chủ vì quyền lợi của học sinh (không áp đặt) sẽ giúp các em tự giác thực hiện.
Chỉ đạo giáo viên kiêm nhiệm, Đội thiếu niên tiền phong, giáo viên bộ môn thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nội quy học tập của các em, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục.Thành lập đội tự quản thường xuyên theo dõi việc thực hiện nội quy, nề nếp của từng chi đội, từng đội viên trong nhà trường. Xây dựng các tiêu chí thi đua, xếp loại nề nếp, thi đua học tập từng lớp, từng tuần.Tổ chức thông báo rút kinh nghiệm vào giờ chào cờ đầu tuần.
Tổ chức khen thưởng, tuyên dương những cá nhân, tập thể đạt kết quả tốt, kịp thới chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, kỷ luật nghiêm những học sinh vi phạm nội quy, đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh về xác định mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người", tạo động lực vươn lên trong học tập của học sinh.
Chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong thành lập câu lạc bộ văn nghệ , thể thao, các câu lạc bộ theo môn học.....để thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể lành mạnh bổ ích .Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm, tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,....để bồi dưỡng năng lực, kỹ năng sống cho học sinh.
Chỉ đạo giáo viên bộ môn thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi nắm bắt thơng tin cá nhân từng học sinh, từ đó có những biện pháp phối hợp tích cực để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện vi phạm nội quy của học sinh. Kịp thời nắ bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, động viên khuyến khích giúp học sinh tiến bộ. Xây dựng mối quan hệ bạn bè, tình thầy trị trong sáng giúp học sinh tiến bộ.
Nhà trường tổ chức các buổi gặp mặt những học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện để quán triệt nội quy, nắm bắt tâm tư nguyện vọng cảu các em, từ đó chia sẻ, động viên khích lệ các em tiến bộ.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác quản lý học sinh. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phối hợp quản lý, giáo dục, tạo môi trường sống, học tập lành mạnh tốt nhất cho học sinh.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp để để quản lý học sinh; quy định nề nếp, ký luật trong học tập.
Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn phải ln tích cực tìm hiểu hồn cảnh, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, động viên khích lệ, uốn nắn kịp thời; tích cực KTĐG kết quả học tập của học sinh để bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt đông trài nghiệm sáng tạo.