Quản lý hoạt động học của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 43 - 45)

1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước

1.5. Quản lý hoạt động dạy họ cở trường THCS

1.5.2. Quản lý hoạt động học của HS

1.5.2.1. Quản lý việc thực hiện nề nếp trong học tập của học sinh

những hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Các HĐ trong giờ lên lớp là những HĐ mà HS phải thực hiện các nhiệm vụ như thực hiện nội quy, quy chế học tập, thực hiện các nhiệm vụ trong giờ lên lớp.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những nhiệm vụ do nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm giao cho học sinh trong thời gian không lên lớp( Các hoạt động này như làm bài tập, chuẩn bị bài, các hoạt động ở gia đình, ở địa phương ...). Cần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng đưa học sinh vào những tình huống thực tế tạo nên thói quen và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.

Đội ngũ cán bộ lớp là lực lượng nòng cốt giữ vai trò to lớn trong việc hỗ trợ nhà trường quản lý hoạt động của học sinh; đó là những hoạt động tích cực, gương mẫu trong học tập, rèn luyện, có uy tín đối với tập thể. Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp, tạo điều kiện cho họ hoạt động và lơi cuốn tập thể tham gia hoạt động vì nhu cầu của bản thân và vì mục đích giáo dục chung của nhà trường.

Tuy nhiên, dù giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng nếu không kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì khơng thể đạt được mục đích giáo dục.Hiệu tưởng cần tổ chức phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh- Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh. Cần đặt ra quy định, trách nhiệm, phân cấp xử lý của từng bộ phận để phát huy vai trị chủ động, tích cực của các lực lượng tham gia giáo dục học sinh. Tất cả các nội dung quản lý trên sẽ khó đạt được hiệu quả cao nếu hiệu trưởng thiếu sự động viên, khích lệ, tạo động lực đồng thời tạo ra các điều kiện thiết yếu cho việc nâng cao chất lượng dạy học.

Vấn đề động viên, khích lệ, tạo động lực cho các thành viên tham gia hoạt động được xem là một trong các chức năng quan trọng nhất của người quản lý. Mỗi con người luôn luôn tiềm ẩn các nhu cầu về vật chất và tinh thần, việc đáp ứng nhu cầu đó sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, là động lực thúc đẩy con người hành động.

Như vậy, quản lý HĐDH trong các trường THCS gồm: quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của HS, dựa trên nền tảng quản lý mọi hoạt động toàn diện trong nhà trường. HĐDH là hoạt động trung tâm của nhà trường, người quản lý tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ giáo viên đóng

vai trị chủ đạo trong quá trình dạy học. Cho nên, quản lý tốt HĐDH trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo.

1.5.2.2 Quản lý việc tự học của học sinh

Tự học là quá trịnh nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng chính hành động của mình, hướng tới mục tiêu nhất định.

Hiện nay, việc hình thành ở học sinh năng lực tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Bản chất của hoạt động tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất để chiếm lĩnh các lĩnh vực khoa học.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh đối là một cơng việc rất khó khăn và được thơng qua hoạt động dạy của giáo viên bằng việc sử dụng các PPDH tạo hứng thú cho HS để hướng HS vào hoạt động tự học không chỉ trên lớp mà ở nhà hay tự nghiên cứu tài liệu qua sách báo, CNTT...đồng thời, quản lý hoạt động tự học cũng cần sự phối kết hợp giữa nhà quản lý với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)