Thực trạng quản lý việc tự học của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 74)

TT Nội dung quản lý Mức độ đánh giá Điểm

TB

Xếp thứ Tốt Khá TB Yếu

1 Nâng cao nhận thức về HĐ tự học đối

với GV và HS 10 5 5 0 2,25 2

2 Khuyến khích sử dụng các cơng cụ hỗ

trợ tự học 10 4 5 1 2,15 4

3 Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự

học 09 4 6 1 2,05 5

học

5 công tác quản lý kiểm tra hoạt động tự

học 11 4 3 2 2,20 3

Nhận xét: Quản lý hoạt động tự học là khâu góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường THCS. Việc tự học diễn ra không chỉ ở nhà mà ngay cả trong giờ lên lớp. Thực hiện phong trào đổi mới PPDH, hiệu trưởng các nhà trường đã chỉ đạo các GV bộ mơn hình thành cho học sinh thói quen và phương pháp tự học đối với từng môn. Kết quả việc tự học trên lớp, được thể hiện qua ý thức tham gia xây dựng kiến thức bài học, làm thực hành, thí nghiệm…bằng hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Điều này, GV bộ môn sẽ nắm bắt, phản ánh qua sổ đầu bài hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả tự học ở nhà được thể hiện bằng việc học bài cũ và làm bài tập trước khi dến lớp. Điều này được ban cán sự lớp nắm bắt trong khi truy bài và việc kiểm tra bài cũ của GV bộ môn trong giờ lên lớp. Trong các cuộc họp phụ huynh, GV chủ nhiệm đã tư vấn cho phụ huynh cách theo dõi, kiểm soát kết quả học tập của con em trên lớp và việc học ở nhà. Song nhìn chung việc phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý việc tự học kết quả chưa cao, vì một số lý do sau:

+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, thậm chí khơng đi họp phụ huynh. Một số khác, tuy có quan tâm nhưng phương pháp chưa hợp lý hoặc khơng có đủ thời gian để thực hiện .

+ Một bộ phận học sinh của các trường có kết quả học lực yếu, kém vẫn chưa tự tin khi thực hiện việc học tập ở nhà, các em rất lúng túng trong việc tham khảo tài liệu, tự ti khi nhờ bạn bè. Cá biệt cịn có những học sinh có hành động đối phó với các thầy cơ giáo và các lực lượng kiểm tra khác của nhà trường.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Cổ Tiết - Tam Nông - Phú Thọ Tam Nông - Phú Thọ

2.4.1. Những điểm mạnh

Nhìn chung nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong quản lý nhà trường; thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch chuyên môn, quy chế chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên,...chỉ đạo giáo viên thực hiện .

Việc quản lý chương trình dạy học được thực hiện nghiêm túc, nhà trường có biện pháp kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình của giáo viên.

Thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên cũng được hiệu trưởng nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao, chú trọng tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng , đổi mới PPDH của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.

Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn nhiệt tình trong công tác , thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.Đội ngũ giáo viên dạy giỏi tâm huyết với nghề , tích cực đổi mới PPDH, sử dụng thành thạo phương tiện đồ dùng dạy học hiện đại.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn , các giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể sát với tình hình thực tế và kiểm tra , tư vấn, điều chỉnh việc thực hiện trong từng học kỳ và cả năm học. Việc tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ nghiệp vụ sư phạm, đổi mới PPDH và triển khai các phương pháp quản lý học sinh học tập trên lớp và tự học ở nhà được đẩy mạnh qua từng năm học.

Nhà trương duy trì kiểm tra chun mơn, kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên kế hoạch giảng dạy của giáo viên phối hợp chặt chẽ với cơng đồn, chi bộ trong nhà trường để thực hiện việc kiểm tra theo dõi , tổ chức các hoạt động chuyên môn, nề nếp dạy học trong nhà trường từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động : giáo viên, học sinh kí cam kết hàng năm thực hiện đúng quy chế chuyên môn. đúng quy định của nhà trường.Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra để đánh giá sát đúng các đối tượng học sinh , phân tích xử lý các số liệu kịp thời để điều chỉnh PPDH.

Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức xã hội , gia đình học sinh và các lực lượng xã hội khác để xây dựng môi trường giáo dục , tăng cường cơ sở vật chất và giúp học sinh học tập, rèn luyện, tạo niềm vui cho các em khi đến trường.

Nhà trường cũng đã tập trung trang bị khai thác và sử dụng có hiệu quả thư viện, phịng học bộ mơn, phịng tin học, các phương tiện CNTT cũng như các trang TBDH khác trong nhà trường. Hàng năm, nhà trường đã chủ động lập và thực hiện kế hoạch về sử dụng tài chính, tăng cường huy động các nguồn lực để mua sắm . sửa chữa . bổ xung CSVC, TBDH của nhà trường đáp ứng yêu càu của HĐDH

2.4.2. Những điểm yếu

Một số nội dung quản lý HĐDH trong nhà trường chưa được CBQL và giáo viên nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng .

Một số GV có tuổi đời cao nên hạn chế về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Công tác dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường tiến hành theo định kỳ, việc kiểm tra đột xuất còn hạn chế nên chưa đánh giá khách quan giờ dạy, hồ sơ của giáo viên.

Việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên mơn cịn chậm.

Cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng yêu cầu nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác đổi mới PPDH.

Việc nghiên cứu khoa học, viết SKKN đã được phát động nhưng kết quả cịn thấp, giáo viên ít quan tâm đầu tư nghiên cứu nên chưa có những đề tài có giá trị. Cơng tác bồi dưỡng đội ngũ còn hạn chế ... chưa mạnh dạn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, hoạt động trải nghiệm cũng như sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cho học sinh phục vụ cho việc dạy và học.

Học sinh chưa có phương pháp tự học hiệu quả , công tác quản lý hoạt động tự học ở nhà của nhà trường chưa đạt kết quả cao.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ THCS Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ

Qua nghiên cứu thực tế, qua kết quả điều tra và trao đổi với các CBQL, các tổ trưởng chun mơn và giáo viên có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Hiệu quả tác động của hiệu trưởng đến nhận thức của giáo viên về công tác giảng dạy chưa cao, chưa tạo được động lực đủ mạnh trong giáo viên để nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy.

Công tác kiểm tra của hiệu trưởng chưa thường xuyên, chưa toàn diện, việc tư vấn qua giờ kiểm tra chưa sâu xát, việc xử lý sau kiểm tra còn nể nang.

Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy với kế hoạch đề ra đầu năm chưa phát huy được nhiều tác dụng trong cán bộ, giáo viên.

Một số tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức đầy đủ về về nhiệm vụ của mình.

Ý thức phấn đấu vươn lên trong giảng dạy của một số giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ chưa cao, đội ngũ giáo viên có tuổi ngại làm quen với phương tiện dạy học hiện đại, ngại tìm tịi, suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy.

Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục cịn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến cơng tác bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên. CSVC còn thiếu thốn, chật hẹp ảnh hưởng đến các mặt hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên đã có chuyển biến tích cực song chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.

Như vậy, với những hạn chế và những nguyên nhân trên, cần thiết phải có những cải tiến về công tác quản lý HĐDH ở trường THCS Cổ Tiết - Tam Nông - Phú Thọ để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Qua tìm hiểu, đánh giá khái qt về tình hình kinh tế- chính trị- xã hội cũng như nghiên cứu lí luận các kết quả điều tra và phân tích thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH ở trường THCS Cổ Tiết - Tam Nông - Phú Thọ cho thấy: trong những năm học qua, kết quả HĐDH của nhà trường từng bước được nâng lên. Công tác quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường đã được cán bộ quản lý và giáo viên quan tâm, đồng thời nhà trường đã áp dụng các biện pháp quản lý HĐDH khá đa dạng , trong đó có quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh , quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH nhằm tạo chuyển biến tích cựu góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy, qua khảo sát phân tích thực trang quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ cho thấy mức độ thực hiện nói chung vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, một số hoạt động chưa được tiến hành triệt để, chưa vận dụng tốt các công cụ quản lý và quyền hạn của người quản lý. Nhiều nội dung đánh giá ở mức độ trung bình cần phải được tăng cường phối hợp đồng bộ với một số biện pháp khác để công tác quản lý HĐDH đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 3:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỔ TIẾT- TAM NÔNG - PHÚ THỌ

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là: Sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy. Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hồn tồn khi chúng ta khơng quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào cịn tốt thì phát huy, cái nào khơng cịn phù hợp thì cần phải chính sửa hoặc thay thế. Ngun tắc tính kế thừa thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử chỉ thay thế những gì bất cập hạn chế. Trong công tác HĐDH theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học cần phải kế thừa, phát huy những nhân tố tích cực đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế trong các biện pháp quản lý truyền thống; tìm ra cái hợp lý, cái mới phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống các biện pháp quản lý HĐDH được đưa ra phải đảm bảo: Bám sát mục tiêu của cấp học trong đó chú trọng mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Coi đây là định hướng cơ bản để đề xuất các biện pháp. Hệ thống các biện pháp phải tác động đồng bộ vào các thành tố của quá trình dạy học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất, hình thức tổ chức, giáo viên, học sinh trong đó ưu tiên tác động vào những yếu tố cơ bản.

Hệ thống các biện pháp không được mâu thuẫn với nhau, phải phát huy được sức mạnh của nhau, phải có sự liên hệ chặt chẽ, logic, ăn khớp với nhau tạo nên một thể thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chung.

Hệ thống quản lý của nhà trường được hình thành từ các bộ phận chức năng như: Chi bộ đảng, lãnh đạo nhà trường, các tổ chức cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, tổ chun mơn,...Do đó, khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý phải ln ln có tính đồng bộ trong mọi hoạt động .

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong các biện pháp thực hiện:

Một là, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính hệ thống trong việc thực hiện các chức năng tổ chức từ khâu công tác lập kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện đối với hoạt động dạy học ở trường THCS.

Hai là biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống trong các hoạt động chung về dạy và học của trường THCS.

Ba là, các biện pháp phải tác động tới các thành tố chủ yếu của HĐDH của trường THCS.

3.2. Các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THCS Cổ Tiết

3.2.1. Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động dạy học cho giáo viên

3.2.1.1 Mục đích, ý nghĩa

Làm cho đội ngũ giáo viên hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của đổi mới HĐDH. Dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường cơ bản để thực hiện mục đích của q trình giáo dục. Quản lý HĐDH là nhiệm vụ hàng đầu của người cán bộ quản lý.

Thông qua việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐDH giáo viên không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, có kế hoạch phù hợp nghiêm túc phấn đấu hồn thành nhiệm vụ góp phần thúc đẩu HĐDH ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

3.2.1.2 Nội dung biện pháp

Bồi dưỡng về tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp trước nhiệm vụ được phân công.

Nâng cao nhận thức trong tình hình mới, đặc biệt là nhận thức về Nghị quyết 29-NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Nghị quyết số 44/NQ- CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính Phủ và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Những văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Những kiến thức về khoa học quản lý giáo dục và những thông tin về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

Trước hết cán bộ quản lý cần có nhận thức đúng đắn việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐDH cho giáo viên là việc làm cần thiết .

Hiệu trưởng cần phải biết khuyến khích, động viên, xác định trách nhiệm cho mọi thành viên của nhà trường tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và các điều kiện đảm bảo cho người tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn .

3.2.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và hoạt động dạy học của GV đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học

3.2.3.1 Mục đích, ý nghĩa.

Kiểm tra trong quản lý dạy học là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của hoạt động dạy học. Đó là một hệ thống những quan sát và so sánh xem lao động dạy học thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc...đã dự kiến trước hay không kịp thời điều chỉnh sai lệch làm cho q trình dạy học đạt hiệu quả, mục đích đã đặt ra.

Kiểm tra đó là một biện pháp quan trọng trong hoạt động quản lý trường học nói chung, dạy học nói riêng của hiệu trưởng và kiểm tra đó là một chứcc năng của lao động quản lý dạy học.

Kiểm tra là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định quản lý về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)