Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 91 - 94)

1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước

3.2. Các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng trường THCS Cổ Tiết

3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học

Quản lý là một khâu của chu trình quản lý, là một chức năng cơ bản trong quá trình quản lý trường học nói chung và trong q trình dạy học nói riêng, cho nên kiểm tra hoạt động dạy học của GV được coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý dạy học của nhà quản lý nhà trường THCS. Vì thế việc thực hiện tốt cơng tác kiểm tra hoạt động dạy học của GV có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học của GV.

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Qua kiểm tra, nhà quản lý nắm được việc thực hiện chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của GV, đánh giá được tinh thần thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn để kịp thời uốn nắn những sai lệch của GV trong việc thực hiện các quy chế chuyên mơn giúp GV khắc phục sai sót và nâng cao chất lượng giảng dạy. Cụ thể như sau:

- Phát hiện và chỉ ra những thiếu sót mà GV mắc phải cũng như biện pháp khắc phục những thiếu sót đó để hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, có chất lượng.

- Phát hiện điểm mạnh, điểm hạn chế để động viên, khích lệ GV hoặc bồi dưỡng “trúng” kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho GV.

- Căn cứ vào các tiêu chí đã định để đánh giá chính xác, khách quan, cơng bằng.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Vào đầu năm học, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giảng

dạy cho từng kỳ và cả năm học. Kế hoạch kiểm tra phải cụ thể: Danh sách GV được kiểm tra toàn diện từng học kỳ, danh sách GV được kiểm tra chuyên đề, tên chuyên đề GV được kiểm tra; hình thức kiểm tra; người kiểm tra, thời gian kiểm tra,...Thông báo kế hoạch kiểm tra cho cả hội đồng giáo dục được biết để theo dõi và thực hiện chu đáo. Thành lập ban kiểm tra: Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn, GV nịng cốt, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên của ban kiểm tra.

Ngoài việc xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ thì tuỳ theo tình hình cụ thể, hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất, kiểm tra xác suất. Trong kế hoạch kiểm tra, hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giá bằng mẫu biểu và thông báo nội dung, yêu cầu kiểm tra để GVnắm được và chủ động thực hiện. Nội dung kiểm tra bao gồm như sau:

- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: Dự giờ dạy trên lớp của GV để đánh giá xếp loại theo 10 tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT ban hành.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy bộ môn, chất lượng bài soạn của GV thể hiện rõ nét đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra hồ sơ chuyên mơn (ít nhất 2 lần/học kỳ). Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học và thực hiện các tiết thực hành, việc chấm bài, trả bài và vào điểm kiểm tracủa HS theo quy định, việc ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài; sổ điểm chính của lớp.

- Kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn theo quy định: Nền nếp ra vào lớp; thực hiện phân phối chương trình đúng, đủ; nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chun mơn; bồi dưỡng HS giỏi; dự giờ thăm lớp; đăng ký thao giảng; làm đồ dùng dạy học; viết sáng kiến kinh nghiệm... Trong kiểm tra nền nếp dạy học thì ghi đầu bài là một tài liệu quan trọng phản ánh trung thực, nhanh chóng và cụ thể nhất tình hình dạy học trên lớp của GV và HS, phát hiện được những vi phạm như: dạy khơng đúng chương trình, hoặc dạy hộ khơng báo cáo, hoặc bỏ tiết dạy, hoặc tổ chức lớp học chưa tốt.

- Kiểm tra kết quả học tập của HS: Đây là một khâu gắn liền với quá trình dạy

học. Đi đơi với đổi mới chương trình sách giáo khoa là việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Việc đổi mới này tiến hành theo hướng:

+ Đổi mới cách ra đề kiểm tra bằng cách tăng cường sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp với hình thức tự luận tuỳ theo từng mơn học.

+ Đổi mới cách đánh giá trong q trình học tập: Ngồi việc GV đánh giá HS như trước đây thì HS cịn được tự đánh giá.Việc kiểm tra kết quả học tập của HScó thể kiểm tra học tập ngay sau giờ dạy của GV hoặc sau các đợt thi chung. Để đảm bảo việc kiểm tra kết quả học tập của HS được thực chất, cơng bằng, chính xác thì

người quản lý phải xây dựng quy chế cụ thể cho việc ra đề kiểm tra: đề kiểm tra 15’ do GV dạy trực tiếp ra, đề kiểm tra 45 phút trở lên theo phân phối chương trình thi đề phải thông qua tổ chuyên môn, đề thi học kỳ hoặc thi thử hoặc khảo sát phải do Hiệu trưởng điều hành. Các bài kiểm tra phải được chấm, trả và vào điểm đúng tiến độ, đúng quy chế và thống kê kết quả kịp thời đúng quy định. Các đề kiểm tra theo đề chung thì cần tổ chức chấm chéo. Việc kiểm tra kết quả học tập của HS sẽ bổ sung đầy đủ, chính xác những thơng tin về kết quả dạy học. Có thể nói kết quả học tập của HS là phản ánh kết quả dạy học của GV. Khi kiểm tra, hiệu trưởng cần lưu ý: kết quả học tập cuối năm so với kết quả học tập ban đầu, kết quả năm sau so với kết quả năm trước để đánh giá sự vươn lên, sự tiến bộ của mỗi GV. Việc kiểm tra phải gắn với công tác thi đua nên khi kiểm tra phải ghi biên bản, tổng hợp; phải có đánh giá xếp loại và được thông báo kết quả trước hội đồng; phải có động viên, khen thưởng những người thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm những việc chưa thực hiện tốt. Kết quả kiểm tra phải được lưu lại trong sổ sách để theo dõi hàng năm, tạo điều kiện cho việc đánh giá xếp loại viên chức. Cũng qua kiểm tra hoạt động dạy học hiệu trưởng rút ra được kinh nghiệm chỉ đạo để có phương hướng thực hiện cho những năm tiếp theo; giúp hiệu trưởng có những phương thức sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV chuẩn xác và đồng thời cũng giúp GV hiểu biết đầy đủ hơn về năng lực chun mơn và nghiệp vụ sư phạm của mình từ đó có ý thức vươn lên để tự hồn thiện, tự khẳng định mình và hồn thành cơng việc được giao. Đánh giá GV qua hoạt động chuyên môn đặc biệt là hoạt động dạy là một việc khó, nhạy cảm địi hỏi hiệu trưởng cần phải có những thơng tin chính xác, trung thực, khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá này và nhất là phải trân trọng những thành quả mà GV đã đạt được. Qua trên ta thấy công tác kiểm tra đánh giá cần được chú trọng và duy trì thường xuyên. Đây là sự xác nhận của hiệu trưởng về những năng lực, phẩm chất và sự đóng góp của GV đồng thời giúp nhà quản lý phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót để tìm cách khắc phục, bổ sung tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đi vào nền nếp, nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.

Tóm lại: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS được đưa ra trong đề tài là kết quả nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tế của trường THCS Cổ Tiết – Tam Nông – Phú Thọ và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước

đó sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Vì vậy, những biện pháp được đưa ra có tính thực tế cao chủ yếu là nhằm phát huy nội lực của nhà trường và vai trò lãnh đạo của người quản lý. Chúng có ý nghĩa đóng góp, bổ sung cho cơng tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, đồng thời có giá trị ứng dụng đối với trường THCS Cổ Tiết nói riêng và các trường THCS trên địa bàn huyện Tam Nơng nói chung.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý và uy tín của người quản lý. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)