Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy họ cở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 46 - 49)

1.1.1 .Những nghiên cứu của ngoài nước

1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy họ cở trường THCS

trong bối cảnh đối mới căn bản toàn diện

1.6.1. Phẩm chất, năng lực lãnh đạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có tài mà khơng có đức thì dễ tham ơ, hủ hóa, có hại cho đất nước. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó khăn."

Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng các HĐ GD tồn diện. Do vậy, hiệu trưởng phải tạo cho mình uy tín với tập thể cán bộ, GV, nhân viên, HS và nhân dân địa phương. Uy tín là tiền đề đảm bảo chắc chắn cho thành công trong công tác quản lý của hiệu trưởng. Nhờ có uy tín mà hiệu trưởng lôi cuốn được mọi thành viên trong tập thể nhà trường thực hiện nhiêm vụ một cách tự giác và đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Người hiệu trưởng có năng lực khả năng xử lý thơng tin, có khả năng điều phối hoạt động sẽ hoàn thành được mục tiêu chung, tập hợp mọi người vào hoạt động chung tạo nên quyết tâm cao và phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Năng lực chuyên môn của hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho quản lý DH. Hiệu trưởng giỏi chuyên môn sẽ nắm chắc các PPDH, có kỹ năng phân tích, đánh giá chun mơn của GV và khả năng học tập của HS, sẽ lường trước được tình huống có thể xảy ra trong DH tham gia vào các hoạt động chuyên môn của GV, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới nhất là đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Hiệu trưởng là người chủ động, tiên phong trong quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực của HS, nâng cao chất lượng DH, tổ chức tốt các HĐ của nhà trường đặc biệt triển khai hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 /11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Biết động viên, khích lệ cán bộ, GV, nhân viên và HS vượt qua trở ngại trước yêu cầu đổi mới GD, thực hiện có hiệu quả PPDH tích cực, tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.

1.6.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên

Trong trường THCS, giáo viên là lực lượng chủ chốt thực hiện các nhiệm vụ dạy học, là nhân tố quyết định chất lương giáo dục và được xã hội tôn vinh.

Đối với bậc THCS yêu cầu trình độ chuẩn đối với giáo viên là tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc tốt nghiệp cao đẳng có chứng chỉ sư phạm. Đại bộ phận cán bộ GV trẻ đạt chuẩn và trên chuẩn, bên cạnh đó cịn tồn tại một bộ phận khơng nhỏ số giáo viên có thâm niên cơng tác cao được đào tạo từ 10+3 điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân công giảng dạy tại các trường THCS. Để GV thực sự nâng cao trình độ nghiệp vụ, hiệu trưởng cần phải quan tâm thường xuyên tới việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV. Đồng thời cần nắm bắt điều kiện từng GV để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời để GV an tâm công tác, giành tâm huyết vào công tác giảng dạy.

1.6.3 Chất lượng đầu vào của học sinh.

Thực tế quản lý nhà trường cho thấy nếu tuyển sinh đầu vào có chất lượng q thấp thì việc quản lý HĐDH của hiệu trưởng khó đạt hiệu quả. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường thì chất lượng tuyển sinh đầu cấp có ý nghĩa quan trọng, công tác tuyển sinh phải giúp nhà trường tuyển được những HS có năng lực học tập. Chất lượng đầu vào thấp trình độ HS khơng đồng đều, khơng có kiến thức cơ bản để nắm bắt tri thức cao hơn dẫn đến GV phải mất thời gian để củng cố lấp hổng kiến thức gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả HĐDH.

1.6.4. Sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên

Ngoài các văn bản, nghị định hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thì quản lý HĐDH sẽ mạng lại hiệu quả thiết thực khi được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm hướng dẫn động viên HĐDH trong nhà trường.

1.6.5. Tình hình kinh tế, phong trào giáo dục địa phương

Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến HĐDH của nhà trường. Nếu ở đâu có phong trào hiếu học, được địa phương và gia đình qun tâm, coi trọng việc học của con em thì chắc chắn chất lượng dạy học và giáo dục ở nhà trường đó cũng sẽ tốt hơn, khơng chỉ động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho con em học tập tốt và sự quan tâm đó sẽ giúp nhà trường hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, có sự gắn kết và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội sẽ là mơi trường tốt để học sinh học tập tốt hơn, từ đó chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung cũng đạt được hiệu quả cao hơn.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường quản lý HĐDH trong trường THCS tôi nhận thấy:

Trong giáo dục và đào tạo, HĐDH đóng vai trị then chốt. Một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng với yêu cầu tình hình mới khi nước ta đã là thành viên của tổ chức WTO và CHH- HĐH đất nước.

Quản lý HĐDH luôn là một hoạt động đặc thù và cốt lõi của người hiệu trưởng. Chính vì vậy, người Hiệu trưởng phải nắm vững kiến thức lí luận về quản lý, quản lý HĐDH, có trình độ lý luận vững vàng trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý tốt nhất, linh hoạt phù hợp với thực tế nhà trường, vận dụng sáng tạo trong quản lý HĐDH thực hiện mục tiêu cấp học.

Để quản lý HĐDH có hiệu quả cần chú trọng những nội dung quản lý sau: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học tập; quản lý các điều kiện hỗ trợ HĐDH. Bên cạch đó nhà quản lý phải linh hoạt mềm dẻo , nhạy bén trong việc thực hiện các hoạt động của nội dung quản lý trên cơ sở thực hiện đầy đủ các chức năng của người quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đặc biệt phải chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý dạy học trong nhà trường.

Những cơ sở lý luận trên là căn cứ khoa học để tôi tiến hành điều tra khảo sát thực trạng quản lý HĐDH và đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH của hiệu trưởng ở trường THCS Cổ Tiết huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS CỔ TIẾT -TAM NÔNG - PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)