Thực trạng quản lý việc KTĐG kết quả học tập của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 69 - 70)

TT Nội dung quản lý Mức độ đánh giá Điểm

TB

Xếp thứ Tốt Khá TB Yếu

1 Chỉ đạo đổi mới nội dung hình thức kiểm tra đánh giá, xếp loại HS theo định hướng phát triển năng lực

17 1 1 1 2,70 2

2 Kiểm tra tiến độ chấm bài và ghi

điểm theo quy định 13 3 2 2 2,35 3

3 Kiểm tra sổ ghi đầu bài, số điểm,

học bạ, đánh giá xếp loại học sinh 16 3 1 0 2,75 1

4 Kiểm tra vở ghi của HS 10 2 5 3 1,95 5

5 Quản lý kế hoạch kiểm tra học sinh 12 2 3 3 2,15 4

Nhận xét: Hiệu trưởng cùng với BGH thông qua các tổ trưởng chuyên môn

thống nhất tới giáo viên bộ mơn các quy định về nội dung, hình thức, quy trình biên soạn đề kiểm tra…Quy định cho giáo viên thời hạn chấm trả bài. Cách ra đề kiểm tra hướng người học phải hiểu bài, biết vận dụng kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, loại bỏ hiện tượng quay cóp, gian lận khi học sinh làm bài kiểm tra. Việc chấm bài cho điểm của giáo viên chính xác, khoa học có tác dụng thiết thực giúp đỡ học sinh học tập, có tác dụng giáo dục. đối với các bài kiểm tra có yếu tố tự luận, bài kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình nhất thiết phải có lời phê ưu điểm, nhược điểm của học sinh về kiến thức, kỹ năng vận dụng, cách trình bày và chữ viết đối với học sinh.

Nhà trường đều coi việc đánh giá chất lượng học sinh là một biện pháp giáo dục quan trọng việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Việc thực hiện ở các trường THCS có những ưu điểm sau:

- Việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, thời gian trả bài, quy định về cách chấm, chữa, ghi lời phê…đa số giáo viên thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

- Hình thức, nội dung đề kiểm tra đã bám sát yêu cầu đổi mới.

- Việc tổ chức coi chấm bài đã ngày càng đi vào nền nếp, đảm bảo công bằng, khách quan và kỷ cương trường học.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cịn nhiều hạn chế, đó là:

- Chất lượng một số đề kiểm tra chưa cao: đề chưa bao quát kiến thức, chưa phân hóa được học sinh, chưa cân đối giữa các mức độ nhận thức thậm chí cịn sai sót về kiến thức, ra đề vào phần đã được cắt bỏ…

- Giáo viên các môn xã hội còn ngại ra đề với các câu hỏi mở đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức kỹ năng, phải biểu đạt chính kiến của bản thân mình vì sợ mất nhiều thời gian cơng sức

2.3.2.6. Thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp ở trường THCS Cổ Tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở cổ tiết tam nông phú thọ theo hướng đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)