1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh theo tiếp cận xã
Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS là:
- Trang bị cho học sinh THCS về đạo đức của xã hội đối với cá nhân, các yêu cầu biểu thị dưới dạng các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc đạo đức, các khái niệm đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các lý tưởng đạo đức ... để giúp cho HS ý thức được ý nghĩa, tính đúng đắn, giá trị của các hành vi đạo đức phù hợp với các yêu cầu để ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
- Hình thành cho HS kinh nghiệm đạo đức, thói quen đạo đức thông qua việc tổ chức cho các em tập dượt trong các hoạt động (học tập, lao động, công tác xã hội, sinh hoạt tập thể, ...). Thói quen hành vi đạo đức chỉ được hình thành và trở nên bền vững thơng qua hoạt động, mối quan hệ đa dạng với những người khác, trẻ em tự khẳng định, tự tin, đó là điều quan trọng trong việc ứng xử đạo đức.
Với mục tiêu trên, quản lí GDĐĐ cho HS THCS cần phải đề ra các biện pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS THCS, những biện pháp chủ yếu là:
- Quán triệt mục tiêu GDĐĐ cho HS THCS cho mọi đối tượng liên quan. - Đổi mới hình thức và phương pháp GDĐĐ nhằm đạt được mục tiêu GDĐĐ cho HS thông qua chú ý liên hệ nội dung mơn học có liên quan và tổ chức những hoạt động GDĐĐ đa dạng.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ GV chủ nhiệm và cán bộ tổng phụ trách đội.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng xã hội, phát huy vai trò đầu mối và chủ động của NT trong việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ.
- Tận dụng vai trị của phương tiện truyền thơng và thơng lưu cũng như vai trò của nhóm bạn trong phổ biến rộng rãi các chuẩn mực đạo đức gắn với mục tiêu GDĐĐ cho HS THCS.
- Huy động lực lượng xã hội kết hợp với nhà trường xây dựng các tiêu chí nhận diện mức độ đạt được mục tiêu GDĐĐ cho HS và tham gia đánh giá, tư vấn, tổ chức hoạt động GDĐĐ hiệu quả.