Biện pháp 2: Tổ chức đổi mới nội dung và phương thức hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 74 - 80)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức đổi mới nội dung và phương thức hoạt

giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường theo hướng bám sát yêu cầu mục tiêu năng lực, phẩm chất của học sinh được quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng mới.

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Như phần một số hạn chế được rút ra từ nghiên cứu thực trạng trong hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS của trường có đề cập về hạn chế trong việc chưa thật đổi mới tư duy trong việc lựa chọn nội dung ưu tiên và phương thức phù hợp đối với hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS theo tiếp cận xã hội hóa của trường. Chức năng tổ chức và chỉ đạo trong quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường chưa được chú ý đúng mức. Biện pháp này sẽ góp phần khắc phục phần nào hạn chế nêu trên.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Đối với HS THCS, GDĐĐ giúp cho HS có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân; có trách nhiệm với hành động của mình; u thương, tơn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, khơng đồng tình với cái ác, cái xấu. GDĐĐ thúc đẩy quá trình tự hồn thiện nhân; tơn trọng những qui định của nhà trường và pháp luật; biết chia sẻ, lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người; đặc biệt trong tình hình bạo lực học đường được các phương tiện truyền thông đề cập nhiều; nhà trường cần lưu ý thích đáng vấn đề có tính thời sự này…

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt việc lựa chọn phương thức GDĐĐ phù hợp với đối tượng HS THCS:

+ Như phần lí luận ở chương có trình bày, có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS trường THCS được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 loại sau đây:

Giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua các mơn học: Mơn học nào

cũng có mục tiêu thái độ và có một số mơn học nội dung có tác động trực tiếp đến nội dung GDĐĐ cho HS: Cần chú ý tận dụng chúng.

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức

tổ chức. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp HS trải nghiệm và hình thành các quan hệ đạo đức, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Thơng qua hoạt động này, HS có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong XH.

Giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua sự giáo dục với gia đình và

trong vấn đề GDĐĐ và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các CBQL và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc GDĐĐ cho HS, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và XH.

+ Hiện nay có nhiều phương pháp GDĐĐ cho HS trường THCS được sử dụng, nhưng cần chú ý các phương pháp sau đây:

Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS coi trọng

phương pháp nêu gương: Lứa tuổi HS THCS tuy đã có mức độ phát triển

nhất định nhưng nêu gương vẫn là phương pháp hữu dụng. Phương pháp này đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.

Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS thông qua

hoạt động trải nghiệm: Tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong những

tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử. Tạo điều kiện cho HS va chạm với thực tế để rút ra cho mình những bài học cần thiết trong giao tiếp, ứng xử xã hội.

- Chỉ đạo sát sao hơn hoạt động GDĐĐ cho HS của GV Hiệu trưởng trường THCS cần xác định rõ và quán triệt cho người GV về mục tiêu của GDĐĐ cho HS ở trường THCS. Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học, bám sát các yêu cầu GDĐĐ theo định hướng các phẩm chất cần đạt của HS. Hiệu trưởng phải hướng dẫn GV quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ xác định mục tiêu và biết tìm ra các biện pháp để đạt mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo GV tổ chức hoạt động dạy học theo hướng hình thành được cho HS phương pháp tự học để giáo dục tính chủ động, tự chủ, tính trách nhiệm…

- Quan tâm hơn việc quản lý quá trình học tập, rèn luyện đạo đức của HS trong trường THCS. Quản lý học tập, rèn luyện đạo đức của HS trường THCS bao gồm:

+ Tổ chức triển khai các hoạt động học tập, rèn luyện cho HS phù hợp với trình độ, đặc điểm của học sinh. Trong quá trình tổ chức học tập, chú ý bên cạnh việc lĩnh hội tri thức cần hình thành động cơ, thái độ và nhu cầu rèn luyện đạo đức cho HS trường THCS.

+ Chỉ đạo GVCN xây dựng nội dung học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh gắn với thực tiễn địa phương và yêu cầu của XH.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức gắn với kết quả mong đợi của chương trình và nội dung GDĐĐ cho HS.

- Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS.

Trong đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS, đội ngũ GV là chủ thể có vai trị trực tiếp đến chất lượng GD cũng như sự thành công của việc đổi mới phương pháp GD. Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS bao gồm các nội dung sau đây:

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho HS; kết hợp các phương pháp đặc thù của bộ môn và phương pháp sư phạm tích cực. Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học, tự tu dưỡng.

+ Tổ chức quán triệt cho GV về tinh thần đổi mới phương phương pháp GDĐĐ cho HS. Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm và thực hiện các dự án học tập hướng vào phát triển năng lực, tính chủ động và ý thức trách nhiệm của HS.

- Tổ chức tốt kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện các giá trị đạo đức của HS. Nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THCS bao gồm:

Xác định mục tiêu, các tiêu chí kiểm tra đánh giá GDĐĐ cho HS phù hợp với yêu cầu năng lực, phẩm chất của HS THCS. Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện đạo đức của HS ở trường THCS cần tham khảo những phẩm chất cần đạt được chương trình GDPT quy định cho HS

THCS để xác định các chỉ báo cần nhận diện thể hiện qua các hành vi cụ thể của HS THCS.

- Tổ chức tốt sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS. Để tổ chức tốt sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS, hiệu trưởng nhà trường thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Trước hết, xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh, giữa nhà trường với các lực lượng xã hội..

+ Chỉ đạo thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trên cơ sở kế hoạch đã đề ra, đảm bảo tổ chức thực hiện theo đúng mục đích, huy động đầy đủ nguồn lực và có kết quả và có hiệu quả.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS.

- Phát huy kết quả của GDĐĐ cho HS trường THCS. Kết quả của GDĐĐ cho HS liên quan đến việc thu thập thông tin về sự thay đổi hành vi của HS và sự đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường. Kết quả của GDĐĐ cho HS là những kiến thức của HS về đạo đức và hành vi đạo đức mà HS thể hiện phù hợp với chuẩn mực đạo đức gắn với mục tiêu GDĐĐ cho HS phổ thông. Chỉ đạo và tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn đưa ra ý kiến nhận xét và đánh giá hành vi đạo đức của HS dựa trên kết quả hoạt động học tập và rèn luyện. Sự tiến bộ trong hành vi ứng xử của HS trong hoạt động ở nhà trường và trong đời sống hàng ngày trong cộng đồng xã hội.

3.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

- Cần phân tích bối cảnh và đặc điểm lứa tuổi HS THCS trong giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lí cũng như tác động không mong muốn từ các yếu tố tiêu cực từ XH để xây dựng kế hoạch phát hiện kịp thời những biểu

hiện và hành vi dẫn đến vi phạm các chuẩn mực đạo đức để kịp thời chấn chỉnh và phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho HS.

- Tận dụng vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội cũng như coi trọng sự phối hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong đa dạng hóa nội dung và phương thức GDĐĐ, tránh áp đặt, giáo điều và coi trọng đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THCS.

- Mỗi lớp học nên có một đội ngũ cán bộ tự quản được các bạn trong lớp tơn vinh để tập hợp nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS trong lớp và giữ mối liên hệ hiệu quả với GVCN cũng như hội CMHS để có thể phản hồi kịp thời những biểu hiện lệch chuẩn nhằm kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ ở thời điểm HS nào đó có vấn đề về tâm lí hoặc bị xúc phạm.

- Tổ chức, chỉ đạo các lớp học có thể xây dựng hộp thư chung là nơi để học sinh nêu lên những kiến nghị, đề xuất, những thông tin phản hồi để nhà trường, giáo viên biết, qua đó có hướng giúp đỡ học sinh. Ngồi ra, các em được tham gia nhiều hoạt động từ thiện, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng để các em sẽ có điều kiện chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của chính mình, tạo nên khơng khí cởi mở, một mơi trường giáo dục thân thiện, an toàn để tạo điều kiện khuyến khích các em phát triển sự sáng tạo của bản thân.

- Tổ chức cho GV dạy các môn học có nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung GDĐĐ có những tiết dạy học hiệu quả để góp phần thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS thông qua các môn học.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng và các CBQL của nhà trường phải thông hiểu nội dung chức năng tổ chức, chỉ đạo trong hoạt động quản lí để có thể triển khai vào hoạt động cụ thể của mình.

- Hiệu trưởng có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đa dạng hóa phương thức GDĐĐ.

- Có khơng gian cho GV và HS phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm. - Chỉ đạo theo dõi sát sao và phối hợp với GV bộ môn để thực hiện xây dựng góc dạy học hiệu quả, sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS trần hưng đạo, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa theo tiếp cận xã hội hóa (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)